7. Kết cấu luận văn
2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển
* Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV):
Lịch sử hình thành và phát triển Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam chia thành 04 giai đoạn chính:
- Từ năm 1957 - 1981: Giai đoạn “Ngân hàng Kiến thiết Việt Nam” gắn với thời kỳ “lập nghiệp - khởi nghiệp” (1957 - 1981) của BIDV với chức năng chính là hoạt động cấp phát vốn ngân sách nhà nước cho đầu tư xây dựng cơ bản theo nhiệm vụ của Nhà nước giao, phục vụ công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc và sự nghiệp giải phóng miền Nam, thống nhất Tổ quốc.
- Từ năm 1981 - 1990: Giai đoạn “Ngân hàng Đầu tư và Xây dựng Việt Nam” gắn với một thời kỳ sôi nổi của đất nước - chuẩn bị và tiến hành công cuộc đổi mới (1981 - 1990). Trong giai đoạn này BIDV đã thực hiện tốt nhiệm vụ trọng tâm là phục vụ nền kinh tế, cùng với cả nền kinh tế chuyển sang hoạt động theo cơ chế kinh tế thị trường.
- Từ năm 1990 - 2012: Giai đoạn “Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam” gắn với quá trình chuyển đổi của BIDV từ một ngân hàng thương mại “quốc doanh” sang hoạt động theo cơ chế của một ngân hàng thương mại, tuân thủ các nguyên tắc thị trường và định hướng mở cửa của nền kinh tế.
- Từ năm 2012 - nay: Giai đoạn “Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam” là một bước phát triển mạnh mẽ của BIDV trong tiến trình
hội nhập. Đó là sự thay đổi căn bản và thực chất về cơ chế, sở hữu và phương thức hoạt động khi BIDV cổ phần hóa thành công, trở thành ngân hàng thương mại cổ phần hoạt động đầy đủ theo nguyên tắc thị trường với định hướng hội nhập và cạnh tranh quốc tế mạnh mẽ.
* Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam - chi nhánh Đại La:
Ngân hàng TMCP Đầu tư và phát triển Việt Nam - Chi nhánh Đại La (BIDV Đại La) được thành lập và đi vào hoạt động từ ngày 25/05/2015 trên cơ sở sáp nhập Ngân hàng TMCP Phát triển nhà đồng bằng sông Cửu Long (MHB) Hà Nội vào hệ thống Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam.
Với xuất phát điểm nhỏ bé cùng rất nhiều khó khăn về con người, cơ sở vật chất nghèo nàn tiếp nhận lại từ ngân hàng MHB cũng như phải tiếp tục xử lý rất nhiều vấn đề tồn tại như nợ xấu, việc trích lập dự phòng rủi ro sai quy định... tuy nhiên, với sự nỗ lực không ngừng của Ban Giám đốc cũng như toàn thể cán bộ chi nhánh, BIDV Đại La đã bước đầu đạt được một số thành tích đáng khích lệ so với các chi nhánh sáp nhập khác có cùng xuất phát điểm với quy mô tổng tài sản tăng trưởng tốt qua các năm.
Ngay từ khi thành lập, theo chỉ đạo của Hội sở, BIDV Đại La hoạt động theo mô hình tổ chức thuộc dự án TA2. Dự án này thuộc chương trình liên kết kỹ thuật nhằm hỗ trợ tái cơ cấu BIDV (gọi tắt là T.A) do quỹ ASEM tài trợ dưới sự quản lý của Ngân hàng thế giới là một trong các chương trình nằm trong chương trình cải cách tổng thể ngành ngân hàng Việt Nam, được thực hiện bởi các chuyên gia tư vấn nước ngoài đến từ những tập đoàn ngân hàng tài chính có uy tín và thành công trên thế giới.