TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN SÀI GÒN THƯƠNG TÍN
- CHI NHÁNH THANH TRÌ
3.1. ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ KHÁCH HÀNG CÁ NHÂN CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN SÀI GÒN THƯƠNG TÍN- CHI NHÁNH THANH TRÌ
3.1.1. Dự báo các yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triển dịch vụ khách hàngcá nhân cá nhân
• Tình hình kinh tế xã hội
Tính đến thời điểm 20/12/2017, tổng phương tiện thanh toán tăng 14.19% so với cuối năm 2016 (cùng kỳ năm trước tăng 16.47%); huy động vốn của các tổ chức tín dụng tăng 14.5% (cùng kỳ năm 2016 tăng 16.88%); tăng trưởng tín dụng của nền kinh tế đạt 16.96%. Mặc dù có sự chênh lệch giữa tăng trưởng tín dụng và tăng trưởng huy động vốn nhưng thanh khoản của hệ thống ngân hàng vẫn ở mức ổn định. Lãi suất huy động trong năm tương đối ổn định. Lãi suất huy động bằng đồng Việt Nam phổ biến ở mức 0.8%-1%/năm đối với tiền gửi không kỳ hạn và kỳ hạn dưới 1 tháng; 4.3%- 5.4%/năm đối với tiền gửi có kỳ hạn từ 1 tháng đến dưới 6 tháng; 5.3%- 6.5%/năm đối với tiền gửi có kỳ hạn từ 6 tháng đến dưới 12 tháng; kỳ hạn trên 12 tháng ở mức 6.5%-7.3%/năm. Mặt bằng lãi suất cho vay phổ biến của các lĩnh vực ưu tiên ở mức 6%-6.5%/năm đối với ngắn hạn, 9%-10%/năm đối với trung và dài hạn. Lãi suất cho vay các lĩnh vực sản xuất kinh doanh thông thường ở mức 6.8%-9%/năm đối với ngắn hạn; 9.3%-11%/năm đối với trung và dài hạn. Nhìn chung, cơ cấu tín dụng tiếp tục theo hướng tập trung vào các lĩnh vực sản xuất kinh doanh được ưu tiên, các dự án lớn trọng tâm, trọng điểm theo chủ trương của Chính phủ nhằm hỗ trợ có hiệu quả cho tăng trưởng kinh tế.
Kế hoạch của Chính phủ đến năm 2020 là tiếp tục củng cố và tái cấu trúc hệ thống tài chính, các NHTM để thực hiện huy động và phân bổ các nguồn lực tài chính cho phát triển kinh tế - xã hội... Đẩy mạnh hoàn thiện hệ thống pháp luật đối với thị trường tài chính, thị trường bảo hiểm, thúc đẩy sự phát triển của hệ thống các thị trường tài chính.
Trong bối cảnh nền kinh tế đầy triển vọng, với môi trường hoạt động thuận lợi và sức khỏe của hệ thống tài chính trong nước được nâng cao, hy vọng thời gian tới chi nhánh Thanh Trì có nhiều cơ hội để vươn lên phát triển mạnh mẽ.
• Tiềm năng thị trường dịch vụ tài chính cho KHCN rất rộng mở
Nhờ vào nhiều yếu tố, dịch vụ ngân hàng bán lẻ nói chung và dịch vụ ngân hàng cho đối tượng KHCN nói riêng đang là xu hướng phát triển của ngành tài chính toàn cầu và đóng vai trò vô cùng quan trọng. Hiện nay trên thế giới, nhiều đại gia công nghệ đã áp dụng các ứng dụng công nghệ hiện đại trên nền tảng máy tính, điện thoại thông minh, đồng hồ thông minh, tạo nên một cuộc cách mạng trong việc phát triển các dịch vụ ngân hàng điện tử - một yếu tố quan trọng trong việc phát triển dịch vụ ngân hàng dành cho KHCN.
