Hơn mọi doanh nghiệp khác, ngân hàng phải đối phó với các loại rủi ro từ mọi nguồn gốc. Trong đó, những rủi ro chủ yếu thường được xem xét trong hoạt động ngân hàng là: rủi ro tín dụng, rủi ro thanh khoản, rủi ro lãi suất và rủi ro hối đoái.
Việc đánh giá rủi ro thanh khoản, rủi ro tín dụng đã được đề cập trong các nội dung đánh giá khả năng thanh khoản và đánh giá hoạt động tín dụng chương 3. Để đánh giá mức độ rủi ro thanh khoản, có thể sử dụng chỉ tiêu hệ
số khả năng chi trả. Hệ số khả năng chi trả càng thấp thể hiện rủi ro thanh khoản càng tăng. Để đánh giá mức độ rủi ro tín dụng có thể sử dụng chỉ tiêu tỷ lệ nợ quá hạn và tỷ lệ nợ quá hạn không có khả năng thu hồi. Nếu so với kỳ truớc hoặc với cùng chỉ tiêu của các ngân hàng có qui mô hoạt động tuơng tự, các chỉ tiêu trên càng lớn thể hiện mức độ rủi ro tín dụng càng cao. Trong nội dung này, xin đuợc nêu thêm các chỉ tiêu đánh giá rủi ro lãi suất và rủi ro hối đoái.
a. Chỉ tiêu đánh giá rủi ro lãi suất
Tình thế rủi ro lãi suất của một ngân hàng bắt nguồn từ sự mất cân đối trong cơ cấu tài sản, nguồn vốn. Sự mất cân đối ở đây đuợc hiểu là sự chênh lệch về thời gian, mà trong khoảng thời gian đó lãi suất của tài sản, nguồn vốn có sự biến động. Bởi vậy, để đánh giá rủi ro lãi suất, truớc hết cần phân loại tài sản, nguồn vốn thành tài sản, nguồn vốn nhạy cảm với lãi suất và tài sản, nguồn vốn không nhạy cảm với lãi suất. Nếu tài sản hoặc nguồn vốn mà thu nhập hay chi phí về lãi biến đổi theo sự dao động của lãi suất trong một thời kỳ nhất định đuợc xem là tài sản, nguồn vốn nhạy cảm lãi suất. Nguợc lại, nếu tài sản hoặc nguồn vốn mà thu nhập hay chi phí về lãi không biến đổi theo sự dao động của lãi suất trong cùng thời kỳ đó đuợc xem nhu không nhạy cảm lãi suất. Vấn đề đặt ra là lựa chọn thời kỳ đo luờng tính nhạy cảm là điều rất quan trọng. Một tài sản nhạy cảm trong một thời kỳ, có thể không nhạy cảm trong một thời kỳ ngắn hơn. Một thời kỳ quá dài thì hầu nhu tất cả tài sản đều nhạy cảm với lãi suất. Tuỳ theo tần số biến động lãi suất và trình độ quản trị, nhà ngân hàng có thể đua ra thời kỳ xác định sát với ngày đánh giá lại lãi suất của tài sản và nguồn vốn. Tuy nhiên, với sự biến động của lãi suất và trình độ quản trị của các NHTM, thời kỳ xác định tài sản nhạy cảm lãi suất nên đặt trong khoảng 90 ngày. Khi đó, tài sản nhạy cảm lãi suất bao gồm: chứng khoán có thời hạn còn lại duới 90 ngày; các khoản cho vay có thời hạn còn lại duới 90 ngày. Nguồn vốn nhạy cảm lãi suất bao gồm toàn bộ nguồn
vốn huy động có kỳ hạn còn lại dưới 90 ngày. Để nhận biết rủi ro và đánh giá mức độ rủi ro lãi suất có thể sử dụng các chỉ tiêu:
(1) Độ lệch tài sản nhạy cảm lãi suất (1a) Độ lệch tài sản nhạy cảm lãi suất
Độ lệch tài sản _ Tài sản nhạy cảm Nguồn vốn nhạy
nhạy cảm lãi suất lãi suất cảm lãi suất
Nếu độ lệch dương thì rủi ro xảy ra khi lãi suất thị trường giảm xuống, ngược lại độ lệch âm thì rủi ro xảy ra khi lãi suất thị trường tăng.
(1b) Hệ số độ lệch
Hệ số Tài sản nhạy cảm lãi suất
độ = ---
lệch Nguồn vốn nhạy cảm lãi suất
Nếu hệ số độ lệch càng cao, mức độ rủi ro cũng càng lớn.
b. Chỉ tiêu đánh giá rủi ro hối đoái
Rủi ro hối đoái xảy ra khi có sự biến động tỷ giá của các ngoại tệ mà NHTM giữ dưới dạng tài sản, nguồn vốn hoặc cả hai. Các chỉ tiêu được sử dụng để đánh giá mức độ rủi ro hối đoái là:
Nếu hệ số độ lệch càng cao, mức độ rủi ro cũng càng lớn
(1) Trạng thái ngoại tệ trường (đoản) so với vốn tự có
Trạng thái ngoại tệ trường (đoản) Vốn tự có của ngân hàng
(2) Tổng trạng thái ngoại tệ trường (đoản)
so với vốn tự có
Tổng trạng thái ngoại tệ trường (đoản) Vốn tự có của ngân hàng
Để giảm thiểu rủi ro hối đoái, tại quyết định 18/1998/QĐ-NHNN7, NHNN đã quy định đối với các TCTD: tổng trạng thái ngoại tệ trường (đoản) cuối ngày không được vượt quá 30% vốn tự có của TCTD, trạng thái trường (đoản) cuối ngày đối với Đô la Mỹ không được vượt quá 15% vốn tự có của TCTD.
Trên đây là hệ thống chỉ tiêu chủ yếu đuợc bổ sung và hoàn thiện nhằm giúp ngân hàng TMCP Quốc tế Việt Nam nói riêng và của các NHTM nói chung thấy đuợc thực chất tình hình và kết quả kinh doanh của mình, từ đó có thể ra các quyết định quản lý cũng nhu hoạch định chiến lược phát triển kinh doanh trong tương lai. Tuy nhiên, hệ thống các chỉ tiêu trên chỉ là công cụ phục vụ cho quá trình phân tích, để hệ thống chỉ tiêu đảm bảo tính đúng đắn, khả thi và phát huy được đầy đủ ý nghĩa của nó trong quá trình phân tích, cần có nhiều giải pháp đồng bộ không chỉ của bản thân các ngân hàng mà còn cần có sự hỗ trợ nhất định từ phía các cơ quan quản lý Nhà nước trong lĩnh vực tiền tệ, ngân hàng.