Thương Việt Nam — Chi nhánh Đống Đa giai đoạn 2016-2020
Năm 2016 đánh dấu một năm khó khăn trong hoạt động kinh doanh của Vietinbank chi nhánh Đống Đa. Mặc dù toàn Chi nhánh đã nỗ lực cố gắng không ngừng trong mọi mảng hoạt động, kết quả thực hiện nguồn vốn huy động cuối năm tăng 17,30% và cho vay nền kinh tế tăng 20,17% so với tình hình thực hiện năm 2015, nhưng lợi nhuận năm 2016 của đơn vị vẫn âm 26.237 triệu đồng. Có kết quả này là do trong năm 2016, nhóm KHDN có liên quan thuộc nhóm ngành kinh tế khai thác khoáng sản, vận tải với tổng dư nợ hàng trăm tỉ đồng tại Chi nhánh đã chuyển nợ xấu. Dù nỗ lực thực hiện các biện pháp xử lý tài sản nhưng do một số vướng mắc từ phía khách hàng, đồng thời chịu ảnh hưởng chung từ nền kinh tế khi ngành khai khoáng và vận tải thời điểm đó gặp nhiều khó khăn và đình trệ mà việc thu hồi nợ không đạt được hiệu quả mong muốn. Kết quả, sau khi bán nợ cho VAMC cuối năm 2016, Chi nhánh vẫn chịu lỗ, trong khi đây là năm có tỉ lệ hoàn thành các chỉ tiêu được giao tốt nhất trong năm năm trở về trước đó của Chi nhánh.
Bảng 2.1. Một số chỉ tiêu lợi nhuận của Chi nhánh giai đoạn 2016 - 2020
LN từ thu xử lý rủi ro 3,975 3,330 1,.438 3,677 3,976 LN từ thu xử lý rủi ro
Tổng nguồn vốn huy động 19.250 25.030 30,02 30.02 0 19,93 32.157 7,12 28.075 (12,69) Phân loại theo đối tượng Tiền gửi tổ chức kinh tế 12.120 16.850 39,07 19.94 2 18,35 19.739 (6,03) 15.185 (23,07) Tiền gửi cá 7.130 8.180 14,72 10.26 0 25,42 12.418 21,03 12.890 3,8 Phân loại theo thời gian Ngắn hạn 15.890 19.250 21,14 23.96 7 24,5 23.28 4 (2,85) 19.05 7 (18,1 5) Trung - dài hạn 3.360 5.780 72,02 6.053 4,72 8.873 46,58 9.018 2,38 Phân loại theo loại tiền VNĐ 18.150 23.560 37,91 26.89 0 7,43 29.194 8,57 24.980 (14,43) Ngoại tệ -quy đổi 1.100 1.470 33,64 3.312 125 2.963 (10,5 4) 3.095 4,45
(Nguồn: Báo cáo kinh doanh Vietinbank chi nhánh Đống Đa năm 2016-2020)
Bước qua giai đoạn khó khăn, bằng sự nỗ lực của Ban giám đốc cùng toàn thể cán bộ nhân viên, trong bốn năm tiếp theo từ 2017 - 2020, Chi nhánh đã phục
hồi được hiệu quả kinh doanh và không ngừng tăng trưởng lợi nhuận. Lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh và hoàn dự phòng của Chi nhánh đạt được giá trị khá ổn định và có xu hướng tăng trong giai đoạn này. Năm 2018, Chi nhánh đã mua lại khoản nợ từ VAMC. Đến năm 2020, lợi nhuận cuối năm tăng cao với hơn 102 tỷ đồng.
về nguồn vốn: Huy động vốn từ khách hàng luôn là nguồn tài nguyên quan trọng nhất của NHTM. Cùng với sự phát triển vượt bậc của nền kinh tế và sự cạnh tranh gay gắt giữa các ngân hàng, nghiệp vụ huy động luôn được coi là mảng nghiệp vụ cốt lõi trong hoạt động kinh doanh tại các ngân hàng cũng như ngân hàng TMCP Công Thương VN- chi nhánh Đống Đa. Trong giai đoạn 2016-2020, tình hình huy động vốn tại chi nhánh Đống Đa được thể hiện như sau:
Bảng 2.2. Tình hình huy động vốn của VietinBank Đống Đa
Chỉ tiêu Năm 2016
Năm 2017 Năm 2018 Năm 2019 Năm 2020
ST % ST % ST % ST %
Tổng dư nợ 9.256 10.024 8,3 10.695 6,7 11.46
5 7,2 12.486 8,9
Dư nợ KHDN 6.44
7 7.252 12,49 7.443 2,63 7.727 3,82 8.010 3,66 Qua bảng trên ta có thể thấy được, nhìn chung xu hướng nguồn vốn huy động tại chi nhánh Đống Đa tăng qua các năm trong giai đoạn 2016-2019 và có phần sụt giảm vào năm 2020. Lượng tiền gửi tăng mạnh nhất vào năm 2019 với tổng nguồn vốn huy động là 32.157 tỷ và sau đó bị sụt giảm 12,69% vào năm 2020. Cùng với sự tăng mạnh của lượng tiền gửi giai đoạn 2016-2019, ta có thể thể lượng tiền gửi có xu hướng tăng dần trong phân khúc khách hàng cá nhân. Neu như năm 2017, tiền gửi cá nhân chỉ chiếm 14,72% trong tổng lượng tiền gửi tại chi nhánh thì đến năm 2019 con số này đã tăng lên 21,03%, và chỉ tăng nhẹ 3,8% vào năm 2020 do ảnh hưởng của dịch bệnh, nền kinh tế trì trệ, lãi suất ngân hàng giảm nên người dân cũng như các nhà đầu tư có xu hướng chuyển sang các kênh đầu tư khác như cổ phiếu, bất động sản... Bên cạnh đó, tổng tiền gửi cá nhân tăng từ 7.130 tỷ năm 2016 lên 10.260 tỷ đồng vào năm 2018 và lên đến 12.890 trong năm 2020. Qua đó, ta có thể thấy tình hình về huy động vốn từ khách hàng cá nhân vẫn đang có xu hướng tăng trong giai đoạn này.
