Giải pháp đối với sản phẩm tín dụng

Một phần của tài liệu 1008 phát triển dịch vụ NH bán lẻ tại NH nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh hoa lư tỉnh ninh bình luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 103)

Cải thiện chất lượng sản phẩm, dịch vụ tín dụng bán l ẻ: Xây dựng các quy trình sản phẩm thân thiện với khách hàng theo hướng giảm thiểu thủ tục và rút gọn thời gian giao dịch của khách hàng; Nâng cao việc khai thác, sử dụng hệ thống công nghệ thông tin về quản lý quan hệ khách hàng để phục vụ tốt hơn các nhu cầu hiện có và khai thác phục vụ nhu cầu mới của khách hàng; T ổ chức đội ngũ cán bộ bán hàng chất lượng, tư vấn thoả mãn các yêu cầu sản phẩm, dịch vụ tín dụng bán l cho khách hàng và am hiểu các sản phẩm bán l nói chung để tư vấn và bán chéo sản phẩm cho khách hàng. Xây dựng các sản phẩm tín dụng đặc thù phù hợp với t ng phân khúc thị trường (khách hàng, vùng, miền); Xây dựng sản phẩm mới phù hợp với nhu cầu mới của khách hàng và sự phát triển của thị trường từng thời kỳ. Đẩy mạnh phát

triển tín dụng nhà ở, phát triển các sản phẩm tín dụng nhà ở gắn với các giải pháp tài chính trọn gói và dài hạn thông qua việc liên kết với các chủ đầu tư là các công ty kinh doanh bất động sản, xây dựng. Đẩy mạnh phát triển tín dụng phục vụ sản xuất kinh doanh: Xây dựng chính sách đối với hộ gia đình sản xuất kinh doanh; Tập trung cung ứng sản phẩm, dịch vụ cho các khách hàng kinh doanh trong các lĩnh vực liên quan đến xuất nhập khẩu, sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, chế biến, xây dựng...

3.2.2.3 Giải pháp đố i với d ịch vụ thanh to án

Đối với dịch vụ thanh toán hóa đơn tiền điện, tiền nước nên ký các thỏa thuận hợp tác với công ty điện lực, công ty nước với điều kiện và mức phí ưu đãi khác nhau do đặc thù của sản phẩm. Ngoài ra, cần triển khai mạnh các dịch vụ thu phí thường niên tài khoản tự động với một số nhà cung cấp có uy tín hiện nay như Vietpay, PayOne, VNPay.

3.2.2.4 Giải pháp đố i với d ịch vụ thẻ

Agribank Hoa Lư cần hoàn thiện sản phẩm hiện có về hình thức lẫn nội dung, có thể thay đổ i công nghệ, tên gọi hoặc thay đổ i hình thức mẫu mã của thẻ sao cho thuận tiện và đẹp mắ, tạo nên sự hấp dẫn hơn với khách hàng nhờ đó duy trì và tăng lượng khách hàng sử dụng thẻ.

Tiếp tục đầu tư và hoàn thiện hơn hệ thống công nghệ hỗ trợ cho hoạt động kinh doanh th nói chung trong đó có việc n định hoạt động hệ thống ATM, tăng cường phát triển dịch vụ mới trên hệ thống. Phối hợp dịch vụ thẻ với các DVNH điện tử khác nhằm mang lại tiện ích tối đa cho khách hàng. Nghiên cứu xây dựng và phát triển được các sản phẩm thẻ theo đúng thị hiếu của từng đối tượng khách hàng, có điểm nhấn khác biệt nhằm thu hút khách hàng.

Triển khai các sản phẩm th nh m phát huy thế mạnh về mạng lưới của Agribank, đặc biệt là các sản phẩm thẻ ghi nợ nội địa hạng Vàng - Pluss

Success mới ban hành nhằm đáp ứng khách hàng có nhu cầu thanh toán qua thẻ lớn.Phổ biến rộng rãi dịch vụ thanh toán trực tuyến thẻ nội địa e- Commerce tới khách hàng có nhu cầu thanh toán hàng hóa, dịch vụ trên các Website, đặc biệt là bộ phận các khách hàng trẻ.

