6. Tổng quan vấn đề nghiên cứu
2.1. GIỚI THIỆU TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY PANKO TAM THĂNG
2.1.1. Giới thiệu tổng quan
Tập đoàn Dệt May Panko Hàn Quốc được thành lập năm 1984 và đến nay đã trở thành một trong những tập đoàn dệt may lớn và có uy tín nhất Hàn Quốc. Sau hơn 30 năm không ngừng đổi mối và phát triển, tập đoàn dệt may Panko đã có nhiều nhà máy sản xuất ở Hàn Quốc, Trung Quốc và Việt Nam. Tại Việt Nam, tập đoàn dệt may Panko đã thành lập công ty TNHH Panko Vina tại Bình Dương từ năm 2002 với tổng số lao động lên đến 10,000 người.
Để tiếp tục đầu tư và phát triển ở Việt Nam, tập đoàn dệt may Panko quyết định thành lập công ty TNHH MTV Panko Tam Thăng vào năm 2015 với quy mô 15,000 nhân công tại Khu công nghiệp Tam Thăng, thành phố Tam Kỳ, tỉnh Quảng Nam. Đi đôi với việc phát triển bền vững và giải quyết vấn đề lao động của tỉnh, Panko Tam Thăng nói riêng cũng như tập đoàn Panko nói chung không quên chăm sóc tốt và có những chính sách ưu đãi tốt nhất cho người lao động.
Tên gọi chính thức: CÔNG TY TNHH MTV PANKO TAM THĂNG Tên viết tắt : CÔNG TY PANKO TAM THĂNG
Địa chỉ: Lô số 1, KCN Tam Thăng, Xã Tam Thăng, Thành phố Tam Kỳ, Quảng Nam
Điện thoại: + 84 (0235) 3.838.111
Công ty bao gồm tổ hợp nhà máy may, dệt, nhuộm và hệ thống xử lý nước thải cho khu công nghiệp Tam Thăng. Ngành nghề kinh doanh của Công ty là sản xuất, kinh doanh xuất – nhập khẩu các sản phẩm sợi, dệt, nhuộm,
may mặc, nguyên liệu thiết bị ngành dệt may. Các loại sản phẩm của công ty hiện nay đang được xuất khẩu sang các thị trường như Mỹ, Nhật Bản, EU, Đài Loan, Hàn Quốc, Canada…
Hiện tại, Công ty có một đội ngũ cán bộ quản lý, cán bộ kỹ thuật và công nhân lành nghề, tạo ra sản phẩm đáp ứng mọi yêu cầu của khách hàng. Bên cạnh đó, Công ty cũng được chứng nhận về Trách nhiệm tuân thủ các tiêu chuẩn xã hội trong sản xuất hàng may mặc (SA- 8000) của các khách hàng lớn tại Mỹ như: Micheal Kors, Forever 21, Perry Ellis, Sears, Hansae, Li & Fung, JC Penny, Kohn, Valley View. Công ty cũng chủ trương mở rộng hợp tác với mọi đối tác trong và ngoài nước thông qua các hình thức liên doanh, hợp tác kinh doanh; gọi vốn các nhà đầu tư chiến lược để hợp tác lâu dài trên tinh thần bình đẳng các bên cùng có lợi.
2.1.2. Cấu trúc tổ chức của công ty
Qua sơ đồ cơ cấu tổ chức trên ta thấy Công ty tổ chức theo mô hình trực tuyến – chức năng. Mối quan hệ trực tuyến thể hiện sự tuân thủ theo nguyên tắc thống nhất chỉ huy của Công ty, đảm bảo cho sự quản lý trực tiếp của Tổng Giám đốc đến từng phòng, ban, từng xí nghiệp. Đây là cơ sở thực hiện các quy định của Tổng Giám đốc một cách nhanh chóng, đồng thời cũng nhận được sự phản hồi chính xác, nhanh chóng từ cấp dưới. Bên cạnh đó, cấp dưới cũng được giao quyền hạn để khai thác sự sáng tạo, chủ động trong công việc. Với mối quan hệ chặt chẽ như trên, mọi vấn đề phát sinh trong quản lý, sản xuất kinh doanh đều có thể được phát hiện kịp thời và được giải quyết một cách nhanh chóng, triệt để.
