Bài học kinh nghiệm cho Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển Nông

Một phần của tài liệu 1203 quản lý rủi ro tín dụng tại NH nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh huyện thanh sơn phú thọ luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 39 - 85)

Qua nghiên cứu công tác quản trị rủi ro tín dụng (RRTD) của một số ngân hàng trong nước, có thể rút ra một số nhận xét như sau:

nhánh với sự phân cấp rõ ràng về mức phán quyết, chính sách khách hàng và danh mục đầu tư. Ngân hàng cần chú ý hơn đến việc phân quyền và kiểm soát việc phân quyền phán quyết trong cho vay để có thể giải quyết nhanh, chính xác trong hoạt động cho vay, tăng trách nhiệm của mỗi cán bộ Tín dụng.

- Hoàn thiện quy trình cho vay theo hướng gọn nhẹ, đảm bảo tính an toàn, hiệu quả và tuân thủ theo quy định của pháp luật.

- Tổ chức thực hiện quy trình tín dụng, quy trình quản lý rủi ro theo đúng kế hoạch, lộ trình, có thể tổ chức thực hiện thử nghiệm trước sau đó đánh giá kết quả và rút kinh nghiệm.

- Hoàn thiện văn bản pháp lý theo chuẩn mực quốc tế. Coi trọng công tác kiểm tra, giám sát vì kiểm tra, giám sát sau khi cho vay là một quá trình không thể thiếu trong hoạt động hạn chế rủi ro tín dụng nhằm kịp thời phát hiện và ngăn chặn những rủi ro có thể phát sinh từ đó hoàn thiện cơ chế giám sát rủi ro tín dụng.

- Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ Tín dụng: để hạn chế những rủi ro tín dụng gây ra do cán bộ ngân hàng thì ngân hàng cần thường xuyên chấn chỉnh về thái độ làm việc, đạo đức nghề nghiệp, tổ chức các khóa đào tạo định kỳ nâng cao trình độ nghịêp vụ của cán bộ.

Đây là những bài học kinh nghiệm đối với Agribank Chi nhánh huyện Thanh Sơn Phú Thọ trong việc hạn chế và phòng ngừa RRTD, góp phần giúp cho hoạt động của hệ thống Agribank phát triển bền vững.

TÓM TẮT CHƯƠNG 1

Trong chương 1, tác giả xây dựng khung lý thuyết về hoạt động tín dụng tại các ngân hàng thương mại, đặc điểm và các hình thức tín dụng ngân hàng, rủi ro tín dụng ngân hàng, những chỉ tiêu đánh giá rủi ro tín dụng ngân hàng cũng như những yếu tố ảnh hưởng đến rủi ro hoạt động tín dụng tại các ngân hàng thương mại. Tác giả cũng trình bày nội dung công tác quản lý rủi ro tín dụng tại các ngân hàng thương mại. Dựa trên những kinh nghiệm của Ngân hàng thương mại cổ phần Công thương Việt Nam và kinh nghiệm của Ngân hàng thương mại cổ phần Kỹ thương Việt Nam, tác giả rút ra bài học kinh nghiệm trong công tác quản lý rủi ro tín dụng trong hoạt động cho vay tại Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển Nông thôn Việt Nam - Chi nhánh huyện Thanh Sơn Phú Thọ. Nội dung chương 1 sẽ làm cơ sở cho quá trình phân tích thực trạng hoạt động tín dụng cũng như công tác quản lý rủi ro tín dụng trong hoạt động cho vay tại Agribank huyện Thanh Sơn Phú Thọ trong chương 2.

