Kết quả hoạt động kinh doanh của VPBank

Một phần của tài liệu 0932 nâng cao hiệu quả tín dụng của NH TMCP các doanh nghiệp ngoài quốc doanh việt nam đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ luận văn thạc sĩ kinh tế (Trang 44 - 105)

2.1.3.1. Hoạt động huy động vốn

Huy động vốn là một hoạt động được VPBank rất chú trọng. Với chủ trương duy trì và tăng trưởng nguồn vốn từ thị trường 1 (tiền gửi tiết kiệm của dân cư và tiền gửi thanh toán) để giữ vững thị phần, an toàn thanh khoản và bổ sung nguồn vốn cho vay. VPBank đã rất nỗ lực trong việc đa dạng hoá các sản phẩm huy động vốn và được xem là ngân hàng khá năng động trong việc đưa ra các chương trình khuyến mãi, sản phẩm huy động vốn độc đáo, hấp dẫn, đáp ứng đúng tâm lý người dân. Chính vì vậy nguồn vốn huy động của VPBank luôn tăng trưởng qua các năm, được thể hiện qua bảng sau:

Bảng 2.1: Các chỉ tiêu về hoạt động huy động vốn của VPBank

18,000,000 16,000,000 14,000,000 12,000,000 10,000,000 8,000,000 6,000,000 4,000,000 2,000,000 0

Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009

□ Ngồn vốn huy động □ Ngắn hạn □ Trung và dài hạn

7

Dư nợ cho vay 5,006,598 152

%

13,323,681 266% 12,923,971 97

% Lợi nhuận từ hoạt

động tín dụng 231,20 0 159 % 468,500 203% 158,000 34 %

Năm 2009, lãi suất huy động đã dần ổn định hơn nhờ sự ổn định của lãi suất cơ bản. Tuy nhiên do lãi suất thấp nên khó thu hút được nguồn vốn huy động từ dân cư. Hơn nữa nguồn vốn cũng đã chuyển dịch sang nhiều kênh đầu tư hấp dẫn hơn như thị trường chứng khoán, bất động sản, vàng... Biến động lãi suất không còn căng thẳng như năm 2008 nhưng cạnh tranh trong lĩnh vực huy động vốn càng quyết liệt hơn. Các ngân hàng đua nhau mở ra các chương trình khuyến mại hấp dẫn nhằm thu hút khách hàng.

Trong bối cảnh đó, VPBank đã chủ động điều hành lãi suất huy động linh hoạt, phù hợp với diễn biến của thị trường, đảm bảo khả năng tự chủ về nguồn vốn. Với những chương trình khuyến mãi như “Đi tìm triệu phú bạch kim”, “Quà tặng từ VPBank”, “Tiền gửi bù lạm phát”, “Lãi cao trúng lớn” đồng thời nâng cao chất lượng dịch vụ, kéo dài thời gian giao dịch, giao dịch thông trưa... đã thu hút được một lượng khách gửi tiền khá lớn. Tính đến thời điểm 31/12/2009, tổng nguồn vốn huy động của VPBank là 15,853,000 triệu đồng, tăng 4% so với năm 2008. Sở dĩ nguồn vốn huy động tăng ít đó là do một mặt là khó khăn chung của thị trường, mặt khác VPBank đã giảm nguồn vốn huy động từ thị trường 2, nguồn vốn huy động tại thị trường 1 vẫn ổn định và tăng 11% so với cùng kỳ năm ngoái. Nhưng thành công lớn nhất trong việc huy động vốn của năm 2009 chính là việc duy trì và ổn định nguồn vốn huy động tại thị trường 1, đưa tỷ trọng vốn huy động tại thị trường 1 lên đến 91%. Điều này giúp VPBank tự chủ được nguồn vốn và đảm bảo thanh khoản.

Việc VPBank duy trì được nguồn vốn ổn định từ dân cư và các tổ chức kinh tế đã chứng minh được sức cạnh tranh và hiệu quả của các giải pháp quyết liệt, kịp thời trong chính sách thu hút tiền gửi.