Tổng Giám đốc: Do Hội đồng quản trị bầu ra, có trách nhiệm quản lý hoạt động sản xuất của Công ty và chịu trách nhiệm về hoạt động sản xuất kinh doanh và đời sống của Công ty.
Hình 2.1 Sơ đồ cơ cấu tổ chức
HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ TỔNG GIÁM ĐỐC
GIÁM ĐỐCĐIỀU HÀNH MAY
XÍ NGHIỆP NHUỘM XÍ NGHIỆP MAY
III XÍ NGHIỆP MAY IV XÍ NGHIỆP DỆT
XÍ NGHIỆP MAY II
PHÒNG TIN HỌC PHÒNG ĐIỀU HÀNH SẢN XUẤT PHÒNG THU MUA PHÒNG KY THUẬT CÔNG NGHỆ PHÒNG XUẤT NHẬP KHẨU PHÒNG NHÂN SỰ PHÒNG KẾ TOÁN PHÒNG KY THUẬT CHẤT LƯỢNG GIÁM ĐỐC QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT GIÁM ĐỐC QUẢN LÝ ĐIỀU HÀNH
XÍ NGHIỆP MAY I
Ghi chú : Quan hệ lãnh đạo Quan hệ chức năng
Giám đốc về kết quả quản lý, chỉ đạo, điều hành việc đầu tư, cải tiến máy móc thiết bị, công nghệ và các hoạt động liên quan đến lĩnh vực kỹ thuật và các hoạt động được phân công phụ trách
Giám đốc quản lý hoạt động sản xuất: Chỉ đạo và duy trì công tác đánh giá và giám sát thực hiện hệ thống quản lý chất lượng nội bộ và cải tiến liên tục để không ngừng hoàn thiện. Giải quyết các vấn đề liên quan về kỹ thuật và chất lượng sản phẩm may mặc.Tham mưu và báo cáo cho Tổng Giám đốc về việc quản lý, chỉ đạo, điều hành các hoạt động sản xuất sản phẩm dệt và những trách nhiệm đã được phân công phụ trách
Giám đốc điều hành may: Thay mặt Tổng Giám đốc quản lý và giải quyết các vấn đề liên quan đến sản phẩm may mặc như: khai thác nguồn hàng đảm bảo sự tăng trưởng bền vững và nâng cao doanh lợi Công ty, tham gia đánh và lựa chọn nhà cung ứng, đôn đốc thực hiện các hợp đồng đã ký kết…
Phòng kỹ thuật - chất lượng may: Chịu trách nhiệm quản lý, điều hành các nhiệm vụ được Tổng Giám đốc giao về công tác kỹ thuật công nghệ, chất lượng nguyên phụ liệu đầu vào và sản phẩm đầu ra, quản lý máy móc thiết bị nhằm đảm bảo thực hiện tốt các yêu cầu sản xuất.
Phòng điều hành sản xuất may: Chịu trách nhiệm nhận đơn đặt hàng, lập kế hoạch sản xuất may và quản lý công nhân may.
Phòng thu mua: Tham mưu cho Ban Tổng Giám đốc trong việc đầu tư mua sắm các thiết bị may, nguyên vật liệu, phụ liệu đảm bảo về mặt kỹ thuật, tính năng sử dụng, hiệu quả và tiết kiệm.Đảm bảo phục vụ tốt các yêu cầu sản xuất về điện, nước, sửa chữa cơ khí, gia công phụ tùng thay thế trong toàn Công ty.
trong việc đầu tư mua sắm các thiếtbị dệt đảm bảo về mặt kỹ thuật, tính năng sử dụng, hiệu quả và tiết kiệm.Quản lý, điều hành công tác kỹ thuật công nghệ, vận hành máy móc thiết bị, thiết kế sản phẩm theo đúng yêu cầu của khách hàng và đề xuất nâng cao, đổi mới, thanh lý thiết bị.
