6. Kết cấu của luận văn
1.2.5. Các mối quan hệ giữa các bên liên quan trong bảo hiểm xã hội tự nguyện
1,65% (số người tham gia BHXH tự nguyện 884/53.495 số người trong độ tuổ lao động) và mức độ bao phủ của đối tượng tham gia bảo hiểm xã hộ trên số lao động trong độ tuổi lao động có tham gia BHXH là 26,61% (số người tham gia BHXH tự nguyện 884/3.322 số người tham gia BHXH)
1.2.5. Các mối quan hệ giữa các bên liên quan trong bảo hiểm xã hội tựnguyện nguyện
Theo quy định pháp luật BHXH của các nước, trong BHXH nói chung cũng như BHXH TN nói riêng luôn tồn tại mối quan hệ ràng buộc giữa trách nhiệm và quyền lợi BHXH. Mối quan hệ này trong BHXH TN diễn ra giữa ba bên: bên tham gia BHXH, bên BHXH và bên được BHXH. Bên tham gia trong BHXH TN là NLĐ (trong một số trường hợp có thể là sự tham gia của Nhà nước). Bên BHXH TN là bên nhận trách nhiệm bảo hiểm cho NLĐ, là tổ chức BHXH do Nhà nước lập ra (tùy theo từng nước có thể có hệ thống BHXH riêng và hệ thống BHXH TN riêng hoặc BHXH TN là một tiểu hệ thống của hệ thống BHXH quốc gia). Bên BHXH nhận tiền đóng góp của NLĐ tham gia BHXH TN (bên tham gia), tạo lập quỹ BHXH TN, quản lý quỹ và chi trả các trợ cấp BHXH TN theo quy định của pháp luật cho người thụ hưởng (bên được bảo hiểm). Bên được BHXH TN là NLĐ tham gia BHXH hoặc gia đình họ theo quy định của pháp luật BHXH, được trả trợ cấp BHXH khi có các nhu cầu về BHXH (khi tuổi già như ở nước ta hoặc hưởng các trợ cấp BHXH khác như ở nhiều nước tổ chức BHXH TN). Bên tham gia BHXHTN và bên được BHXH TN, xét về tổng thể là một, nhưng theo từng giai đoạn, từng thời điểm thì có sự khác nhau vì tính trễ của việc đóng - hưởng BHXH TN (đóng hiện tại, nhưng hưởng ở tương lai). Điều này cũng
khác với BHXH BB, khi bên tham gia BHXH ngoài NLĐ còn có người sử dụng lao động và Nhà nước trong một số trường hợp. Các quan hệ giữa các bên chủ yếu là quan hệ tài chính BHXH (quan hệ đóng - hưởng) và quan hệ pháp lý, theo quy định của pháp luật BHXH. Quan hệ này đảm bảo lợi ích cho NLĐ khi tham gia BHXH mà gặp phải “các rủi ro xã hội” dẫn đến phát sinh các nhu cầu BHXH; đồng thời đảm bảo quyền (được pháp luật quy định) của tổ chức BHXH, nhằm đảm bảo cho hệ thống này hoạt động bình thường trong các điều kiện.
So với BHXH bắt buộc, trong BHXH TN không có sự tham gia của người sử dụng lao động (cũng là bên tham gia BHXH trong BHXH BB), vì NLĐ trong BHXH TN vừa là người chủ vừa là người làm thuê cho chính mình. Vai trò của nhà nước trong BHXH TN cũng khác với trong BHXH BB. Nếu như trong BHXH BB, Nhà nước tham gia BHXH với hai tư cách. Tư cách thứ nhất là người chủ sử dụng lao động của công chức, viên chức Nhà nước, phải đóng một phần BHXH cho những đối tượng này (tương tự như chủ sử dụng lao động trong các doanh nghiệp). Tư cách thứ hai của Nhà nước là người quản lý xã hội. Với tư cách này, Nhà nước có trách nhiệm bảo hộ cho các hoạt động BHXH, nhằm đảm bảo cho BHXH đạt được mục tiêu xã hội, góp phần ổn định xã hội. Ngoài ra, Nhà nước có trách nhiệm hỗ trợ cho Quỹ BHXH trong những trường hợp cần thiết, như suy thoái kinh tế, chiến tranh… đảm bảo cho Quỹ BHXH không bị “vỡ” trong mọi trường hợp. Đối với BHXH TN, Nhà nước chỉ có vai trò trong tư cách thứ hai này.
