Ngoài chỉ tiêu đánh giá tình hình dự trữ bắt buộc như các NHTM Việt Nam đang sử dụng, để đánh giá khả năng thanh khoản của một ngân hàng, nên sử dụng các chỉ tiêu chủ yếu được nêu trong bảng sau:
ngân hàng (8) Hệ số khả
năng thanh toán ngay
Tài sản có có thể thanh toán ngay trong 7 ngày tiếp theo
Đánh giá mức độ thanh toán ngay nợ cần phải thanh toán trong vòng 7 ngày
≥ 1 —
Tài sản nợ phải thanh toán trong 7 ngày tiếp theo______ (9) Tỷ lệ vốn
ngắn hạn cho vay trung, dài hạn
Dư nợ cho vay trung, dài hạn từ nguồn vốn ngắn hạn __________________V 100 Đánh giá việc dùng vốn ngắn hạn cho vay dài hạn ≤ 30% --- x Nguồn vốn ngắn hạn.______
hoàn trả các khoản nợ ngắn hạn.
Trong đó, tiền và tài sản dễ chuyển đổi thành tiền gồm:
- Tiền mặt tồn quĩ gồm (tiền mặt bằng đồng Việt Nam, ngoại tệ) - Vàng bạc, kim loại quí, đá quí tồn kho
- Tiền gửi không kỳ hạn tại NHNN, tiền gửi không kỳ hạn, có kỳ hạn ngắn hạn tại các TCTD trong nước và ngoài nước
- Chứng khoán ngắn hạn của Chính phủ và các loại giấy tờ có giá có thể chuyển đổi ra tiền hoặc có thể đem chiết khấu, tái chiết khấu tại NHNN
- Cam kết cho vay của các TCTD khác Tài sản nợ ngắn hạn gồm:
- Tiền gửi KKH của cá nhân, các TCKT, KBNN và các TCTD khác - Tiền gửi có kỳ hạn ngắn hạn của cá nhân, TCKT và các TCTD khác - Các khoản vay ngắn hạn của NHNN, các TCTD trong nước, ngoài nước - Các cam kết cho vay dưới 1 năm (nếu có).
Nhìn chung, trong điều kiện bình thường hệ số này càng cao chứng tỏ khả năng thanh toán các khoản nợ ngắn hạn của ngân hàng càng tốt. Song, nếu hệ số này cao quá sẽ ảnh hưởng đến khả năng sinh lời của ngân hàng, bởi vì tài sản có động là tài sản không sinh lời hoặc có độ sinh lời thấp. Do đó, định ra một hệ số hợp lý là vấn đề có ý nghĩa lớn trong hoạt động của mỗi NHTM. Tuy nhiên, khó có câu trả lời hệ số này nên ở mức bao nhiêu là hợp lý? Không có câu trả lời chung nhất cho mọi ngân hàng và ở mọi thời điểm. Sự biến động của nguồn tiền gửi thường chịu tác động của sự biến động của các yếu tố trong nền kinh tế như tốc độ tăng trưởng kinh tế, mức độ lạm phát, chính sách lãi suất... cũng như tình hình hoạt động và khả năng tài chính của mỗi ngân hàng. Bởi vậy, mỗi ngân hàng có hệ số khả năng thanh toán khác nhau. Thông thường, các ngân hàng hoạt động tốt hoặc trong điều kiện nền kinh tế ổn định có thể duy trì hệ số này ở mức thấp hơn các ngân hàng bị đánh giá là hoạt động yếu kém hoặc trong điều kiện nền kinh tế có nhiều biến động lớn nhưng mức tối thiểu không được thấp hơn mức biến động của nguồn tiền gửi ngắn hạn ở thời điểm tương ứng.
101
Thông qua hệ số khả năng thanh toán nhanh nợ ngắn hạn, nhà ngân hàng có thể đánh giá khái quát nhất tình hình thanh toán các khoản nợ ngắn hạn của ngân hàng tại một thời điểm nhất định. Tuy nhiên, hệ số này chưa cho biết khả năng có thể thanh toán ngay các khoản nợ cần phải thanh toán tại thời điểm đó. Bởi vậy, để đánh giá khả năng thanh toán ngay của ngân hàng cần thiết phải so sánh lượng tài sản có có thể thanh toán ngay với nhu cầu cần phải thanh toán ngay qua hệ số khả năng chi trả.
Chỉ tiêu (8): Hệ số khả năng thanh toán ngay: để đảm bảo an toàn trong hoạt động kinh doanh, đề phòng rủi ro do thiếu vốn khả dụng, Thống đốc NHNN đã có quy định về việc duy trì hệ số khả năng chi trả tối thiểu bằng 1 theo Thông tư 13/2010/TT-NHNN.
Chỉ tiêu (9): Tỷ lệ vốn ngắn hạn cho vay trung, dài hạn được quy định theo điều 5 Thông tư 15/2009/TT-NHNN, trong đó NHTM là 30.
Dư nợ cho vay trung, dài hạn từ nguồn vốn ngắn hạn bao gồm Dư nợ cho vay trung, dài hạn trừ đi phần dư nợ cho vay trung dài hạn theo chỉ định của chính phủ, trừ đi Nguồn vốn cho vay dài hạn.
Nguồn vốn ngắn hạn được dùng cho vay trung, dài hạn bao gồm: tiền gửi không kỳ hạn, có kỳ hạn dưới 12 tháng của tổ chức tín dụng khác; tiền gửi không kỳ hạn, có kỳ hạn dưới 12 tháng của tổ chức và cá nhân; tiền gửi tiết kiệm không kỳ hạn, có kỳ hạn dưới 12 tháng của cá nhân; nguồn vốn huy động trong nước dưới hình thức phát hành giấy tờ có giá ngắn hạn.
Theo quy định Nhà nước, tỷ lệ tối đa nguồn vốn cho vay trung, dài hạn đối với các tổ chức tín dụng là như nhau thì còn chưa hợp lý. Quy định này còn chưa gắn với tính kỳ hạn của mỗi nguồn vốn, chưa gắn với cơ cấu nguồn vốn cũng như tính ổn định và tính thanh khoản của nguồn vốn trong mỗi ngân hàng ở các thởi điểm khác nhau. Mỗi NH có kỳ hạn nguồn vốn dài hay tính ổn định của nguồn vốn cao thì việc chuyển hóa nguồn vốn có thể ở tỷ lệ cao
102
hơn mà vẫn đảm bảo tính an toàn. Hay một NH có tính thanh khoản cao do giữ các tài sản lỏng hoặc có khả năng huy động và vay mượn tốt, có khả năng chuyển đổi các khoản nợ nhanh thì có thể thực hiện chuyển đổi nguồn vốn với mức độ cao hơn.