Phòng xuất nhập khẩu: Chịu trách nhiệm tìm kiếm thị trường, bạn hàng để tiêu thụ hàng hóa.Thực hiện các nghiệp vụ xuất nhập khẩu hàng hóa.
Phòng nhân sự: Phụ trách tuyển dụng, quản lý nhân viên công nhân, có nhiệm vụ tính lương, bổ nhiệm cán bộ, tuyển chọn, đào tạo, lưu trữ hồ sơ cán bộ công nhân viên. Giải quyết các chế độ chính sách trong Công ty, kiểm tra việc thực hiện kỷ luật của Công ty. Chăm lo đời sống cán bộ công nhân viên trong Công ty, tổ chức các hoạtđộng văn hóa và phúc lợi xã hội.
Phòng kế toán:Chịu sự quản lý trực tiếp của Tổng Giám đốc, có nhiệm vụ cân đối thanh toán các khoản thu chi lãi lỗ, kết quả hoạt động kinh doanh và lập kế hoạch tài chính báo cáo trực tiếp cho Tổng Giám đốc.
Phòng Tin học: Quản lý, kiểm tra hệ thống máy móc, phần mềm cho công ty. Đảm bảo tính luân chuyển và an toàn dữ liệu giữa các phân xưởng, nhà máy và văn phòng chính.
Xí nghiệp may, xí nghiệp dệt, xí nghiệp nhuộm: Chịu trách nhiệm quản lý, điều hành, giám sát mọi hoạt động sản xuất tại xí nghiệp đảm bảo số lượng, chất lượng sản phẩm theo yêu cầu kỹ thuật/ hoặc yêu cầu của khách hàng.
2.1.3. Đặc điểm nguồn lực của công ty
Công ty có hệ thống văn phòng làm việc, nhà xưởng và dây chuyền sảnxuất đồng bộ, khép kín với gần 3000 máy móc, thiết bị khác nhau. Hệ thống nhàxưởng, thiết bị này được không ngừng cải tiến hoàn thiện và thay
trình hoặc các thiếtbị chuyên dùng khác.
Hiện tại Công ty có 6 xí nghiệp trực thuộc gồm:
+ Xí nghiệp dệt: Năng lực sản xuất gần 1000 tấn sản phẩm/năm gồm các chất liệu vải khác nhau
+ Xí nghiệp may 1, Xí nghiệp may 2, Xí nghiệp may 3, Xí nghiệp may 4 với hệ thống máy móc hiện đại và gần 4000 lao động đang làm việc đảm bảo năng suất gia công cho các đơn hàng của các khách hàng lớn như UNIQLO, MLB, Micheal Kors, …
+ Xí nghiệp nhuộm được trang bị các thiết bị đồng bộ tiên tiến có công suất trên 2 triệu sản phẩm/năm với có khả năng nhuộm các sản phẩm có màu nhuộm thân thiện với môi trường và các kiểu wash: Garment wash, Bio wash, ball wash, stone wash..
2.2. THỰC TRẠNG CÔNG TÁC DUY TRÌ NGUỒN NHÂN LỰC TẠICÔNG TY PANKO TAM THĂNG CÔNG TY PANKO TAM THĂNG
Để phục vụ việc phân tích thực trạng công tác duy trì lao động tại Công ty. Luận văn ngoài việc sử dụng các số liệu báo cáo tại Công ty từ năm 2017 đến 2019, còn tiến hành khảo với 450 phiếu điều tra, bao gồm 200 đối tượng là nhân viên gián tiếp (NV) và 250 công nhân (CN) để có số liệu nhằm phân tích thực trạng duy trì lao động tại Công ty thời gian qua
2.2.1. Thực trạng về công tác lương thưởng tại Công ty Panko Tam Thăng
2.2.1.1 Chính sách tiền lương
Tiền lương là giá cả của sức lao động và là một khoản thu nhập của người lao động. Một chế độ lương hợp lý phải đảm bảo dung hòa được lợi ích trái ngược nhau giữa người sử dụng lao động và người lao động một cách tốt nhất. Căn cứ vào chức năng, nhiệm vụ của doanh nghiệp, năng lực, trình độ
của từng người, công ty áp dụng chế độ trả lương theo quy chế tiền lương riêng phù hợp với, cấp bậc thợ và ngành nghề. Công ty xây dựng quy chế tiền lương tham gia Bảo hiểm xã hội (BHXH) để đóng bảo hiểm và thanh toán trợ cấp BHXH, Bảo hiểm y tế, chế độ nghỉ phép, lễ tết, hội họp, học tập chuyên môn. Quỹ tiền lương trả công cho người lao động theo hiệu quả công tác nhằm khuyến khích người lao động nâng cao năng suất và tinh thần lao động. Quy chế lương giúp cho việc phân phối tiền lương theo đúng mục đích nguyên tắc, công bằng góp phần tạo môi trường làm việc lành mạnh.