1.3. CÁC YẾU TỐ ANH HƯỞNG ĐẾN VIỆC PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ BHXH TỰ NGUYỆN
Thể chế chính sách về các dịch vụ bảo hiểm xã hội tự nguyện
Về đối tượng, mức đóng, tỷ lệ đóng, thời gian tham gia với mức hưởng và các chính sách khuyến khích, ưu đãi cho đối tượng tham gia BHXH TN có
ảnh hưởng rất lớn tới việc tham gia BHXH. Nếu chính sách pháp luật quy định theo hướng thuận lợi và có hỗ trợ kinh phí cho một số nhóm đối tượng nhằm khuyến khích phát triển số đông người tham gia và đảm bảo được lợi ích của họ thì sẽ có đông người tham gia; còn chính sách, pháp luật quy định theo hướng chặt chẽ, kèm theo các quy định có tính chất, điều kiện bắt buộc phải thỏa mãn một số điều kiện nào đó mới được tham gia hoặc được hưởng hay tham gia không đem lại lợi ích mong muốn thì sẽ làm cản trở việc tham gia của nhiều người khi họ có nhu cầu tham gia BHXH TN nhưng lại không thỏa mãn được các điều kiện quy định của pháp luật (Nguyễn Anh Vũ và cs., 2004).
Để chính sách BHXH TN đưa ra và triển khai thành công thì đây cũng là một hình thức dịch vụ công đó là chính sách BHXH tự nguyện, cần 4 yếu tố sau:
(1) Có thị trường hay có một lượng cầu đủ lớn về dịch vụ;
(2) Sản phẩm dịch vụ được thiết kế phù hợp với nhu cầu, thị hiếu của khách hàng;
(3) Tổ chức thực hiện hiệu quả; (4) Có chiến lược tiếp thị phù hợp.
Để đảm bảo thành công thì tất cả các yếu tố phải được tổ chức tốt. Nếu thất bại tại một khâu nào đó cũng có thể làm cho chương trình thất bại. Nhưng nếu không xác định đúng thì sẽ không giải quyết được vấn đề. Công tác hoạch định chính sách thường mắc hai lỗi là: (1) đưa ra chính sách duy ý chí, không xem xét nhiều đến thị trường; và (2) quá tập trung vào vấn đề đưa ra và sửa đổi chính sách nhưng lại ít tập trung vào vấn đề triển khai (Lưu Quang Tuấn, 2006).
Nhận thức của người dân
ảnh hưởng trực tiếp đến việc quyết định có tham gia BHXH TN hay không tham gia. Người dân có hiểu biết về BHXH TN thì họ mới biết được là khi tham gia họ phải đóng bao nhiêu tiền một tháng, quyền lợi họ được hưởng những gì và khả năng họ có thể tham gia được hay không, ý nghĩa của việc tham gia BHXH TN cho chính họ và gia đình, xã hội
Nhân tố về thu nhập
Kinh tế xã hội đất nước có vai trò quan trọng ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển của BHXH TN. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế, hội nhập kinh tế quốc tế, đa dạng hóa nền kinh tế nhiều thành phần, thay đổi thể chế kinh tế theo định hướng thị trường xã hội chủ nghĩa… không chỉ ảnh hưởng đến riêng cuộc sống của NLĐ mà còn là sự thay đổi của nền kinh tế xã hội quốc gia. Nó có ảnh hưởng trực tiếp đến thu nhập, việc làm, nhận thức của NLĐ trên phạm vi vĩ mô. Sự phát triển kinh tế xã hội mạnh mẽ sẽ làm cho đời sống vật chất tinh thần của NLĐ không ngừng được cải thiện đặc biệt là những lao động tự do, những lao động không được tham gia BHXH bắt buộc. Từ đó khiến cho họ có thêm nhận thức và có nhu cầu tham gia BHXHTN cao hơn.