2.1.3.2. Hoạt động tín dụng

Trong giai đoạn từ 2004-2007, hoạt động tín dụng của VPBank đã có sự biến đổi tích cực về chất và lượng, mức độ tăng trưởng tín dụng đã phù hợp với năng lực của cán bộ tín dụng và khả năng quản lý của ngân hàng. Hoạt động tín dụng của VPBank luôn được giữ vững theo phương châm “bảo thủ”, tức là VPBank không tăng trưởng tín dụng nóng mà xác định tăng trưởng phải hướng tới một cơ cấu tín dụng cân đối, hợp lý phù hợp với cơ cấu nguồn... Do vậy, tốc độ phát triển tín dụng trong giai đoạn này luôn đạt mức tăng trưởng rất tốt.

Trong năm 2009, một năm được đánh giá là vô cùng khó khăn của nền kinh tế thế giới và Việt Nam. Các định chế tài chính khổng lồ như Citigroup, Goldman, UBS. với các hệ thống phòng ngừa rủi ro tiên tiến và hiện đại nhất cũng không tránh khỏi những tổn thất nặng nề đồng thời đã, đang và sẽ tiếp tục cheo leo trên bờ vực phá sản, do đối mặt với khủng hoảng thanh khoản và khủng hoảng tín dụng. Chính vì vậy, hoạt động tín dụng của các NHTM nói chung và VPBank nói riêng cũng gặp rất nhiều bất lợi. VPBank không những khó khăn về nguồn vốn giải ngân (do nguồn huy động phải dùng để đảm bảo khả năng thanh toán) mà còn chịu sức ép từ NHNN do chính sách lãi suất không hợp lý (trần lãi suất quá thấp), nên nhiều lúc ngân hàng không thể giải ngân được. Số liệu cụ thể được thể hiện trong bảng dưới đây.

Bảng 2.2: Các chỉ tiêu về hoạt động tín dụng của VPBank

Năm 2007 Thực hiện 2007/2006 Năm 2008 Thực hiện 2008/2007 Năm 2009 Thực hiện 2009/2008 Doanh số chuyển tiền 7,33

1 122 % 10,116 138 % 8,792 87% Thu phí dịch vụ 2 ^ 132 % 2.8 9 145 % 2.24 1 78%

Biểu đồ 2.2: Các chỉ tiêu về hoạt động tín dụng qua các năm

Dự báo trước được khó khăn chung của nền kinh tế sẽ ảnh hưởng đến hoạt động của ngân hàng nên ngay từ đầu năm, VPBank đã kịp thời xác định mục tiêu căn bản của năm 2009 là đảm bảo an toàn hoạt động, siết chặt hoạt động tín dụng để hạn chế rủi ro. Do ưu tiên mục tiêu là hạn chế rủi ro nên tăng trưởng tín dụng toàn hệ thống tính đến 31/12/2009 đạt gần 13.000 tỷ đồng, giảm 3% so với năm 2008 và bằng 65% kế hoạch đã đề ra.

Về chất lượng tín dụng, trong giai đoạn từ 2004-2007 luôn được duy trì với tỷ lệ rất thấp. Trong giai đoạn này, VPBank cũng có nhiều cố gắng trong việc thu hồi và xử lý nợ xấu bằng những biện pháp khác nhau, giảm được đáng kể tỷ lệ nợ xấu. Số liệu thực tế cho thấy nợ xấu của VPBank giảm mạnh qua các năm. Tỷ lệ nợ xấu trên tổng dư nợ qua các năm 2006, 2007 và 2008 lần lượt là 0,84, 0,58% và 0,49%, thấp hơn nhiều so với tỷ lệ nợ xấu chung của ngành ngân hàng Việt Nam và tỷ lệ nợ quá hạn NHNN cho phép. Tuy nhiên trong năm 2009 mặc dù đã dự tính được tình hình, chất lượng tín dụng của hệ thống cũng đã đặc biệt được chú trọng nhưng tỷ lệ nợ xấu chỉ được duy trì tốt trong 3 quý đầu năm (tỷ lệ nợ xấu toàn ngân hàng cuối tháng 9/2009 là 1,76%). Đến cuối năm 2009 tỷ lệ này đã tăng tới mức 3,4%/tổng dư nợ, cao hơn tỷ lệ nợ xấu bình quân của toàn ngành (2,2%).

