Các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả tín dụng

Một phần của tài liệu 0932 nâng cao hiệu quả tín dụng của NH TMCP các doanh nghiệp ngoài quốc doanh việt nam đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ luận văn thạc sĩ kinh tế (Trang 25 - 30)

Để đánh giá hiệu quả hoạt động tín dụng của mình đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ, các ngân hàng đã đưa ra các nhóm chỉ tiêu để đánh giá cả về qui mô, tốc độ tăng trưởng, chất lượng tín dụng và cả lợi nhuận mà hoạt động tín dụng mang lại cho ngân hàng. Nó bao gồm những chỉ tiêu cơ bản sau:

1.2.2.1 Nhóm các chỉ tiêu định tính

- Đáp ứng tốt nhất những nhu cầu của khách hàng: mỗi một khách hàng đều có nhu cầu tín dụng khác nhau như số tiền vay, thời hạn vay, mục đích vay.Vì vậy, các NHTM phải có một đội ngũ cán bộ không những có nghệ thuật giao tiếp tốt mà còn phải tinh thông về nghiệp vụ để qua tiếp xúc sẽ tư vấn cho khách hàng vay vốn một cách hợp lý nhất. Mặt khác, để thu hút khách hàng các NHTM cũng cung cấp cho khách hàng nhiều sản phẩm và dịch vụ hấp dẫn bằng nhiều hình thức như lãi suất thấp, thời gian giải quyết món vay nhanh, tăng tỷ lệ cho vay trên tài sản bảo đảm. Nếu thực hiện tốt những vấn đề trên thì hoạt động cho vay của NHTM sẽ được đánh giá cao và từ đó thu hút được nhiều khách hàng tốt, góp phần nâng cao chất lượng tín dụng cho các NHTM.

- Trong quan hệ tín dụng phải tuân thủ các nguyên tắc cơ bản sau

Ngân hàng chỉ cho vay khi khách hàng chứng minh được phương án sử dụng tiền vay có hiệu quả và được ngân hàng chấp nhận.

Khách hàng phải cam kết sử dụng vốn vay đúng mục đích và cung cấp đầy đủ hồ sơ sau cho vay và tạo điều kiện tốt nhất cho ngân hàng khi kiểm tra sau cho vay.

Khách hàng phải cam kết hoàn trả gốc và lãi vay đúng theo thoả thuận trong hồ sơ tín dụng.

Trong tất cả các nghiệp vụ của NHTM thì nghiệp vụ tín dụng là mang lại nhiều lợi nhuận cho ngân hàng nhất, tuy nhiên nó cũng chưa đựng rất nhiều rủi ro. Vì thế, việc thẩm định khách hàng một cách kỹ lưỡng và thực hiện đúng quy trình quy chế sẽ làm giảm thiểu những rủi ro và từ đó làm tăng chất lượng tín dụng cho mỗi ngân hàng.

1.2.2.2. Nhóm các chỉ tiêu định lượng

Khi đánh giá về chất lượng tín dụng thì tỷ lệ nợ xấu và nợ có khả năng mất vốn là quan trọng nhất. Tỷ lệ này càng nhỏ thì chất lượng của khoản vay càng tốt. Khi các NHTM cấp tín dụng cho khách hàng thì khoản tín dụng đó phải được hoàn trả một cách đầy đủ và đúng hạn như đã cam kết. Nếu không, điều này sẽ vi phạm nguyên tắc quan trọng nhất trong tín dụng là có vay có trả. Khi đó khoản vay sẽ được ngân hàng chuyển sang nợ quá hạn (với lãi suất bằng 150% lãi suất trong hạn), và được xếp vào là khoản vay có vấn đề, điều đó có nghĩa là tính an toàn của khoản vay rất thấp.

- Tỷ lệ nợ xấu

Tỷ lệ nợ xấu là tỷ lệ phần trăm giữa nợ xấu và tổng dư nợ của NHTM ở một thời điểm nhất định, thường là cuối tháng, cuối quý, cuối năm. Chỉ tiêu này được tính theo công thức:

,ʌ X N ợxâu ...

Tỷ lệ nợ xâu =j ■■■«______.________. x 100%

` ` Tong dư nợ tín dụng

Theo cách phân loại theo Quyết định số 493/2005/QĐ-NHNN ngày 22/04/2005 về việc ban hành quy định về phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro tín dụng trong hoạt động ngân hàng của TCTD và Quyết định số 18/2007/QĐ-NHNN ngày 25/04/2007 về việc sửa đổi bổ xung một số điều của Quyết định 493 của Thống đốc Ngân hàng nhà nước Việt Nam. Trong đó nợ quá hạn được chia làm 05 nhóm sau:

Nhóm 1 (nợ đủ tiêu chuẩn) bao gồm: các khoản nợ trong hạn mà TCTD đánh giá là có khả năng thu hồi cả gốc và lãi đúng hạn; các khoản nợ quá hạn dưới 10 ngày và TCTD đánh giá là có khả năng thu hồi cả gốc và lãi đúng hạn. Nhóm 2 (nợ cần chú ý) bao gồm: các khoản nợ quá hạn từ 10 ngày đến 90 ngày; các khoản nợ điều chỉnh kỳ hạn trả nợ lần đầu.

Nhóm 3 (nợ dưới tiêu chuẩn) bao gồm: các khoản nợ quá hạn từ 91 ngày đến 180 ngày; các khoản nợ được miễn giảm lãi do khách hàng không đủ khả

năng trả lãi đầy đủ theo hợp đồng tín dụng.

Nhóm 4 (nợ nghi ngờ) bao gồm: các khoản quá hạn từ 181 ngày đến 360 ngày; các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần thứ 2.