Tăng trưởng kinh tế của đất nước có ảnh hưởng không nhỏ đến khả năng tham gia BHXH TN của NLĐ. Khả năng tham gia BHXH TN là toàn bộ giá trị mà những NLĐ thu nhập được trong quá trình lao động sau khi đã chi dùng cho các nhu cầu của bản thân và gia đình họ.
Thể chế tổ chức bộ máy và cán bộ
Để thực hiện tốt công tác chuyên môn của ngành bảo hiểm nói chung cũng như công tác thu BHXH đạt hiệu quả cao thì cần phải có sự phối hợp của nhiều yếu tố, bên cạnh yếu tố số lượng cán bộ, viên chức thì không thể không xem xét, nghiên cứu tới trình độ của đội ngũ viên chức mà trình độ đội ngũ này ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng và hiệu quả công việc của những viên chức trực tiếp làm công tác BHXH.
CHƯƠNG 2
THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ BẢO HIỂM XÃ HỘI TỰ NGUYỆN TẠI BHXH HUYỆN VĨNH THUẬN, TỈNH KIÊN
GIANG
2.1. KHÁI QUÁT VỀ BẢO HIỂM XÃ HỘI HUYỆN VĨNH THUẬN, TỈNH KIÊN GIANG
2.1.1. Điều kiện tự nhiên và tình hình phát triển kinh tế - xã hội huyện Vĩnh Thuận, tỉnh Kiên Giang
2.1.1.1 Điều kiện tự nhiên.
Vĩnh Thuận là huyện vùng U Minh Thượng, tỉnh Kiên Giang cách trung tâm thành phố Rạch giá gần 90km với diện tích tự nhiên là 39.443,91ha. Phía Bắc giáp huyện Gò Quao; Tây giáp huyện U Minh Thượng (Kiên Giang); Đông giáp huyện Hồng Dân của tỉnh Bạc Liêu; Nam giáp huyện Thới Bình của tỉnh Cà Mau. Đơn vị hành chính của huyện gồm 07 xã, 01 thị trấn, với 50 ấp, 04 khu phố và 551 tổ nhân dân tự quản thuộc vùng kinh tế xã hội khó khăn. Dân số 22.547 hộ, với 81.547 khẩu, trong đó dân tộc kinh chiếm 90,31%; dân tộc Khmer chiếm 8,51%; dân tộc Hoa chiếm 1,14%, dân tộc khác chiếm 0,04%. Huyện có 04 tôn giáo là: Phật giáo, Cao đài, Tịnh độ cư sĩ và Hòa hảo.
2.1.1.2 Tình hình phát triển kinh tế - xã hội
Trong những năm qua, tình hình kinh tế của huyện tiếp tục phát triển, đời sống nhân dân được cải thiện, nâng lên rõ rệt. Các dự án đầu tư, các chương trình phát triển kinh tế, xã hội, các đề án, quy hoạch đã được triển khai thực hiện. Thu nhập bình quân đầu người tăng từ 39,6 triệu đồng/người/năm (năm 2017) lên 52 triệu đồng/người/năm (năm 2019). Tỷ lệ hộ nghèo từ 10,32% năm 2017 giảm xuống còn 5,03% năm 2019; Cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tăng dần tỷ trọng trong các ngành thương
mại-dịch vụ, giảm tỷ trọng ngành nông nghiệp; các chương trình, dự án phát triển kinh tế-xã hội được tập trung chỉ đạo thực hiện có hiệu quả, theo đó ưu tiên phát triển các ngành nghề trọng điểm, đồng thời mở rộng dịch vụ để thu hút các nhà đầu tư tham gia xây dựng kết cấu hạ tầng xã hội; kết cấu hạ tầng được quan tâm đầu tư xây dựng; Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới đạt được những kết quả quan trọng; thị trấn Vĩnh Thuận tiếp tục được quan tâm đầu tư, chỉnh trang từng bước phấn đấu để đạt đô thị loại 4 trong những năm tới; quốc phòng-an ninh giữ vững ổn định, trật tự an toàn xã hội được tăng cường; công tác cải cách hành chính có nhiều tiến bộ. Sự nghiệp giáo dục, đào tạo, xây dựng trường chuẩn, chăm sóc sức khỏe nhân dân, văn hóa, thể thao, giảm nghèo, giải quyết việc làm, đền ơn đáp nghĩa có những chuyển biến tích cực.