3.2.2.5 Giải pháp đố i với d ịch vụ ngân hàng điện tử

Triển khai ngay và đầy đủ dự án E-Banking, từ đó phát triển ngay các dịch vụ phân phối trên kênh Internet Banking: dịch vụ thông tin tài khoản, dịch vụ chuyển khoản, dịch vụ thanh toán hóa đơn, dịch vụ gửi tiền tiết kiệm trực tuyến...

Gia tăng tiện ích mới trên kênh Mobile nhằm đáp ứng tốt hơn nhu cầu khách hàng, cụ thể: triển khai dịch vụ chi trả kiều hối (Western Union) qua tin nhắn SMS, triển khai dịch vụ ví điện tử liên kết Agribank- Payoo, triển khai dịch vụ BankPlus với Tập đoàn viễn thông quân đội Viettel, triển khai dịch vụ MPlus với Công ty C ổ phần Dịch vụ Thương mại và Công nghệ M -Pay,mở rộng kết nối thu học phí với các trường Đại học trên toàn quốc...

3.3Kiến ngh ị

3.3. 1 Đ ố i với Chính ph ủ

- Hoàn thiện môi - trường pháp lí cho hoạt động ngân hàng

Nguyện vọng chung của người đầu tư là mong đợi có hệ thống pháp lí rõ ràng, đầy đủ và bình đẳng. Hệ thống pháp luật của nước ta hiện nay còn thiếu chặt chẽ và chồng chéo, thiếu hướng dẫn thực hiện của chính phủ, các Bộ, các Ngành có liên quan.

Do đó để bảo vệ quyền lợi chính đáng của người đầu tư và người sử dụng vốn trong những năm tới Quốc hội ban hành những bộ luật cần thiết trong quan hệ kinh tế như: luật bảo vệ quyền tài sản tư nhân, luật chứng khoán và thị trường chứng khoán, luật thương phiếu, luật séc...

Việc ban hành hệ thống pháp lí đồng bộ rõ ràng không chỉ tạo được niềm tin cho nhân dân trong việc điều chỉnh quan hệ tiêu dùng- tiết kiệm- đầu tư mà còn đảm bảo cho hoạt động ngân hàng phát triển đúng hướng và đúng pháp luật.

- Xây dựng và củng cố thị trường tài chính

Việc xây dựng và củng cố thị trường tài chính là điều kiện cần thiết và đòn bẩy quan trọng cho việc thực hiện các giải pháp tín dụng. Thị trường tài chính là nơi gặp gỡ giữa cung và cầu vốn thông qua hai hình thức trực tiếp và gián tiếp.

Trực tiếp:giao dịch giữa người thừa vốn và thiếu vốn với nhau.

Gián tiếp:là giao dịch giữa người thừa vốn và thiếu vốn thông qua tổ chức tài chính trung gian: Ngân hàng, quỹ tín dụng...

Trong điều kiện nước ta hiện nay, thị trường tài chính chưa thực sự phát triển. Do vậy việc xây dựng và củng cố thị trường tài chính là cần thiết, nghĩa là phải củng cố nâng cao chất lượng hoạt động của mạng lưới ngân hàng, khơi dậy tiềm năng nguồn vốn nhàn rỗi trong dân cư cho đầu tư phát triển.

- Chính sách trợ giá, chính sách bảo hiểm

Cùng với các chính sách khác như: thuế, tín dụng, chính sách trợ giá, bảo hiểm sẽ góp phần thúc đẩy mở rộng sản xuất.

Trợ giá là một giải pháp được nhiều nước trên thế giới áp dụng, điều đó thể hiện sự quan tâm bảo vệ sản xuất trong nước đảm bảo quyền lợi cho người dân tạo cơ sở cho sự phát triển lâu dài.