Nguyên tắc phân phối tiền lương: Công ty tổ chức đánh giá giá trị công việc của từng chức danh để trả lương thời gian theo ngày công làm việc thực tế trong tháng. Căn cứ mức độ hoàn thành nhiệm vụ Tổng Giám đốc quyết định thu nhập hàng tháng cho từng cán bộ lãnh đạo, quản lý, cán bộ chuyên viên, kỹ sư, cán sự, kỹ thuật viên, công nhân, nhân viên phục vụ của các phòng, ban, trạm, cửa hàng trực thuộc Công ty.
Công thức tính lương đối với nhân viên văn phòng:
T = (Lcd + Thq)/26 x N+ Lương khác + PC (nếu có). Trong đó:
- T: Tổng tiền lương tháng.
- Lcd: Mức lương theo chức danh công việc được xác định cho từng người.
- N: Ngày công làm việc thực tế.
- Thq: Tiền lương hiệu quả công việc (loại A = 100% Thq; loại B = 0 Thq).
- Lương khác: lương lễ, Tết, ngày nghỉ có lương tính theo lương cơ bản. - PC: Các khoản phụ cấp.
Tiêu chuẩn đánh giá hàng tháng để trả lương: Trưởng các đơn vị tổ chức đánh giá phân loại A, B cho CBCNV thuộc đơn vị quản lý.
công việc Thq, cụ thể:
a) Hoàn thành nhiệm vụ được phân công; chấp hành sự phân công của người phụ trách.
b) Chủ động nắm bắt và đề xuất giải pháp với người phụ trách để giải quyết các công việc phát sinh.
c) Không vi phạm an toàn lao động, Nội quy lao động.
d) Ngày công làm việc thực tế không thấp hơn 03 ngày/tháng so với ngày công kế hoạch (trừ công nghỉ phép, nghỉ việc riêng có hưởng lương). Không có công nghỉ vô lý do.
e) Đoàn kết, hợp tác, hỗ trợ đồng nghiệp cùng hoàn thành nhiệm vụ, thực hành tiết kiệm, chống lãng phí bằng những việc làm cụ thể hàng ngày tại đơn vị.
F ) Thực hiện đúng chế độ báo cáo theo quy định của Công ty.
* Loại B: Không hoàn thành nhiệm vụ, không được hưởng tiền lương hiệu quả công việc Thq trong trường hợp:
- Không hoàn thành một trong các chỉ tiêu của Loại A.
Công thức tính lương đối với công nhân:
Lương tháng = Lương sản phẩm + Lương sản phẩm lũy tiến + Lương sản phẩm điều động, phát sinh (nếu có) + Lương làm thêm giờ + Lương khác + Phụ cấp (nếu có).
Trong đó:
* Lương sản phẩm:
Lương sản phẩm = Số lượng sản phẩm thực hiện trong tháng x đơn giá.
* Lương sản phẩm lũy tiến: Là tiền lương trả cho những sản phẩm vượt định mức theo kế hoạch tuần của Giám đốc nhà máy giao cho các tổ sản xuất.
Tiền lương chi trả bằng 130.000 đồng/công.