2.1.3.3. Các hoạt động dịch vụ a. Hoạt động thanh toán trong nước

Trong những năm 2007 và 2008, VPBank đã đẩy mạnh việc mở rộng mạng lưới trên toàn quốc và thành công trong việc áp dụng phần mềm T24 trong hoạt động giao dịch. Chính vì vậy việc chuyển tiền trong nước thông qua VPBank ngày càng trở nên thuận tiện và nhanh chóng.

Bảng 2.3: Doanh số chuyển tiền qua các năm của VPBank

Biểu đồ 2.3: Doanh số chuyển tiền và phí dịch vụ qua các năm

Qua số liệu trên ta thấy, doanh số chuyển tiền từ năm 2006 đến 2008 tăng cả về doanh số và thu phí. Nhưng năm 2009 do khó khăn chung của nền kinh tế, mặc dù VPBank đã đầu tư công nghệ hiện đại và mạng lưới chi nhánh rộng nhưng doanh số vẫn giảm 13% và phí giảm 22% so với năm 2008.

b. Hoạt động dịch vụ thẻ

200 Trị giá L/C nhập khẩu mở trong kỳ_______________ 61,04 9 160% 87,30 2 143% 55,000 63%

chưa đầy ba năm triển khai, đến nay VPBank đã đưa ra thị trường 5 sản phẩm thẻ bao gồm một thẻ nội địa (Autolink) và bốn thẻ quốc tế (VPBank Platinum EMV MasterCard Debit, Credit và VPBank MC2 EMV MasterCard Debit, Credit) với công nghệ chip bảo mật hiện đại vào bậc nhất tại Việt Nam. Số lượng thẻ phát hành và điểm chấp nhận thẻ cũng tăng nhanh. Hiện VPBank đã phát hành được 48.039 thẻ Autolink, tăng gấp 5 lần so với cuối năm 2008. Thẻ Platinum phát hành đạt 1.302 thẻ, tăng 73% so với cuối năm 2008. Thẻ MC2 phát hành được 5.381 thẻ, trong đó có 3.337 thẻ Credit, còn lại là thẻ E-card.

c. Dịch vụ chuyển tiền Western Union (WU)

Trong những năm qua VPBank cũng đã đẩy mạnh hoạt động tái cấu trúc lại nhân sự và bộ máy quản lý của Trung tâm chuyển tiền WU, đặt dưới sự điều hành trực tiếp của Ban tổng giám đốc, vì vậy hoạt động của trung tâm này luôn đạt hiệu quả tốt. Tính đến hết năm 2008, doanh số chi trả kiều hối các loại đạt gần 30 triệu USD, tăng 64% so với năm 2007. Tổng số điểm đại lý chi trả kiều hối là 390 điểm, tăng 158 điểm so với năm trước. Tổng số phí được hưởng năm 2008 đạt gần 500 ngàn USD, tương đương gần 8 tỷ đồng, tăng 68% so với năm 2007. Sang năm 2009, mặc dù hoạt động trong môi trường kinh tế khó khăn nhưng hoạt động của Trung tâm WU đã đạt được những thành quả đáng ghi nhận. Đó là doanh số chi trả WU năm 2009 đạt hơn 46,9 triệu USD, tăng 56,33% so với cùng kỳ năm ngoái, trong đó VPBank trực tiếp chi trả hơn 21,5 triệu USD. Tổng món chi trả năm 2009 đạt 76.276 món. Doanh số chuyển tiền WU năm 2009 của VPBank đạt 3,3 triệu USD.

d. Hoạt động thanh toán quốc tế

Trong thời kỳ khủng hoảng kinh tế năm 1997-1998, VPBank đã gặp rất nhiều khó khăn trong việc thanh toán các L/C cho nước ngoài do các doanh nghiệp trong nước mất khả năng thanh toán. Chính vì vậy, sau đó thanh toán quốc tế tại VPBank hoạt động cầm chừng và hầu như không phát triển.