Đối với ngành ngân hàng, bán lẻ cũng là một thị trường đầy tiềm năng mà hầu hết các ngân hàng tham gia đều phải ngày càng nâng cao cạnh tranh cả về chiều sâu lẫn chiều rộng. Và, nếu như thế mạnh của các ngân hàng quốc doanh là nguồn vốn tốt, giá ưu đãi; ngân hàng nước ngoài là dịch vụ hiện đại vì có sẵn nền tảng công nghệ và thương hiệu từ ngân hàng mẹ thì có thể thấy các NH TMCP là nhóm phải nỗ lực nhiều hơn cả nếu muốn có được thị phần.
Bên cạnh đó, trình độ dân trí và nhu cầu của người dân đã phát triển rất nhanh, có thể bắt kịp với xu hướng phát triển dịch vụ hiện đại ngày nay, điều này giúp ngân hàng có thể tiếp cận và giới thiệu sản phẩm của mình được dễ dàng hơn, góp phần tăng số lượng SPDV được sử dụng bởi mỗi khách hàng.
• Phát triển công nghệ thông tin ngân hàng ngày càng được ưu tiên đầu tư
Để phát triển dịch vụ khách hàng dành cho cá nhân một cách hiệu quả, không thể không kể tới vai trò của khoa học công nghệ đuợc ứng dụng vào những sản phẩm điện tử của ngân hàng. Chỉ cần bằng một cú click chuột hay thao tác đơn giản trên chiếc điện thoại, nguời sử dụng có thể thanh toán chuyển tiền, gửi tiết kiệm, thậm chí vay online rất dễ dàng. Việc đầu tu vào hệ thống CNTT ngày càng đuợc các ngân hàng chú trọng phát triển mạnh mẽ.
Nắm bắt đuợc xu huớng tất yếu đó, Ngân hàng Nhà Nuớc đã và đang tạo nhiều điều kiện thuận lợi để công nghệ thông tin phát huy đuợc vai trò của mình một cách tốt nhất trong hệ thống ngân hàng. Có rất nhiều cuộc thi về ngân hàng điện tử nhu ngân hàng điện tử đuợc yêu thích nhất, ngân hàng số hiện đại,... đuợc Ngân hàng Nhà Nuớc tổ chức nhằm thúc đẩy tính cạnh tranh và phát triển dịch vụ ngân hàng điện tử của hệ thống ngân hàng Việt Nam.
Nhờ sự hậu thuẫn lớn từ Ngân hàng nhà nuớc cũng nhu sự đầu tu có trọng điểm của hệ thống các ngân hàng trong nuớc, đây sẽ là tiền đề giúp cho hoạt động phát triển các dịch vụ KHCN ngày càng hiệu quả.
• Cạnh tranh trong ngành ngân hàng ngày càng khốc liệt
Hiện tại Việt Nam có 31 Ngân hàng TMCP, 61 Ngân hàng 100% vốn nuớc ngoài và chi nhánh văn phòng đại diện ngân hàng nuớc ngoài tại Việt Nam, 3 Ngân hàng liên doanh tại Việt Nam (nguồn Wikipedia). Áp lực cạnh tranh với ngân hàng trong và ngoài nuớc là không hề nhỏ. Mặc dù chỉ chua đến 20% dân số Việt Nam sử dụng dịch vụ ngân hàng cho cá nhân, tuy nhiên có đến 50% trong tổng số các ngân hàng đang chạy đua trong lĩnh vực này. Sự mất cân bằng giữa cung và cầu trong lĩnh vực dịch vụ KHCN khiến cho cuộc đua giành thị phần thực sự trở nên ngày càng cam go.
• Dịch vụ KHCN chiếm tỷ trọng lớn trong thu nhập của ngân hàng
Thu nhập của ngân hàng Việt Nam hiện nay vẫn chủ yếu từ nguồn thu tín dụng, tuy nhiên trong bối cảnh có rất nhiều quy định nghiêm ngặt của Nhà nuớc trong công tác cho vay nhằm đảm bảo an toàn tín dụng cho cả hệ thống, từ đó gây ra nhiều khó khăn trong công tác phát triển tín dụng. Không còn quá tập trung vào thị phần khách hàng doanh nghiệp, các ngân hàng Việt Nam hiện nay đang huớng tới đối tuợng khách hàng cá nhân nhu một lĩnh vực an toàn, ít rủi ro, yêu cầu nghiệp vụ không quá phức tạp mà lại mang tới nguồn thu nhập khá ổn định. Xu huớng của các ngân hàng trên thế giới hiện nay là đầu tu phát triển và thu lợi từ nguồn thu dịch vụ vì đây là thu nhập bền vững, có thể tăng lên nhanh chóng nhờ lợi thế quy mô khi ngân hàng có một luợng khách hàng lớn nhất định. Bắt kịp xu thế đó, các ngân hàng tại Việt Nam đang dần xác định dịch vụ cung cấp cho đối tuợng khách hàng cá nhân sẽ là nguồn thu nhập trọng tâm của mình trong tuơng lai.
