2. PHÂN TÍCH CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN GIÁO DỤC VIỆT NAM TRONG THỜI KỲ MỚI VÀ LIÊN HỆ VIỆC ĐỔI MỚI GIÁO DỤC BẬC
2.2.4. Nâng cao chất lượng giáo dục
- Phối kết hợp tốt 3 môi trường: gia đình - nhà trường - xã hội trong việc giáo dục học sinh; phối hợp mời Hội cựu chiến binh, Đoàn thanh niên, Hội phụ nữ, Hội cựu giáo chức về nói chuyện chuyên đề nhân các ngày lễ, ngày kỉ niệm.
Xây dựng hệ thống mạng Internet kết nối phòng học tiếng Anh, mua bổ sung và sử dụng hiệu quả các trang thiết bị dạy và học ngoại ngữ được trang bị, khuyến khích giáo viên sưu tầm tư liệu có ứng dụng công nghệ thông tin vào dạy học; tăng cường tổ chức và nâng cao chất lượng dạy học Tiếng Anh với người nước ngoài, chất lượng các câu lạc bộ tiếng Anh, các hoạt động giao lưu nghe, nói tiếng Anh.
Đẩy mạnh chất lượng dạy học Tin học theo Chương trình giáo dục phổ thông ban hành kèm theo Quyết định số 16/2006/QĐ-BGDĐT ngày 05/5/2006 của Bộ Giáo dục và Đào tạo; Đẩy mạnh các hoạt động giáo dục có nội dung Tin - Công nghệ thông tin dưới hình thức Câu lạc bộ để học sinh được tiếp cận, hình thành các kỹ năng học tập, nghiên cứu sáng tạo, tương lai trở thành công dân toàn cầu.
Tập trung chỉ đạo việc quản lý, tổ chức dạy học và đánh giá, xếp loại học sinh theo Thông tư 30/2014 và Thông Tư 22/2016/TT-BGDĐT; tiếp tục đổi mới phương pháp dạy học, chú trọng giáo dục đạo đức, kĩ năng sống cho học sinh; tăng cường cơ hội tiếp cận giáo dục cho trẻ em có hoàn cảnh khó khăn. Giáo dục học sinh khuyết tật phải phù hợp đối tượng. Chủ động điều chỉnh linh hoạt về tổ chức dạy học, nội dung, phương pháp dạy học, đánh giá, xếp loại học sinh khuyết tật.
Xây dựng văn hóa đọc trong nhà trường tạo cho học sinh có thói quen: đọc tự nguyện, đọc thường xuyên và đọc với sự thích thú ở trường cũng như ở nhà. Lắng nghe người lớn hoặc bạn đọc, thực hành việc đọc với các bạn khác, thảo luận về sách, đọc sách phù hợp với trình độ, được động viên và khuyến khích đọc. Đây là một trong những nhiệm vụ để nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện cho học sinh.
Phân công giáo viên dạy phù hợp năng lực, sở trường để phát huy thế mạnh chuyên môn của từng người (lựa chọn những giáo viên có năng lực chuyên môn, có tinh thần trách nhiệm, có nhiệt huyết tham gia bồi dưỡng các CLB; xây dựng chương trình bồi dưỡng cụ thể chi tiết ở tùng khối lớp, bộ môn).
Hướng dẫn, giúp đỡ, động viên giáo viên tích cực đổi mới PPDH, tăng cường ứng dụng CNTT vào dạy học; đầu tư kinh phí để bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ, mua sắm tài liệu chuyên môn phục vụ cho công tác bồi dưỡng.
Tăng cường các hoạt động tự chủ của học sinh, các hoạt động câu lạc bộ và tổ chức các hoạt động trải nghiệm sáng tạo thiết thực, có ý nghĩa, tránh lãng phí. Chỉ đạo nghiêm túc công tác ra đề kiểm tra định kỳ theo Thông tư 22/2016/TT-BGDĐT, việc nhận và bàn giao chất lượng cuối năm học một khách quan, thực chất và nêu cao vai trò trách nhiệm của mỗi giáo viên.
Hỗ trợ kinh phí học tập cho học sinh có hoàn cảnh khó khăn; phối hợp với gia đình để nhằm tạo điều kiện tốt nhất cho con em học tập.
Hằng năm, chỉ đạo, tổ chức tuyên dương khen thưởng kịp thời, xứng đáng cho giáo viên và học sinh đạt thành tích cao.