Công tác tiền lương, thưởng

Một phần của tài liệu LUẬN văn THẠC sĩ GIẢI PHÁP DUY TRÌ NGUỒN NHÂN lực MAY TẠI CÔNG TY PANKO TAM THĂNG (Trang 29 - 30)

6. Tổng quan vấn đề nghiên cứu

1.2.1. Công tác tiền lương, thưởng

Tiền lương là biểu hiện bằng tiền của bộ phận xã hội mà người lao động được sử dụng để bù đắp hao phí lao động của mình trong quá trình sản xuất nhằm tái sản xuất sức lao động. Tiền lương là nguồn thu nhập chủ yếu của công nhân viên chức, ngoài ra họ còn được hưởng chế độ trợ cấp xã hội trong thời gian nghỉ việc vì ốm đau, thai sản, tai nạn lao động... và các khoản tiền thưởng thi đua, thưởng năng suất lao động. Tiền lương là một đòn bẩy kinh tế quan trọng để nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh, tăng năng suất lao động, có tác dụng động viên và khuyến khích công nhân viên chức phấn khởi, tích cực lao động, nâng cao hiệu quả công tác. Tổ chức đặt mức lương cao, thấp hay theo mức lương trên thị trường. Chẳng hạn một số công ty muốn đứng đầu trong việc trả lương cao hơn các công ty khác. Các công ty này muốn thu hút nhân tài, bởi vì họ cho rằng trả lương cao hơn các tổ chức khác sẽ thu hút những người làm việc có khả năng cao hơn. Trả lương cao cũng thúc đẩy người lao động làm việc có chất lượng cao, năng suất lao động cao và vì thế chi phí lao động của một đơn vị sản phẩm sẽ thấp hơn.

Một số tổ chức khác lại áp dụng mức lương thịnh hành tức là mức lương trung bình mà hầu hết các tổ chức khác đang trả lương cho người lao

động. Vì họ cho rằng với cách đó vẫn thu hút được người lao động có trình độ lành nghề phù hợp với yêu cầu công việc, đồng thời vẫn duy trì được vị trí cạnh tranh của công ty bằng cách không nâng giá sản phẩm hoặc dịch vụ của công ty. Có tổ chức lại có chính sách trả lương thấp hơn mức lương hiện hành trên thị trường bởi vì: hoặc là tổ chức đang gặp khó khăn về tài chính, hoặc là ngoài tiền lương người lao động còn nhận được các khoản trợ cấp khác. Nhưng các công trình nghiên cứu đã chỉ rõ trả lương thấp không có nghĩa là tiết kiệm được chi phí, ngược lại tổ chức sẽ tốn kém hơn bởi vì người lao động làm việc không có năng suất, những người lao động giỏi sẽ rời khỏi công ty. Phúc lợi cho nguồn nhân lực là khoản tiền bù đắp khác với tiền lương hoặc tiền thưởng. Phúc lợi thể hiện sự quan tâm của doanh nghiệp đến đời sống của người lao động, có tác động kích thích lòng trung thành, gắn bó với doanh nghiệp. Phúc lợi cho nguồn nhân lực có tác dụng động viên tinh thần của công nhân thông qua các loại phúc lợi như hỗ trợ tiền mua nhà ở, xe đi lại, bảo vệ sức khỏe, hoạt động thể thao, du lịch, đọc sách báo... càng làm cho người lao động gắn bó với doanh nghiệp, nâng cao đời sống vật chất tinh thần, tăng năng suất lao động. Chương trình đó phải vừa có lợi cho người quản lý vừa có lợi cho người lao động. Sự chi tiêu cho phúc lợi phải đưa đến kết quả là tăng sản lượng, tăng năng suất, sự trung thành lớn hơn. Việc ứng dụng các chương trình phúc lợi phải như nhau, công bằng và vô tư. Các chính sách ứng dụng phúc lợi phải được xây dựng một cách khách quan và xác định một cách rõ ràng.

Một phần của tài liệu LUẬN văn THẠC sĩ GIẢI PHÁP DUY TRÌ NGUỒN NHÂN lực MAY TẠI CÔNG TY PANKO TAM THĂNG (Trang 29 - 30)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(100 trang)
w