Các NHTM rất quan tâm đến phân tích đánh giá thu nhập, chi phí, lợi nhuận và khả năng sinh lời để từ đó thấy sự hợp lý hay bất hợp lý để có biện pháp điều chỉnh kịp thời.
Tóm tắt theo từng nhóm qua bảng sau đây:
Bảng 3.7: Các chỉ tiêu đánh giá tình hình thu nhập chi phí và khả năng sinh lợi
sản_____________ ---Tổng tài sản- phí với thu nhập,
của thu nhập, chi
phí trong mối quan hệ với quy mô tài sản
(15) Tỷ lệ chi phí
trên tổng tài sản Tổng chi phí--- x 100
_______Tổng tài sản________________ (16) Tỷ lệ chi phí
trên thu nhập --- x 100Tổng chi phí
_______Tổng thu nhập______________
< 1 (17) Chênh lệch
lãi suất cơ bản ròng_______
Lãi suất bình quân phải Lãi suất bình trả cho nguồn vốn HĐ quân đầu ra - ---
Hệ số sử dụng vốn
(18) Tỷ suất lợi
nhuận trên
thu
Lợi nhuận trước thuế _______ x 100 _______Tổng thu nhập
Đánh giá khả
năng sinh lợi của thu nhập, tài sản, nguồn vốn chủ sở hữu (19) Tỷ suất lợi nhuận trên tổng tài sản
Lợi nhuận trước thuế ---__ x 100
---Tổng tài sản--- > 1
(20) Tỷ suất lợi nhuận trên nguồn vốn chủ sở hữu
Lợi nhuận sau thuế _______ x 100
_______Nguồn vốn chủ sở hữu________
15- 20%
Thứ nhất, việc sử dụng các chỉ tiêu tổng thu nhập, tổng chi phí mới chỉ cho thấy quy mô thu nhập và chi phí mỗi ngân hàng trong một thời kỳ nhất định cũng nhu sự biến động của chúng giữa các thời kỳ. Việc thay đổi quy mô thu nhập hay chi phí chua kết luận điều gì nếu nhu ngân hàng thay đổi quy mô đầu tu. Bời vậy, các nhà phân tích xem xét sự biến động của thu nhập và chi phí trong mối quan hệ với quy mô tài sản, nguồn vốn bằng các chỉ tiêu tỷ lệ thu nhập trên tổng tài sản, tỷ lệ chi phí trên tổng tài sản.
Chỉ tiêu (14) này phản ánh một đồng tài sản tạo ra bao nhiêu đồng thu nhập. Trong kỳ chỉ tiêu này càng cao chứng tỏ ngân hàng đã phân bổ tài sản hợp lý, tạo điều kiện nâng cao lợi nhuận cho ngân hàng.
Chỉ tiêu (15) phản ánh chi phí mà ngân hàng phải bỏ ra khi sử dụng một đồng tài sản. Chỉ tiêu này càng cao chứng tỏ công tác quản lý chi phí của ngân hàng càng yếu kém, đòi hỏi ngân hàng phải có những điều chỉnh nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh.
Chỉ tiêu (16) này cho biết cứ một đồng thu nhập của ngân hàng phải mất bao nhiêu đồng chi phí. Do đó, chỉ tiêu này càng nhỏ hơn 1 thì càng tốt. Nếu nó lớn hơn 1 chứng tỏ kinh doanh ngân hàng không hiệu quả, thu không đủ bù đắp chi. Bằng cách chi tiết hoá, chỉ tiêu (16) có thể đuợc chi tiết thành các chỉ tiêu bộ phận trong đó mỗi chỉ tiêu bộ phận là tỷ lệ của mỗi loại chi phí trên tổng thu nhập. Kết hợp với phuơng pháp cân đối, nhà quản trị ngân hàng có thể kết luận về hiệu quả từng mặt hoạt động của ngân hàng.
Bổ sung ba chỉ tiêu trên trong đánh giá tình hình thu nhập, chi phí và kết hợp sử dụng nhiều phuơng pháp phân tích thích hợp để phân tích các chỉ tiêu đó cho phép nhà quản trị đánh giá đuợc sự biến động và tính hợp lý trong sự biến động thu nhập, chi phí cũng nhu chất luợng công tác quản trị thu nhập, chi phí của ngân hàng ngay cả khi quy mô đầu tu thay đổi. Điều này sẽ
có thể có được nếu chỉ so sánh quy mô, cơ cấu thu nhập, chi phí một cách độc lập theo thời gian.
Thứ hai, các ngân hàng thương mai cần điều chỉnh lại các xác định chi tiêu chênh lệch lãi suất bình quân đầu vào đầu ra. Nhìn vào chỉ tiêu (17) ba nhân tố ảnh hưởng đến chênh lệch lãi suất là lãi suất bình quân đầu ra, lãi suất bình quân phải trả cho nguồn vốn huy động và hệ số sử dụng vốn. Nếu lãi suất bình quân đầu ra và hệ số sử dụng vốn càng cao thì chênh lệch lãi suất càng tăng. Ngược lại thì chênh lệch lãi suất càng bị thu hẹp. Bằng phương pháp tính theo các nhân tố ảnh hưởng, nhà phân tích có thể xác định được mức độ ảnh hưởng của mỗi nhân ố đến chênh lệch lãi suất, từ đó đề ra các biện pháp tác động cụ thể.
Thứ ba, Các chỉ tiêu (18), (19), (20) nếu sử dụng phương pháp so sánh, phương pháp phân tích tỷ lệ để xem xét chỉ tiêu suất sinh lời sẽ không thấy được mối quan hệ giữa khả năng sinh lơi và rủi ro của ngân hàng. Do đó, để đánh giá chính xác hiệu quả kinh doanh của ngân hàng đồng thời thiết lập kế hoạch về lợi nhuận trong tương lai, các nhà phân tích cần đi sâu vào xem xét mối quan hệ giữa các chỉ tiêu phản ánh khả năng sinh lời theo phương pháp Dupont như trong chương 1 có đề cập.