CHƯƠNG 2

THỰC TRẠNG QUẢN LÝ RỦI RO TÍN DỤNG TRONG HOẠT ĐỘNG CHO VAY TẠI AGRIBANK CHI NHÁNH HUYỆN THANH SƠN PHÚ THỌ 2.1. Tổng quan về địa bàn huyện Thanh Sơn tỉnh Phú Thọ và Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển Nông thôn Việt Nam - Chi nhánh huyện Thanh Sơn Phú Thọ

2.1.1. Đặc điểm kinh tế - xã hội trên địa bàn huyện Thanh Sơn tỉnh Phú Thọ

- Vị trí địa lý:

Thanh Sơn là một huyện miền núi nằm ở phía Tây Nam của tỉnh Phú Thọ, huyện có tuyến đường Quốc lộ 32A và Quốc lộ 70B chạy qua, nối Thủ đô Hà Nội với các tỉnh vùng Tây Bắc của Tổ quốc.

Được thành lập năm 1833, trải qua 184 năm xây dựng và phát triển, đến nay, huyện Thanh Sơn với 23 đơn vị hành chính gồm 1 thị trấn và 22 xã. Những năm qua, dưới sự lãnh đạo của Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh, Đảng bộ, chính quyền và nhân dân các dân tộc trong huyện đã nỗ lực phấn đấu đạt được nhiều kết quả đáng khích lệ, kinh tế- xã hội tiếp tục duy trì tốc độ tăng trưởng, đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân ngày càng được nâng lên.

- Văn hóa - xã hội:

Các lĩnh vực văn hóa - xã hội được quan tâm và có nhiều bước phát triển. Sự nghiệp giáo dục đào tạo có nhiều khởi sắc, toàn huyện hiện có 51 trường học đạt chuẩn Quốc gia, trong đó nhiều trường đạt chuẩn Quốc gia mức độ 2; 7/23 xã, thị trấn

đạt Bộ tiêu chí Quốc gia về y tế; 86% hộ đạt tiêu chuẩn gia đình văn hóa, 84,9% khu dân cư đạt tiêu chuẩn khu dân cư văn hóa, 100% khu dân cư có nhà văn hóa.

Công tác quản lý, sử dụng tài nguyên đất đai và bảo vệ môi trường tiếp tục được chú trọng. Lĩnh vực xây dựng kết cấu hạ tầng có nhiều khởi sắc, nhất là hệ thống cầu, đường giao thông như: Cầu qua sông Bần xã Võ Miếu; đường giao thông liên huyện Thanh Thủy - Thanh Sơn; hệ thống đường giao thông nông thôn được bê tông hóa... Chương trình xây dựng nông thôn mới được quan tâm chỉ đạo, đến nay xã Lương Nha đã đạt chuẩn nông thôn mới.

- Kinh tế

Năm 2018, tình hình kinh tế trong nước dự báo tiếp tục ổn định và phát triển, môi trường đầu tư, kinh doanh trong nước, trong tỉnh tiếp tục cải thiện. Tính đến hết năm 2018, giá trị tăng thêm (giá năm 2010) ước đạt 1.561,7 tỷ đồng, tăng 6,2% so với năm 2017. Trong đó: Nông lâm nghiệp, thủy sản tăng 5,4%, Công nghiệp - xây dựng tăng 9,5%, dịch vụ thương mại 5,4%; Cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tích cực, phù hợp với định hướng của huyện. Tỷ trọng Nông - Lâm nghiệp - Thủy sản 40,2%; Dịch vụ 36,2 %; Công nghiệp - xây dựng 23,6%.

Đạt được những kết quả trên, huyện tập trung chỉ đạo phát triển công nghiệp, nhất là công nghiệp chế biến nông, lâm sản có sự chuyển biến tích cực, góp phần đưa sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, xây dựng duy trì, phát triển. Trong công nghiệp khai thác, chế biến khoáng sản đã từng bước chuyển từ khai thác, bán nguyên liệu thô sang chế biến sâu. Cùng với đó, Thanh Sơn đẩy mạnh đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng, tích cực chủ động phối hợp với các sở, ngành, tranh thủ sự giúp đỡ của Tỉnh và Trung ương để thu hút tối đa các nguồn lực đầu tư một số công trình trọng điểm; từng bước đầu tư xây dựng mới và cải tạo nâng cấp cơ sở vật chất cho các trường học, các thiết chế văn hoá trên địa bàn...; lồng ghép các nguồn vốn đầu tư cho chương trình xây dựng nông thôn mới, vì vậy, hạ tầng kinh tế kỹ thuật nông thôn được cải thiện rõ rệt. Các ngành dịch vụ tiếp tục được đầu tư mở rộng và phát triển, cung ứng đầy đủ, kịp thời các mặt hàng, dịch vụ thiết yếu phục vụ sản xuất và đời sống của nhân dân.