2.1.2. Tình hình dân cư và lao động.
Là huyện có quy mô dân số trung bình trong tỉnh, năm 2017- 2019 dân số trung bình trên địa bàn huyện khoảng 93 ngàn người, chiếm khoảng 9% dân số toàn tỉnh. Là một huyện vùng sâu vùng sa nên dân số sống rải rác dọc theo các tuyến giao thông đường thủy, bộ trên toàn huyện trừ thị trấn Vĩnh Thuận là trung tâm huyện nơi tập trung khoảng 13% dân số huyện sinh sống.
Nguồn lao động chiếm tỷ lệ tương đối cao trong tổng số dân, bình quân lao động hàng năm giai đoạn 2017 - 2019 tỷ lệ nguồn lao động dao động trong khoảng 57% - 58%. Số người trong độ tuổi lao động năm 2017 là 52.079 người, năm 2019 có 53.495 người, chiếm 58% dân số toàn tỉnh, cho thấy lực lượng lao động trong độ tuổi có khả năng lao động là lớn. Đây là nguồn lực lao động quan trọng cho phát triển kinh tế - xã hội, cho việc hình thành các ngành sản xuất mới, đặc biệt đây là điều kiện tiền đề cho việc phát triển dịch vụ BHXHTN cho người dân trên địa bàn huyện Vĩnh Thuận, tỉnh Kiên Giang.
2.1.3. Khái quát về Bảo hiểm xã hội huyện Vĩnh Thuận, tỉnh Kiên Giang.
2.1.3.1. Thành lập và phát triển BHXH huyện Vĩnh Thuận
Cùng với việc thực hiện đổi mới toàn diện đất nước vào năm 1986, hệ thống BHXH cũng đã có những cải cách đáng kể tạo nên những bước nhảy vọt trong quá trình phát triển. Một trong những điểm mốc đó là việc thành lập BHXH Việt Nam theo Nghị định 19/CP được chính phủ ban hành ngày 16/02/1995, trên cơ sở tách bộ phận làm công tác BHXH của hai ngành LĐTB&XH và Liên đoàn lao động thành một tổ chức mới. Theo quy định, BHXH Việt Nam có ba cấp là: Trung ương; Tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; quận, huyện, thị xã, thành phố trực thuộc tỉnh. Như vậy một hệ thống BHXH từ Trung ương đến địa phương cũng đã ra đời.
BHXH huyện Vĩnh thuận được thành lập theo Quyết định số 1754/QĐ- BHXH-TCCB ngày 16 tháng 02 năm 1995 của Tổng Giám đốc BHXH Việt Nam.
Cùng với sự phát triển của ngành, hơn 20 năm qua BHXH huyện Vĩnh Thuận đã không ngừng lớn mạnh và phát triển cả về bộ máy và đội ngũ cán bộ. Khi mới thành lập tháng 02 năm 1995, BHXH huyện có 3 viên chức. Cán bộ, công chức chuyển sang được sắp xếp bố trí công việc phù hợp với khả năng, kế thừa được kinh nghiệm trong công tác. Đến nay, BHXH huyện có 12 cán bộ, viên chức, trong đó có 01 Giám đốc, 01 phó giám đốc và các cán bộ ở 07 bộ phận nghiệp vụ. Chi bộ BHXH huyện Vĩnh Thuận được thành lập trực thuộc huyện ủy Vĩnh Thuận với 07 đảng viên. Ngoài ra đơn vị còn có các tổ chức, đoàn thể như: Đoàn thanh niên, Công đoàn đều sinh hoạt trực thuộc huyện đoàn, liên đoàn lao động huyện Vĩnh Thuận.