Nhưng trong những năm gần đây, do tích cực đổi mới công nghệ ngân hàng, cải tiến quy trình thanh toán và tiếp thị sản phẩm, hình ảnh ngân hàng nên hoạt động này tại VPBank đã phát triển rất nhanh và hiệu quả, góp phần tăng thêm thu nhập và nâng cao uy tín, thu hút thêm nhiều khách hàng đến với VPBank. Doanh số thanh toán quốc tế của VPBank qua các năm được thể hiện qua bảng sau:

Bảng 2.4: Các chỉ tiêu thánh toán quốc tế của VPBank

Biểu đồ 2.4: Thanh toán quốc tế

□ Trị giá L/C nhập khẩu mở trong kỳ

□ Doanh số chuyển tiền TTR

□ Tổng phí thu được (tỷ đồng)

Qua bảng trên ta thấy, thanh toán quốc tế của giai đoạn 2007-2008 phát triển rất tốt và số phí thu được cũng tăng hơn 150%. Tuy nhiên đến năm 2009 thì thị trường ngoại tệ diễn biến khá bất thường, đồng USD lúc thì dư thừa các

NHTM từ chối không mua, lúc lại thiếu hụt nghiêm trọng do không ai bán ra. Vì vậy trong nhiều giai đoạn VPBank buộc phải thắt chặt điều kiện mở L/C (như tăng tỷ lệ kỹ quỹ, yêu cầu khách hàng tự lo nguồn ngoại tệ để thanh toán...). Trước khó khăn đó, doanh số của hoạt động thanh toán quốc tế của VPBank năm 2009 đã không đạt kế hoạch đề ra. Trị giá L/C nhập khẩu mở năm 2008 giảm 37% so với năm 2008. Doanh số chuyển tiền TTR giảm 20% so với năm 2008. Tuy nhiên phí thu được chỉ giảm 4% so với năm 2008.

2.1.3.4. Họat động của các công ty trực thuộc a. Hoạt động của Công ty chứng khoán

Bắt đầu đi vào hoạt động từ cuối năm 2006, với sự nỗ lực rất cao trong việc xây dựng hình ảnh, khuyếch chương sản phẩm, cùng với sự quan tâm đầu tư đúng mức, công ty chứng khoán VPBank đã đạt được những thành công nhất định. Công ty cũng thực hiện đầy đủ các nghiệp vụ kinh doanh như: môi giới, tự doanh, bảo lãnh phát hành... Đến 31/12/2007, công ty đã mở trên 3.000 tài khoản cho khách hàng, doanh số mua bán chứng khoán giao dịch qua công ty luỹ kế năm 2007 đạt khoảng 350 tỷ đồng, phí môi giới thu được khoảng 8,4 tỷ đồng, lợi nhuận cả năm đạt 38,9 tỷ đồng.

Năm 2009 đã để lại những dấu ấn quan trọng trong lịch sử 9 năm phát triển của thị trường chứng khoán. Những kỷ lục mới, cột mốc quan trọng đã lân lượt được thiết lập: VN-Index đã rơi xuống mức đáy 235,5 điểm, HNX- Index lùi xuống mức thấp nhất trong lịch sử là 78,06 điểm. Tuy nhiên, bước sang tháng 3-2009, các nhà đầu tư đã lấy lại được niềm tin khi thị trường chứng khoán có một tháng tăng điểm ấn tượng. Trước tình hình thị trường chứng khoán năm 2009, với sự nỗ lực của toàn thể công ty, hoạt động kinh doanh đã có một bước tiến đáng kể như sau: số lượng tài khoản đạt 5.554 tài khoản, tăng 1.187 tài khoản so với cùng kỳ năm ngoái; Lợi nhuận thu được

2007 2007/200 6 2008 2008/200 7 2009 2009/200 8

đến cuối năm 2009 là 9 tỷ đồng. Lợi nhuận âm là do trích 33 tỷ đồng dự phòng giảm giá chứng khoán từ danh mục đầu tư trước đây.