2.1.2. Quá trình hình thành và phát triển của Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển Nông thôn Việt Nam - Chi nhánh huyện Thanh Sơn Phú Thọ

Trước yêu cầu của công cuộc đổi mới, một trong những điểm mốc quan trọng của ngành Ngân hàng là Nghị định số 53/HĐBT ngày 26/3/1988 của hội đồng Bộ trưởng về việc “Tổ chức bộ máy Ngân hàng nhà nước Việt Nam”. Nghị định này đã mở đầu trang sử cho hoạt động Ngân hàng trong thời kỳ đổi mới chuyển từ Ngân hàng một cấp thành Ngân hàng hai cấp, đó là Ngân hàng Nhà nước và Ngân hàng chuyên doanh. Từ ngày 01/10/1988 Ngân hàng phát triển Nông nghiệp Phú Thọ nói

chung và Ngân hàng phát triển Nông nghiệp Thanh Sơn nói riêng chính thức được thành lập và đi vào hoạt động từ năm 1988.

Ngày 15/11/1996 được Thủ tướng Chính phủ ủy quyền, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ký quyết định số 280/QĐ-NHNN đổi tên Ngân hàng Phát triển Nông nghiệp Việt Nam thành Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam. Do đó, Ngân hàng Phát triển Nông nghiệp Thanh Sơn cũng đổi tên thành Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển Nông thôn Việt Nam - Chi nhánh huyện Thanh Sơn tỉnh Phú Thọ.

Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển Nông thôn Việt Nam - Chi nhánh huyện Thanh Sơn tỉnh Phú Thọ là một đơn vị hoạt động kinh doanh có đầy đủ tư cách pháp nhân, có con dấu riêng và có cùng chức năng, nhiệm vụ như những Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển Nông thôn khác trên cùng địa bàn tỉnh Phú Thọ.

Trụ sở của Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển Nông thôn Việt Nam - Chi nhánh huyện Thanh Sơn tỉnh Phú Thọ được đặt tại vị trí rộng rãi, thuận lợi, là trung tâm của huyện, là nơi tập trung nhiều cơ quan, ban ngành của huyện như: Huyện ủy, UBND huyện, Kho bạc Nhà nước, Chi cục Thuế, Công an huyện, Huyện đội, Tòa án nhân dân, Viện kiểm sát nhân dân và nhiều cơ quan ban ngành khác. Đồng thời, trên địa bàn này có nhiều cơ sở sản xuất, nhiều doanh nghiệp đóng trên địa bàn, dân cư đông đúc nên khách hàng khá phong phú.

Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam - chi nhánh huyện Thanh Sơn Phú Thọ (Agribank Chi nhánh huyện Thanh Sơn Phú Thọ) là chi nhánh ngân hàng thuộc hệ thống Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam thực hiện chức năng kinh doanh tiền tệ, có trụ sở đặt tại số nhà 78, phố Hoàng Sơn, Thị trấn Thanh Sơn, huyện Thanh Sơn, tỉnh Phú Thọ.

Trải qua 30 năm xây dựng và trưởng thành (1988 - 2018), Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển Nông thôn Việt Nam - Chi nhánh huyện Thanh Sơn Phú Thọ đã trưởng thành và phát triển không ngừng cả về mặt chất và mặt lượng, ngày càng có những bước thay đổi tích cực nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động đặc biệt là làm tốt công tác phối hợp chặt chẽ với các cấp ủy Đảng, đoàn thể địa phương để cùng

thực hiện hoạt động cho vay, thu nợ, thanh toán hợp lý, chính xác và kịp thời để nâng cao chất lượng tín dụng cũng như các hoạt động khác ngày càng phát triển và hoàn thiện hơn nữa.