2.1.3.2. Nhiệm vụ và chức năng của BHXH huyện Vĩnh Thuận
đặt tại thị trấn Vĩnh Thuận huyện Vĩnh Thuận, nằm trong hệ thống BHXH Việt Nam.
BHXH huyện Vĩnh Thuận có chức năng giúp giám đốc BHXH tỉnh Kiên Giang tổ chức thực hiện các chính sách, chế độ BHXH và quản lý tài chính BHXH trên địa bàn huyện. BHXH huyện chịu sự quản lý trực tiếp, toàn diện của giám đốc BHXH tỉnh, chịu sự quản lý hành chính trên địa bàn lãnh thổ của UBND huyện Vĩnh Thuận
BHXH huyện có tư cách pháp nhân, có con dấu, tài khoản và trụ sở riêng. Các nhiệm vụ chính của BHXH huyện Vĩnh Thuận:
Xây dựng chương trình, kế hoạch công tác năm trình giám đốc Bảo hiểm xã hội tỉnh Kiên Giang phê duyệt và tổ chức thực hiện
Hướng dẫn đơn vị sử dụng lao động lập danh sách tham gia BHXH, đôn đốc, theo dõi việc thu nộp BHXH, BHYT, BHTN của các đơn vị trên địa bàn huyện.
Tiếp nhận kinh phí, danh sách và chi trả cho các đối tượng hưởng các chế độ BHXH do BHXH tỉnh Kiên Giang chuyển đến theo phân cấp. Theo dõi việc thay đổi địa chỉ, danh sách tăng, giảm đối tượng hưởng chế độ trong quá trình chi trả.
Tiếp nhận đơn thư khiếu nại, tố cáo về chế độ, chính sách BHXH, BHYT, BHTN để giải quyết theo thẩm quyền hoặc báo cáo BHXH tỉnh Kiên Giang xem xét giải quyết.
Quản lý các đối tượng khám chữa bệnh có BHYT bắt buộc và BHYT hộ gia đình theo quy định của BHXH tỉnh Kiên Giang trên địa bàn huyện phụ trách.
Hướng dẫn, đôn đốc các đơn vị làm thủ tục gia hạn, phát hành thẻ BHYT theo phân cấp của BHXH tỉnh.
Thực hiện thông tin, tuyên truyền, giải thích chế độ, chính sách BHXH, BHYT, BHTN trên địa bàn huyện.
Đề xuất, kiến nghị, phối hợp với phòng thanh tra tỉnh kiểm tra các tổ chức, cá nhân trong việc thực hiện các chế độ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp.
Có quyền khởi kiện vụ án dân sự đối với các đơn vị nợ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế để yêu cầu tòa án bảo vệ lợi ích công cộng, lợi ích nhà nước trong lĩnh vực bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế trên địa bàn.
Quản lý và sử dụng công chức, viên chức, tài chính, tài sản của BHXH huyện.
2.1.3.3. Cơ cấu tổ chức
Sơ đồ 1.2. Cơ cấu tổ chức BHXH huyện Vĩnh Thuận
Giám đốc BHXH huyện là người chịu trách nhiệm chung các hoạt động chuyên môn của BHXH huyện trước giám đốc BHXH tỉnh và Huyện uỷ, UBND huyện. Giám đốc phụ trách trực tiếp các bộ phận (Tài chính, kế toán, quản lý thu, quản lý sổ, thẻ, chế độ BHXH, kiểm ta, tổ chức cán bộ) ngoài ra giám đốc có sự chỉ đạo, lãnh đạo chung phó giám đốc và toàn thể các bộ phận