Trợ giá đầu vào:Việc áp dụng khoa học kỹ thuật, đổi mới công nghệ, đổ i mới giống... thường chi phí cao. Nhà nước nên có trợ giá để khuyến khích các hộ sản xuất, các doanh nghiệp tư nhân áp dụng khoa học kỹ thuật mới nâng cao năng xuất.

Trợ giá đầu ra: Việc sản xuất của các hộ sản xuất, các doanh nghiệp mang tính thời vụ, việc tiêu thụ sản phẩm của người nông dân thường gặp khó khăn. Nên nhà nước cần gia tăng quỹ bình ổn giá cả, bù đắp cho nông dân, hộ sản xuất không bị mất giá, gây thua thiệt cho họ.

- Hoàn thiện các văn bản pháp lý

Trên cơ sở luật Ngân hàng nhà nước, luật các t ổ chức tín dụng Ngân hàng Nhà nước xây dựng hoàn chỉnh, đồng bộ hệ thống các văn bản dưới luật, các quyết định, quy định của Ngân hàng Nhà nước tạo điều kiện cho các Ngân hàng thương mại hoạt động có hiệu quả.

- Thực hiện công tác thanh tra kiểm tra

Thực hiện công tác thanh tra kiểm tra có hiệu quả nhất. Để được như vậy NHNN cần phải thực hiện tốt chức năng quản lý Nhà nước, tăng cường các hoạt động thanh tra, kiểm tra, chấn chỉnh, xử lý kịp thời những hành vi, những biểu hiện sai trái làm thất thoát nguồn vốn của Nhà nước, của nhân dân; đưa hoạt động của tổ chức tín dụng đi vào nề nếp và có hiệu quả, không ng ng nâng cao uy tín của hệ thống ngân hàng trong nền kinh tế.

3.3.2 Kiến nghị với Ngân hàng nhà nước Việt Nam

-Bổ sung, hoàn thiện các chính sách, cơ chế, thúc đẩy ứng dụng và triển khai các nghiệp vụ ngân hàng mới. Trên cơ sở các bộ luật của Nhà nước, cần nhanh chóng xây dựng hoàn chỉnh, đồng bộ hệ thống các văn bản dưới luật hướng dẫn các NHTM thực hiên, vừa không trái luật, vừa tạo điều kiện cho các NHTM hoạt động trong hướng hội nhập quốc tế. Văn bản chế độ cần đi trước công nghệ một bước, tạo định hướng cho công nghệ phát triển, hoặc ít nhất phải được sửa đ i kịp thời cho phù hợp tốc độ phát triển công nghệ, đản bảo an toàn cho việc triển khai các dịch vụ ngân hàng hiện đại. Ban hành cơ chế về quản lý vụ ngân hàng, tạo điều kiện phát triển hệ thống dịch vụ bán l

của các NHTM. Giao quyền cho các NHTM quyết định các loại dịch vụ cần thu phí theo nguyên tắc thương mại chứ Ngân hàng nhà nước Việt Nam không nên ban hành biểu phí dịch vụ làm mất tính cạnh tranh.

-Duy trì vai trò định hướng chiến lược cà chỉ đạo sát sao quá trình triển khai dịch vụ NHBL của các NHTM. Để các dịch vụ ngân hàng hiện đại đi vào đời sống dân cư, tạo thói quen giao dịch qua ngân hàng cho toàn xã hột thì từng NHTM riêng lẻ không thể làm được mà cần phải có những chính sách tổ ng thể của Ngân hàng nhà nước Việt Nam. Ngân hàng nhà nước Việt Nam cần kiểm soát chiến lược phát triển dịch vụ NHBL chung của các NHTM ở tầm vĩ mô, đảm bảo kiến trúc tổng thể hài hòa trong toàn ngành, tránh tình trạng mạnh ai nấy làm nhưng vẫn đảm bảo mục đích chung về lợi nhuận cho mỗi ngân hàng và tạo ra môi trường cạnh tranh lành mạnh.

