Tình hình nghiên cứu về gà ở Cộng hồ dân chủ nhân dân Lào

Một phần của tài liệu (Luận án tiến sĩ) Khả năng sản xuất của các tổ hợp lai giữa gà Hon Chu và gà Lương Phượng (Trang 47 - 49)

Phần 2 Tổng quan tài liệu

2.2. Tình hình nghiên cứu trong và ngoài nước

2.2.4. Tình hình nghiên cứu về gà ở Cộng hồ dân chủ nhân dân Lào

Cho tới nay, tại CHDCND Lào có rất ít các cơng trình nghiên cứu về các giống gà nói chung và chưa có một cơng trình nghiên cứu nào về gà nhập nội, cũng như lai tạo giữa gà bản địa của Lào và gà nhập nội.

Theo Khăm Pha Vông (2002) các giống gà bản địa nuôi tại miền Bắc, miền Trung và Nam Lào gồm: gà Nhộc (39,31%), gà Trè (27,69%), gà HC (11,55%), gà Đục Đăm (8,03%), gà U (6,17%), gà Chọi (6,10%) và gà Vải (1,15%).

Souksanith (2014) đã thực hiện điều tra khảo sát 1.587 con gà nuôi tại 30 hộ ở 3 bản ngoại vi Luang Prabang. Kết quả cho thấy gà HC được ni khá phổ biến (42,60%), tiếp đó là các giống gà Nhộc (23,69), gà Trè (8,52%), gà Đục Đăm (15,19%), cịn lại là gà lai hoặc khơng xác định được giống cụ thể.

Cũng theo Souksanith (2014), HC là giống gà có tầm vóc nhỏ, con trống có màu lơng trắng pha lẫn đen và đỏ, con mái có màu lơng trắng, đốm đen. Gà HC có màu da trắng; da chân vàng, nâu hoặc đen. Khối lượng 20 tuần tuổi của con trống và con mái tương ứng là: 780 và 670 g. Ở độ tuổi 8 - 10 tháng con trống nặng 1,3 - 1,5 kg và con mái 0,9 - 1,2 kg. Năng suất trứng: 62,13 quả/mái/năm; trứng có màu nâu, khối lượng trung bình 38,26 g.

Các nghiên cứu trên cũng chỉ ra sự cần thiết của việc lai giữa gà HC với các giống gà có năng suất cao, đặc biệt là về khả năng đẻ trứng nhằm nâng cao khả năng tăng đàn, cũng như khả năng cho thịt của gà bản địa của Lào.

32

ĐÁNH GIÁ CHUNG

Cơ sở khoa học của vấn đề nghiên cứu, tình hình nghiên cứu trong và ngoài nước cho thấy: khai thác và phát triển nguồn gen vật nuôi địa phương kết hợp với lai tạo giữa giống địa phương với giống nhập từ nước ngoài để tăng năng suất chăn nuôi là một hướng nghiên cứu đúng đắn.

Gà HC là một giống gà bản địa phổ biến ở CHDCND Lào, đặc biệt là vùng Luang Prabang nơi đang có những nhu cầu phát triển về kinh tế xã hội và du lịch. Tuy nhiên, cho tới nay vẫn chưa có một nghiên cứu nào đánh giá một cách tương đối đầy đủ về các đặc điểm ngoại hình, khả năng sinh trưởng và cho thịt, khả năng sinh sản của giống gà này. Vì vậy, cần tiến hành việc nghiên cứu nhằm đánh giá một cách đầy đủ về đặc điểm ngoại hình của gà HC, khả năng sản xuất của gà HC nuôi trong điều kiện chăn nuôi quảng canh tại các nông hộ, cũng như trong điều kiện chăn nuôi thâm canh với phương thức nuôi nhốt và sử dụng thức ăn hỗn hợp tại CHDCND Lào. Nghiên cứu này cũng sẽ đóng góp thêm tài liệu cho công tác bảo tồn nguồn gen các giống vật nuôi bản địa của CHDCND Lào.

Các kết quả nghiên cứu phát triển gà LP và lai giữa gà LP với các giống gà địa phương của Việt Nam cho thấy các tổ hợp lai giữa gà LP và gà địa phương của Việt Nam có năng suất cao, chất lượng thịt đáp ứng được nhu cầu thị trường tiêu thụ của Việt Nam.

Trên cơ sở các thành công về công tác lai tạo giữa gà LP với một số giống gà địa phương của Việt Nam, sử dụng gà LP lai với gà bản địa của Lào, trong đó có gà HC là một hướng nghiên cứu đúng đắn và cần thiết.

Thực hiện các tổ hợp lai giữa gà HC và gà LP nhằm đánh giá khả năng sản xuất của các tổ hợp lai này. Các kết quả nghiên cứu này sẽ tạo cơ sở cho công tác khai thác, phát triển nguồn gen kết hợp với lai tạo nhằm nâng cao năng suất thịt, trứng, góp phần tăng năng suất chăn ni gà, đáp ứng nhu cầu của thị trường tiêu thụ sản phẩm chăn nuôi đang ngày một tăng tại CHDCND Lào, đồng thời tăng thu nhập cho các nông hộ Lào.

Đề tài nghiên cứu của luận án được xây dựng dựa trên các luận cứ về vấn đề bảo tồn, khai thác, phát triển nguồn gen vật nuôi và lai tạo nhằm nâng cao năng suất chăn nuôi của CHDCND Lào.

33

Một phần của tài liệu (Luận án tiến sĩ) Khả năng sản xuất của các tổ hợp lai giữa gà Hon Chu và gà Lương Phượng (Trang 47 - 49)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(139 trang)