* Lương làm thêm giờ:
Lương làm thêm = Lương mỗi giờ bình
quân X
50 %
X Sốgiờ làm thêm.
hoặc100 % hoặc200 %
Phần lương làm thêm đã được trả 100% trong đơn giá sản phẩm, công thức trên chỉ tính phần chênh lệch làm thêm giờ 50% đối với ngày thường, 100% đối với ngày nghỉ hàng tuần, 200% đối với ngày lễ, Tết, ngày nghỉ có hưởng lương cộngthêm tiền lương ngày lễ, Tết, ngày nghỉ có hưởng lương tính theo lương cơ bản của người lao động.
* Lương khác: bao gồm lương nghỉ Tết, lễ, phép, việc riêng có lương, nghỉ ngừng việc, nuôi con nhỏ dưới 12 tháng tuổi, phụ nữ có thai từ tháng thứ 7 trở lên, vệ sinh cá nhân của lao động nữ được tính theo lương cơ bản từng người. Những chế độ khác áp dụng theo Bộ luật Lao động và các văn bản hướng dẫn của pháp luật lao động hiện hành.
* Phụ cấp: là khoản phụ cấp trách nhiệm, phụ cấp ca đêm áp dụng theo Bộ luật Lao động và các văn bản hướng dẫn của pháp luật lao động hiện hành.
Cách trả lương của Công ty có những ưu và nhược điểm như sau:
Ưu điểm:
- Về hình thức trả lương theo ngày công của công ty, nó đã mang những ưu điểm của hình thức trả lương theo thời gian. Đó là khuyến khích nhân viên tận dụng triệt để thời gian làm vi ệc trong tháng, tiền lương được phân theo cấp bậc, trình độ chuyên môn rõ ràng, vì vậy đã quán triệt được nguyên tắc trả lương công bằng, đơn giản, chính xác. Khi ti ền lương tăng theo trình độ chuyên môn sẽ tạo động lực cho nhân viên cố gắng phấn đấu học tập để nâng cao nghiệp vụ cũng như kinh nghiệm của mình vì như vậy đồng nghĩa với việc tiền lương của họ cũng tăng lên. Bên cạnh đó cũng quán triệt về mặt thời
thẳng vào lương thời gian của người đó.
- Trả lương theo sản phẩm tạo động lực cho người lao động hăng say sản xuất nâng cao năng suất và đáp ứng kịp thời khi nguồn nhân lực cũng như công suất chưa đáp ứng được nhu cầu. Hình thức trả lương này là hoàn toàn phù hợp với đặc thù ngành và tính chất công việc theo hợp đồng của công ty. Hơn nữa công ty cũng giảm bớt được gánh nặng công việc, nâng cao năng suất, không phải quản lý chặt chẽ thời gian cũng như một số vấn đề khác.
Nhược điểm:
- Do tiền lương phụ thuộc rất lớn vào thời gian lao động dẫn đến tình trạng có một số nhân viên chỉ đến công ty làm việc cho đủ ngày công, làm việc khônghăng say, kết quả cũng như chất lượng công việc không được chú trọng. Tình trạng nhân viên vừa làm vừa chơi, nói chuyện trong giờ, trong giờ làm việc còn ra ngoài làm việc riêng vẫn xảy ra, điều này gây rất lãng phí thời gian. Công việc chưa gắn với trách nhiệm rõ ràng của từng nhân viên nên không tạo động lực nâng cao trách nhiệm cho nhân viên.
- Trả lương theo sản phẩm làm cho công nhân chạy theo số lượng mà không quan tâm đến chất lượng gây khó khăn trong quá trình kiểm tra và uy tín của công ty. Việc làm khoán cũng có tính chất phụ thuộc theo hợp đồng mà công ty ký kết được nên tính ổn định không cao
Bảng 2.1: Tiền lương bình quân của người lao động qua 3 năm 2017 - 2019 Đơn vị tính: triệuđồng/người/tháng Chỉ tiêu Năm 2017 Năm 2018 Năm 2019 So sánh(%) 2018/2017 So sánh(%) 2019/2018 Tiền lương bình
quân của Công ty
Có thể nói, dù ở thời đại nào thì tiền lương vẫn giữ một vai trò quan