-Xây dựng chiến lược phát triển công nghệ ngân hàng, hệ thống thông tin quản lý, hệ thống giao dịch điện tử, hệ thống giám sát từ xa. Tăng cường hợp tác quốc tế, tích cực tham gia các chương trình và thể chế hợp tác, giám sát, trao đ i thông tin với các khối liên kết kinh tế khu vực và quốc tế, xây dựng hệ thống thông tin ngân hàng theo tiêu chuẩn quốc tế và xu hướng phát triển hiện nay của ngành ngân hàng.

- Tiếp tục tạo điều kiện khuyến khích tối đa luồng tiền kiều hối chuyển về nước, han chế một cách tốt nhất nạn chuyển tiền lậu b ng việc kiểm tra giám sát hoạt động chi trả kiều hối thường xuyên.

3.3.3 Đố i với Agribank Việt Nam

- Phát triển sản phẩm dịch vụ bán lẻ phù hợp với từng phân đoạn khách hàng. Tiếp tục thiết kế và triển khai các sản phẩm dịch vụ bán l ẻ để cung cấp cho khách hàng, tạo tính hấp dẫn, thu hút khách hàng. Phát triển các sản phẩm dịch vụ bán l dành cho khách hàng theo phân khúc thị trường, phân đoạn

khách hàng với các tiêu chí lựa chọn khách hàng mục tiêu để xây dựng chính sách giá, thiết kế sản phẩm, chính sách Marketting phù hợp cho các nhóm khách hàng thịnh vượng, nhóm khách hàng đại chúng - phổ thông, nhóm khách hàng VIP...

- Áp dụng công nghệ để mở rộng kênh phân phối cho các sản phẩm dịch vụ bán lẻ (qua Internet Banking/Mobile Banking). Tập trung cải tiến công nghệ, đẩy mạnh nghiên cứu, đổ i mới ứng dụng các chương trình phần mềm hỗ trợ trong công tác phát triển sản phẩm dịch vụ bán l ẻ, khai thác số liệu đánh giá hiệu quả sản phẩm dịch vụ bán l ẻ. Nghiên cứu nâng cấp hệ thống SIBS mở rộng, gia tăng tiện ích đối với các sản phẩm dịch vụ bán l ẻ. Đẩy mạnh nghiên cứu phát triển sản phẩm dịch vụ bán lẻ cho khách hàng có thu nhập cao, sẽ thiết kế các sản phẩm dịch vụ phù hợp với nhu cầu thực hiện các giao dịch tài chính thường xuyên của khách hàng.

- Agribank cần đưa ra biểu phí dịch vụ mới hợp lý hơn để áp dụng trên toàn hệ thống do hiện tại phí của Agribank còn cao hơn so với một số NHTM, làm giảm sức cạnh tranh trong việc cung ứng dịch vụ.

- Tăng cường hỗ trợ Chi nhánh trong công tác đào tạo

Đào tạo kiến thức, chuyên sâu về phân hệ tiền gửi, làm chủ việc quản lý, nâng cấp phân hệ và kỹ năng thiết kế, phát triển, quản lý sản phẩm tiền gửi, kỹ năng triển khai thông qua mạng lưới chi nhánh và các kênh phân phối mới (IBMB). Đào tạo về sản phẩm dịch vụ bán lẻ, quy trình tác nghiệp cho cán bộ quan hệ khách hàng. Định kỳ, tổ chức đào tạo kỹ năng bán hàng theo các cấp độ: cán bộ Quan hệ khách hàng, cán bộ đón tiếp khách hàng, cán bộ dịch vụ khách hàng Teller, bao gồm: kỹ năng giao tiếp với khách hàng, giới thiệu, bán sản phẩm, phát triển và duy trì quan hệ với khách hàng, thu thập thông tin khách hàng.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 3