về dư nợ cho vay:
Ngoài dịch vụ huy động vốn, dịch vụ tín dụng cũng là hoạt động cơ bản, quan trọng, đóng góp chủ yếu đối với lợi nhuận kinh doanh của Vietinbank Đống Đa. Trong những giai đoạn trở về trước, khách hàng của chi nhánh chủ yếu là những doanh nghiệp thuộc các ngành kinh tế lớn như vận tải biển, xây dựng, kinh doanh bất động sản, dầu khí... chi nhánh đã tạo hỗ trợ tài chính các doanh nghiệp thông qua các sản phẩm tín dụng truyền thống và hiện đại, bằng nội tệ và cả ngoại tệ.
Tuy nhiên, dưới tác động của nền kinh tế, giai đoạn 2015 -2018 tình hình kinh doanh của các ngành vận tải, bất động sản diễn biến theo chiều hướng xấu, nhiều khách hàng bị phá sản, hoạt động kém hiệu quả, buộc phải thu hẹp hoạt động. Nhìn nhận được sự khó khăn và rủi ro trên thị trường kinh doanh, theo chủ trương của ban giám đốc, chi nhánh đã tăng trưởng cho vay khách hàng bán lẻ nhằm thu hút thêm được khách hàng vay tại chi nhánh.
Bảng 2.3. Tình hình tăng trưởng tín dụng theo phân khúc khách hàng
9.256 tỷ đồng thì đến năm 2020 tổng dư nợ đã lên đến 12.486 tỷ đồng (tương đương tăng 34,89%) . Như vậy, tổng dư nợ trong giai đoạn này của chi nhánh Đống Đa vẫn tăng trưởng tốt, đặc biệt vào năm 2020, tỷ lệ tăng trưởng cao nhất trong giai đoạn này. Năm 2020, cho vay khách hàng tăng 8,9%, Vietinbank đã chủ động điều hành tín dụng tập trung vào các ngành, lĩnh vực được chính phủ, NHNN khuyến khích phát triển, đóng góp tích cực vào sự ổn định và phát triển của đất nước.
Bên cạnh đó, có thể nhận thấy tỷ trọng dư nợ tín dụng bán lẻ còn chiếm tỷ lệ thấp trong tổng dư nợ của chi nhánh. Tuy nhiên, nếu xét về tốc độ tăng trưởng của tín dụng bán lẻ có thể thấy, giai đoạn 2016-2020, cho vay KHBL đang có xu hướng phát triển. Nếu như năm 2016, tổng dư nợ KHBL là 2.809 tỷ đồng thì đến năm 2018 con số này tăng lên 3.252 tỷ đồng và đến năm 2020 là 4.476 tỷ đồng ( tăng 19,74% so với năm 2019). Năm 2020, tuy nền kinh tế chịu ảnh hưởng bởi dịch COVID 19 nhưng nhờ NHNN đưa ra các chương trình tín dụng hỗ trợ người dân, doanh nghiệp bị ảnh hưởng bởi dịch COVID 19 như cơ cấu lại thời gian trả nợ; miễn, giảm lãi suất vay hoặc cho vay mới với lãi suất ưu đãi thì tổng dư nợ của chi nhánh cũng đã được cải thiện.
Nhìn chung, trong giai đoạn này, dư nợ KHBL tại chi nhánh đã có sự phát triển mạnh mẽ, chi nhánh đã đẩy mạnh công tác tín dụng KHCN, khách hàng là các DNVVN (khách hàng có doanh thu dưới hơn 20 tỷ đồng/ năm) để tăng cường tổng dư nợ tại chi nhánh. Chất lượng nợ của Chi nhánh được cải thiện khi Nợ xấu đã được
Huy động vốn bán lẻxử lý khá tốt từ năm 2016 đến nay, tuy nhiên nợ nhóm 2 phát sinh lại đang có dấu7.130 8.180 10.260 12.418 12.890 hiệu gia tăng đáng kể, tương đồng với sự tăng lên của dư nợ phân khúc Bán lẻ. Chi nhánh nhìn chung có quan điểm rủi ro tương đối chặt chẽ khi tỉ lệ cho vay không có tài sản bảo đảm thường chiếm dưới 20% và ngày cảng giảm đi. Các dư nợ ngoại bảng của Chi nhánh cũng đã được xử lý và quản lý tốt, tỉ trọng giảm mạnh qua các năm, chủ yếu là giảm do khoản nợ đã mua lại của VAMC.