2.1.3. Mô hình, cơ cấu tổ chức của Agribank Chi nhánh huyện Thanh Sơn Phú Thọ Sơ đồ 2.1: Cơ cấu tổ chức của Agribank Chi nhánh huyện Thanh Sơn Phú Thọ

(Nguồn: Phòng Tổng hợp Agribank Chi nhánh huyện Thanh Sơn Phú Thọ)

Chức năng của các phòng/ban tại Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển Nông thôn Việt Nam Chi nhánh huyện Thanh Sơn Phú Thọ

- Giám đốc:

+ Công tác chuyên môn: có nhiệm vụ điều hành mọi hoạt động của đơn vị theo

chức năng nhiệm vụ, phạm vi hoạt động của chi nhánh. Chỉ đạo và xử lý các công việc thuộc lĩnh tổ chức và cán bộ, thi đua khen thưởng, kế hạch - nguồn vốn, công tác kiểm tra, kiểm soát nội bộ. Phụ trách tín dụng pháp nhân. Trực tiếp ký hồ sơ và xử

lý các nghiệp vụ thuộc lĩnh vực tín dụng cá nhân khi phó giám đốc phụ trách tín dụng

đi vắng. Trực tiếp ký chứng từ kế toán và xư lý các nghiệp vụ thuộc lĩnh vực kế toán ngân quỹ khi Phó Giám đốc phụ trách chuyên đề đi vắng. Ký duyệt các khoản vay vượt quyền phán quyết của phó giám đốc và Giám đốc phòng giao dịch. Xử lý tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho khách hàng vay vốn. Giải quyết các trường hợp vướng

mắc, phức tạp liên quan đến khách hàng trong mọi lĩnh vực công việc. Phụ trách phòng Kiểm tra, kiểm soát nôi bộ; theo dõi và chỉ đạo phòng giao dịch Hương Cần.

+ Công tác đảng: Huyện ủy viên, Bí thư Đảng bộ, phụ trách Đảng bộ Ngân hàng Nông nghiệp.

- Phó Giám đốc phụ trách chuyên đề Ke toán và Ngân quỹ:

+ Công tác chuyên môn: Chỉ đạo và xử lý các công việc thuộc lĩnh kế toán - ngân quỹ; kinh doanh ngoại hối; dịch vụ và marketing; thẻ. Xử lý các công việc thuộc lĩnh hành chính. Phụ trách phòng Kế toán và ngân quỹ; phòng Tổng hợp; theo dõi và chỉ đạo phòng giao dịch Tam Thắng. Thực hiện các công việc khác do Giám đốc phân công và ủy quyền.

+ Công tác đảng: Phó Bí thư Đảng ủy, thường trực công tác đảng. - Phó Giám đốc phụ trách chuyên đề Tín dụng:

+ Công tác chuyên môn: Chỉ đạo và xử lý các công việc thuộc lĩnh tín dụng (trừ tín dụng pháp nhân). Phụ trách phòng Tín dụng; theo dõi và chỉ đạo phòng giao dịch Võ Miếu. Thực hiện các công việc khác do Giám đốc phân công và ủy quyền.

+ Công tác đảng: Ủy viên Đảng ủy, thực hiện công tác lưu trữ liên quan đến công tác đảng.

Ngoài ra, Ban Giám đốc còn có sự phối hợp nhịp nhàng trong công tác chỉ đạo điều hành khi có người đi vắng thông qua ủy quyền từng lần của Giám đốc.

- Phòng Tín dụng:

+ Nghiên cứu, đề xuất các chiến lược khách hàng, chiến lược huy động vốn tại địa phương.

+ Xây dựng kế hoạch kinh doanh ngắn, trung và dài hạn theo định hướng kinh doanh của Agribank Chi nhánh huyện Thanh Sơn Phú Thọ và theo sự chỉ đạo của Agribank chi nhánh tỉnh Phú Thọ.