Trên cơ sở phân tích tổ ng thể môi trường kinh doanh và thực trạng triển khai hoạt động dịch vụ NHBL tại Agribank Hoa Lư, luận văn đã đưa ra những nguyên nhân tồn tại khách quan và chủ quan, từ đó đề ra những giải pháp cơ bản về các mặt như tiếp cận thị trường và quản lý khách hàng, công nghệ, phát triển nguồn nhân lực, nâng cao năng lực tài chính nhằm làm nền tảng cho việc phát triển dịch vụ NHBL tại chi nhánh. Ngoài ra, luận văn cũng đưa ra một số kiến nghị với Chính phủ, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam để thúc đẩy quá trình mở rộng dịch vụ ngân hàng nói chung và phát triển dịch vụ ngân hàng bán l nói riêng tại chi nhánh Ngân hàng Agribank Hoa Lư.

KẾT LUẬN

Các ngân hàng thương mại đã và đang phát triển dịch vụ ngân hàng bán l ẻ như một xu thế tất yếu, phù hợp với xu hướng chung của các ngân hàng trong khu vực và trên thế giới, phục vụ đối tượng cá nhân và các DNVVN là chủ yếu với việc cung ứng dịch vụ có chất lượng cao, thỏa mãn tối đa nhu cầu khách hàng, đồng thời giúp ngân hàng quản lý rủi ro hữu hiệu, đạt hiệu quả kinh doanh tối ưu.

Thực tế, việc cung cấp dịch vụ ngân hàng bán l ẻ đang đem lại doanh thu ngày càng tăng cho các ngân hàng thương mại. Theo đánh giá của các chuyên gia kinh tế, khu vực dịch vụ này sẽ không ngừng phát triển và đẩy cuộc cạnh tranh lên cao dẫn đến phân hóa dịch vụ giữa các ngân hàng. Chính vì vậy thúc đẩy phát triển dịch vụ NHBL là hướng đi phù hợp với nhu cầu phát triển kinh tế xã hội.

Trên cơ sở vận dụng t ổ ng hợp các phương pháp nghiên cứu, bám sát thực tế, luận văn đã hoàn thành một số nhiệm vụ sau:

- Luận văn đã hệ thống hóa, khái quát hóa các vần đề lý luận cơ bản về các dịch vụ của ngân hàng. Trong đó đi sâu nghiên cứu phát triển DVBL; khái niệm; đặc điểm, vai trò và các dịch vụ NHBL chủ yếu. Trên cơ sở đó rút ra bài học kinh nghiệm cho phát triển dịch vụ NHBL tại Việt Nam.

- Luận văn đã đánh giá thực trạng và những tồn tại, hạn chế trong phát triển dịch vụ NHBL của ngân hàng Agribank chi nhánh Hoa Lư. Trên cơ sở đó, phân tích nguyên nhân hoạt động kinh doanh bán lẻ, tìm hiểu những giải pháp chi nhánh đang áp dụng trong phát triển dịch vụ bán l ẻ. Đánh giá, phân tích những kết quả, tồn tại của hoạt động bán l ẻ chi nhánh đang áp dụng. - Trên cơ sở lý luận và thực tiễn, luận văn đã đưa ra các định hướng và

Chính phủ, Ngân hàng Nhà nước, Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt nam nhằm hoàn thiện môi trường pháp lý, ổn định môi trường kinh tế; đổ i mới và nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, xây dụng các quy trình có liên quan đến hoạt động cho vay, bán l ẻ; tập trung đổ i mới công nghệ ngân hàng, góp phần hoàn thiện hoạt động quản lý, phát triển dịch vụ NHBL tại Agribank chi nhánh Hoa Lư.

Một phần của tài liệu 1008 phát triển dịch vụ NH bán lẻ tại NH nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh hoa lư tỉnh ninh bình luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 103)