b. Hoạt động của Công ty quản lý tài sản VPBank - AMC

Công ty quản lý tài sản VPBank được thành lập tháng 6/2006 với nhiệm vụ chính là quản lý, khai thác sử dụng có hiệu quả các bất động sản, động sản thu hồi nợ, đồng thời hợp tác, liên kết khai thác các bất động sản với các đối tác bên ngoài và đặc biệt, AMC còn phối hợp cùng với các chi nhánh triển khai thuê, mua các tài sản, trụ sở cho chi nhánh của VPBank trên toàn quốc. Mặc dù mới đi vào hoạt động nhưng năm 2007, Công ty cũng đã đạt được mức lợi nhuận trên 2 tỷ đồng và năm 2008 - một năm rất khó khăn nhưng lợi nhuận của AMC đem lại cho VPBank là 1,3 tỷ đồng.

Trong năm 2009, VPBank AMC tiếp tục triển khai các dự án bất động sản hiện tại (Fiedeco, Bình Tân-Sakico, 362 phố Huế, Dự án Hòa Bình- Đầm sen, Võ Văn Tần).... Đặc biệt trong năm 2009, AMC đã tiến hành cung cấp dịch vụ quản lý tài sản đảm bảo cho các chi nhánh VPBank. Hoạt động này cũng đã mang lại nguồn thu đáng kể cho công ty. Tính đến 31/12/2009, lợi nhuận trước thuế của AMC đạt 24,5 tỷ đồng. Đây là kết quả khẳng định sự phát triển của AMC và sự đa dạng hoá nguồn thu cho ngân hàng là đúng đắn.

2.1.3.5. Kết quả kinh doanh

Từ một ngân hàng vừa thoát khỏi kiểm soát đặc việt của NHNN cuối năm 2004 nhưng với một chiến lược phát triển hợp lý và một Ban điều hành năng động, sáng tạo, VPBank đã từng bước vươn lên và đạt được những kết quả kinh doanh nhất định.

Bảng 2.5: Kết quả kinh doanh của VPBank

Tổng thu nhập 995,00 3

212% 1,456,47

1

146% 2,742,047 188%

Lợi nhuận trước thuế 156.80

8 206% 313.52 3 200% 198.72 3 63% Doanh lợi tài sản

(ROA) 1,54% 1,8% 0,81%

TT Các chỉ tiêu Tiêu chuẩn Thực hiệnnăm 2007 Thực hiệnnăm 2008 Thực hiệnnăm 2009

(Nguồn: Báo cáo thường niên VPBank 2006, 2007, 2008 và 2009)

Lợi nhuận trước thuế năm 2007 tăng 206% so với năm 2006. Điều này chứng tỏ sự tăng trưởng về lợi nhuận trước thuế của VPBank là rất ấn tượng trong giai đoạn từ 2006-2007.

Tuy nhiên, kết quả hoạt động của năm 2009 sụt giảm đáng kể. Mặc dù tổng tài sản tăng 102% so với năm 2008 và tổng thu nhập cũng tăng nhưng lợi nhuận trước thuế lại giảm 37%.

Trong tổng lợi nhuận năm 2009 của VPBank thì tỷ lệ đóng góp từ các công ty trực thuộc còn rất khiêm tốn, mà chủ yếu là thu từ hoạt động tín dụng. Tăng trưởng tín dụng năm 2009 lại thấp, tín dụng tiêu dùng và bất động sản bị thu hẹp nên lợi nhuận của VPBank bị ảnh hưởng nặng nề. Kết quả này tuy không đạt so với kế hoạch ban đầu nhưng đó cũng là nỗ lực hết mình của tất cả cán bộ và nhân viên ngân hàng.

Các tỷ lệ đảm bảo an toàn được VPBank duy trì theo đúng qui định của NHNN. Cụ thể các chỉ tiêu đến 31/12/2009 như sau:

Một phần của tài liệu 0932 nâng cao hiệu quả tín dụng của NH TMCP các doanh nghiệp ngoài quốc doanh việt nam đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ luận văn thạc sĩ kinh tế (Trang 44 - 105)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(115 trang)
w