3.1.2. Định hướng phát triển dịch vụ khách hàng cá nhân của Ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn Thương Tín
Năm 2016, Sacombank kỷ niệm tròn 25 tuổi. Những ngày đầu mới thành
lập, chỉ với 3 tỷ đồng vốn điều lệ, 100 tỷ đồng tài sản và 100 cán bộ nhân viên, trải qua nhiều giai đoạn thăng trầm, Sacombank nay đã khẳng định vị thế trên thị
truờng tài chính. Tính đến cuối năm 2017, tổng tài sản của Sacombank đạt 352,683 tỷ đồng, vốn điều lệ đạt 18,852 tỷ đồng.
Trong giai đoạn 2015-2020, chiến luợc phát triển của Sacombank vẫn là trở thành ngân hàng bán lẻ hiện đại, đa năng hàng đầu khu vực, trong đó chú trọng vào yếu tố an toàn, hiệu quả và bền vững. Để hiện thực hóa mục tiêu đó, Sacombank đã đua ra nhiều biện pháp thiết thực:
• Sacombank xác định công nghệ thông tin là nền tảng quan trọng để hiện thực hiện đại hóa hệ thống mạng luới, mở rộng đối tác liên kết, đa dạng
hóa sản phẩm dịch vụ, nâng cao chất lượng quản trị rủi ro, gia tăng năng suất lao động, nâng cao sức cạnh tranh. Hiện nay Sacombank đang sử dụng hệ thống Corebanking T24 phiên bản R11 - là phiên bản hiện đại nhất hiện nay với nhiều tính năng ưu việt, hỗ trợ đắc lực cho công tác nhập liệu cũng như quản trị điều hành.
• Sản phẩm dịch vụ sẽ được đầu tư nghiên cứu phát triển hơn nữa nhằm vừa đa dạng hóa, vừa tiện ích, đáp ứng nhiều nhu cầu của đối tượng KHCN, vừa phù hợp với tập quán tiết kiệm và tiêu dùng của người Việt Nam. Hiện tại Sacombank đang có trên 100 sản phẩm về huy động, cho vay, thẻ, dịch vụ ngoại hối, ngân hàng điện tử... dành cho KHCN.
• Với phương châm “Lợi nhuận là nhất thời, thị phần là vĩnh cửu”, “Bán hàng trọn gói - Khách hàng trọn đời”, Sacombank vẫn sẽ luôn tập trung phát triển mở rộng và phát huy mạng lưới để cung ứng các dịch vụ tài chính ngân hàng đến mọi đối tượng khách hàng. Các địa điểm giao dịch của Sacombank cũng sẽ được đầu tư xây dựng khang trang, thể hiện cam kết gắn bó lâu dài và đồng hành cùng sự phát triển của mỗi địa phương.
• Bên cạnh đó, Sacombank sẽ tập trung phát triển tín dụng an toàn, bền vững và phù hợp với định hướng phát triển của ngân hàng cũng như của ngân hàng Nhà nước. Bên cạnh nguồn thu từ lãi cho vay, Sacombank cũng tập trung chú trọng vào gia tăng nguồn thu ngoài lãi từ việc cung cấp các dịch vụ như thẻ, thanh toán, nguồn vốn.
3.1.3. Mục tiêu phát triển dịch vụ khách hàng cá nhân của Ngân hàngthương mại cổ phần Sài Gòn Thương Tín - Chi nhánh Thanh Trì