Nhóm 5 (nợ có khả năng mất vốn) bao gồm: các khoản nợ quá hạn trên 360 ngày; các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn lần thứ 3; các khoản nợ khoanh, nợ chờ xử lý.

Như vậy, theo Quyết định trên thì nợ xấu được xác định là nợ thuộc các nhóm 3, 4 và 5.

Tỷ lệ nợ xấu là một chỉ tiêu quan trọng để đánh giá độ an toàn tín dụng cũng như đánh giá hiệu quả tín dụng của ngân hàng. Một khi ngân hàng có quá nhiều khoản nợ xấu, tỷ lệ nợ xấu ở mức cao, ngân hàng sẽ có nguy cơ không thu hồi được nợ vay, dẫn đến khả năng mất vốn... qua đó ảnh hưởng tới khả năng thanh toán và hiệu quả kinh doanh của ngân hàng.

Tuy nhiên trên thực tế, bất cứ doanh nghiệp nào trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh cũng có thể gặp rủi ro, những rủi ro đó có thể mang tính khách quan hay chủ quan nhưng đều dẫn đến tình trạng chậm trả gốc và lãi vay cho ngân hàng. Do đó, các ngân hàng thường chấp nhận một tỷ lệ nợ xấu nhất định được coi là giới hạn an toàn. Mức giới hạn tỷ lệ nợ xấu ở mỗi nước là khác nhau, riêng ở Việt Nam hiện nay chấp nhận tỷ lệ này là 3%.

- Tỷ lệ nợ có khả năng mất vốn

Tỷ lệ nợ có khả năng mất vốn là tỷ lệ phần trăm giữa dư nợ tín dụng có khả năng mất vốn trên tổng dư nợ tín dụng. Tỷ lệ này được xác định theo công thức:

,,,, w Ấ, Ấ Dư nợ tín dụng có khả năng mất vốn

Tỷ lệ nợ có khả năng mất vốn = .∣,λ__._____.________ x 100%

b Tong dư nợ tín dụng

các khoản nợ thuộc nhóm 5 theo cách phân loại nợ được quy định tại trong Quyết định số 493/2005/QĐ-NHNN và Quyết định số 18/2007/QĐ-NHNN ngày 25/04/2007.

Tỷ lệ này cho phép ngân hàng có thể đánh giá chi tiết hơn về độ an toàn tín dụng. Cũng giống như tỷ lệ nợ xấu, các ngân hàng luôn cố gắng giảm tỷ lệ này tới mức thấp nhất có thể.

b) Chỉ tiêu về tăng trưởng tín dụng

Được tính bằng cách lấy dư nợ năm sau trừ đi dư nợ năm trước và chia cho

dư nợ năm trước. Chỉ tiêu này phản ánh tốc độ tăng trưởng dư nợ qua các năm.

Tỷ lệ tăng trưởng Dư nợ tín dụng năm sau - dư nợ tín dụng năm trước

dư nợ tín dụng Dư nợ tín dụng năm trước x %

Tỷ lệ này lớn hơn không, có thể kết luận rằng dư nợ năm sau đã có sự mở rộng hơn năm trước. Điều này phản ánh sản phẩm cho vay mà ngân hàng đang cung cấp thực sự thu hút và lôi kéo được khách hàng. Như vậy, có thể thấy nhu cầu của khách hàng được đáp ứng tốt và đó cũng chính là chất lượng tín dụng đã được nâng cao.

c) Chỉ tiêu lợi nhuận từ hoạt động tín dụng

Mức sinh lời vốn tín dụng được xác định theo công thức:

,,, . , Ấ , , Lợi nhuận từ hoạt động tín dụng ________

Mức sinh lời von tín dụng = rτ,x___.____.______ʌ x 100%

` te Tong dư nợ bình quân

Trong đó, lợi nhuận từ hoạt động tín dụng được xác định là mức chênh lệch giữa chi phí đầu vào (lãi suất huy động) và thu lãi đầu ra. Để đơn giản trong việc tính toán, ở luận văn này, người viết sử dụng số liệu lợi nhuận từ hoạt động tín dụng là lợi nhuận trước thuế.

và cho biết khả năng sinh lời của hoạt động tín dụng. Mức sinh lời vốn tín dụng cho biết cứ một đồng dư nợ tín dụng bình quân sẽ tạo ra mấy đồng thu nhập từ hoạt động tín dụng. Khi mức sinh lời vốn tín dụng càng cao có nghĩa là khả năng sinh lời từ tín dụng càng lớn, hiệu quả tín dụng càng cao, ngược lại khi chỉ tiêu này ở mức thấp, chứng tỏ các khoản vay không sinh lời, đồng nghĩa với hiệu quả tín dụng chưa tốt. Mục tiêu cuối cùng của bất cứ môt doanh nghiệp nào cũng là tăng lợi nhuận, tăng giá trị tài sản chủ sở hữu, ngân hàng cũng vậy, ngân hàng luôn tìm cách tăng mức sinh lời vốn tín dụng nhằm tăng hiệu quả cũng như thu nhập của mình. Nhưng tỷ lệ sinh lời vốn tín dụng cao không có nghĩa là ngân hàng đang an toàn trong hoạt động. Do vậy ngân hàng cần phải có sự xem xét kết hợp với các chỉ tiêu khác nhất là các chỉ tiêu an toàn vốn.

Một phần của tài liệu 0932 nâng cao hiệu quả tín dụng của NH TMCP các doanh nghiệp ngoài quốc doanh việt nam đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ luận văn thạc sĩ kinh tế (Trang 25 - 30)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(115 trang)
w