+ Tổng hợp, theo dõi các chỉ tiêu kế hoạch kinh doanh và quyết định kế hoạch đến các phòng giao dịch trực thuộc.

+ Cân đối nguồn vốn, sử dụng vốn và điều hòa vốn kinh doanh của chi nhánh. + Tổng hợp, phân tích hoạt động kinh doanh quý, năm. Dự thảo báo cáo sơ

kết, tổng kết.

+ Thực hiện các nhiệm vụ do Giám đốc Agribank Chi nhánh huyện Thanh Sơn Phú Thọ giao phó.

- Phòng Ke toán và Ngân quỹ:

+ Thực hiện các nghiệp vụ về tiền gửi của các tổ chức và dân cư; Thực hiện nghiệp vụ thanh toán trong và ngoài nước; Chi trả kiều hối; Thực hiện các nghiệp vụ kinh doanh ngoại hối; Thực hiện các nghiệp vụ thu chi tiền mặt; Quản lý tài sản; Thực hiện các khoản nộp ngân sánh nhà nước (NSNN); Quảng bá các sản phẩm dịch vụ của ngân hàng...

+ Trực tiếp hạch toán kế toán, hạch toán thống kê theo quy định của NHNN và Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển Nông thôn Việt Nam.

+ Xây dựng kế hoạch tài chính, quyết toán kế hoạch thu chi tài chính, quỹ tiền lương của toàn chi nhánh.

+ Tổng hợp lưu trữ hồ sơ tài liệu về hạch toán, kế toán, quyết toán và các báo cáo theo quy định.

+ Thực hiện nghiệp vụ an toàn kho quỹ và định mức tồn kho theo quy định. + Quản lý sử dụng thiết bị thông tin điện toán phục vụ nghiệp vụ kinh doanh theo quy định của Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển Nông thôn Việt Nam.

- Phòng Tổng hợp:

+ Quản lý, thực hiện các nhiệm vụ về quản lý tài sản, tổ chức, nhân sự toàn chi nhánh và các hoạt động về đời sống, cơ sở vật chất đảm bảo cho hoạt động kinh doanh của chi nhánh.

+ Xây dựng chương trình công tác hàng tháng, quý của Chi nhánh và có trách nhiệm thường xuyên đôn đốc việc thực hiện các chương trình đã được Giám đốc Chi nhánh phê duyệt.

+ Xây dựng và triển khai chương trình giao ban nội bộ của chi nhánh và các phòng giao dịch trực thuộc. Trực tiếp làm thư ký tổng hợp kết quả sau mỗi chương trình cho Giám đốc Chi nhánh.

STT Ket quả kinh doanh 2016 2017 2018 Giá SS 2017/2016 SS 2018/2017

trị %

Giá

trị %

1 Thu nhập từ lãi và các khoản thu nhập tương tự

45.23

3 40.287 042.37 -4.946 -10,93 3 2.08 7 5,1 2 Chi phí lãi và các khoản

chi phí tương tự 28.34 7 25.881 29.07 1 -2.466 -8,70 3.19 0 12,3 3 3 Thu nhập ròng từ hoạtđộng Tín dụng (1-2) 16.88 6 14.406 13.29 9 -2.480 - 14,69 - 1.107 -7,68 4 Thu ngoài lãi 1.42

0 1.98 1 1.49 0 561" 39,51 -491 - 24,79 5 Chi ngoài lãi 6.61

6 8.41 6 5.54 8 1.800 27,21 - 2.868 - 34,08

chống cháy, nổ tại cơ quan.

+ Trực tiếp quản lý con dấu của Chi nhánh, thực hiện công tác hành chính, văn thư, lễ tân khánh tiết, phương tiện giao thông, bảo vệ, y tế của đơn vị.

+ Kiểm tra, giám sát việc chấp hành các quy định nghiệp vụ kinh doanh theo

Một phần của tài liệu 1203 quản lý rủi ro tín dụng tại NH nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh huyện thanh sơn phú thọ luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 39 - 85)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(111 trang)
w