Cải tiến và đa dạng các hình thức cho vay tín dụng

Một phần của tài liệu 1203 quản lý rủi ro tín dụng tại NH nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh huyện thanh sơn phú thọ luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 91 - 94)

Giải pháp này nhằm khắc phục hạn chế tại Agribank Chi nhánh huyện Thanh Sơn Phú Thọ là số lượng khách hàng và danh mục cho vay của chi nhánh chưa thực sự đa dạng. Vì vậy, muốn phát triển và thu hút được khách hàng, Agribank Chi nhánh huyện Thanh Sơn Phú Thọ phải có nhiều loại sản phẩm để thỏa mãn nhu cầu của nhiều loại khách hàng khác nhau. Cụ thể trong thời gian tới chiến lược sản

phẩm cho vay tín dụng cần hướng tới những nội dung sau:

- Luôn cải tiến, đổi mới các hình thức cho vay, đầu tư cho vay phù hợp với quá trình biến đổi nhu cầu sản xuất và tiêu dùng của người vay cũng như nền kinh tế để thu hút khách hàng. Hiện tại, tín dụng của Agribank Chi nhánh huyện Thanh Sơn Phú Thọ chỉ tập trung vào đối tượng cá nhân, hộ gia đình nhằm mục đích cho vay sản xuất và tiêu dùng. Vì vậy, chi nhánh cần mở rộng các sản phẩm cho vay, cụ thể:

+ Cho vay mở rộng sản xuất nông nghiệp nông thôn và đầu tư cho vay dự án phát triển nông nghiệp nông thôn. Đây cũng là ngành chủ yếu trong hoạt động cho vay của Agribank Chi nhánh huyện Thanh Sơn Phú Thọ. Hầu hết nguồn vốn cho vay tại chi nhánh nhằm phục vụ cho nông nghiệp, chiếm hơn 69%. Khu vực huyện Thanh Sơn chủ yếu trồng cây nông nghiệp lúa nước, cây nông nghiệp ngắn ngày, trồng rau và đặc biệt là chăn nuôi. Đối với những dự án chăn nuôi như nuôi bò, nuôi thú rừng cần nhiều nguồn vốn, chưa kể nếu có biến động về thiên tai, dịch bệnh thì mức độ ảnh hưởng kinh tế đối với người dân càng nghiêm trọng và trong những trường hợp đó thì người dân cần nguồn vốn để tái sản xuất. Vì vậy, Agribank Chi nhánh huyện Thanh Sơn Phú Thọ nên mở rộng cung ứng vốn cho các chủ thể kinh doanh bao gồm hộ gia đình, cá nhân và doanh nghiệp chế biến thủy sản, doanh nghiệp hoạt động không chỉ trong ngành nông nghiệp, chế biến nông sản mà các doanh nghiệp ngành khác trên địa bàn huyện Thanh Sơn nhằm tạo điều kiện phát triển kinh tế khu vực và phát triển mở rộng hoạt động tín dụng của Chi nhánh.

+ Đổi mới quan điểm chính sách và cơ cấu cho vay phù hợp với nền kinh tế. Chuyển đổi cơ cấu đầu tư cho vay phù hợp với sự dịch chuyển cơ cấu kinh tế xã hội. Là chi nhánh thuộc hệ thống ngân hàng Nông nghiệp và phát triển Nông thôn nên chủ yếu cho vay lĩnh vực nông nghiệp, cụ thể hơn 95% vốn cho vay của Agribank Chi nhánh huyện Thanh Sơn Phú Thọ dành là cho ngành nông nghiệp. Vì vậy để đa dạng hóa và mở rộng hoạt động tín dụng của mình, chi nhánh không nên giới hạn nguồn vay chỉ dành chủ yếu cho ngành nông nghiệp mà cần khai thác nhiều nhu cầu khác của khách hàng. Hiện tại, trên địa bàn huyện Thanh Sơn thì vẫn còn hơn 30% hộ gia đình không làm nông nghiệp mà tự kinh doanh hoặc liên quan

đến các ngành nghề khác. Vì vậy chi nhánh cần triệt để khai thác đối tượng tiềm năng này nhằm tăng vốn của chi nhánh. Trong thời gian tới, chi nhánh cần cho vay theo hướng tăng tỷ trọng các ngành sản xuất mũi nhọn chủ lực của nền kinh tế như ngành du lịch (các dự án mở rộng, xây dựng, sửa chữa khu du lịch), ngành lâm nghiệp (trồng rừng), thương mại, dịch vụ (mở công ty, văn phòng tư vấn...)

+ Đa dạng hóa loại tiền cho vay để đáp ứng nhu cầu sản xuất và kinh doanh của nền kinh tế mở, các doanh nghiệp tại khu vực huyện Thanh Sơn cũng có nhu cầu vay ngoại tệ rất lớn để nhập máy móc thiết bị, dây chuyền sản xuất hoặc các doanh nghiệp kinh doanh xuất nhập khẩu. Vì vậy họ rất cần vay bằng ngoại tệ để thanh toán với đối tác. Tuy nhiên, hoạt động cho vay của chi nhánh thời gian qua chủ yếu là cho vay bằng tiền đồng Việt Nam chứ chưa chú trọng cho vay ngoại tệ. Do vậy chi nhánh cần đáp ứng nhu cầu này để doanh nghiệp tiến hành sản xuất kinh doanh một cách thuận lợi, các loại tiền cho vay mà chi nhánh có thể áp dụng như USD, EUR, Yên Nhật, Nhân dân tệ.

+ Mở rộng cho vay đối với khách hàng doanh nghiệp: đối với doanh nghiệp có quy mô vừa và nhỏ đang ngày càng chiếm một tỷ trọng lớn trong các loại hình doanh nghiệp tại khu vực huyện Thanh Sơn (chiếm hơn 97% theo trang điện tử huyện Thanh Sơn). Loại hình doanh nghiệp này cần một lượng vốn lớn để đầu tư cơ sở hạ tầng, cải tiến công nghệ, đẩy mạnh sản xuất, nâng cao năng lực cạnh tranh trên thị trường. Loại hình này tuy chứa đựng nhiều rủi ro hơn do trình độ chuyên môn, trình độ tổ chức... còn nhiều hạn chế nhưng nó có tiềm năng phát triển rất lớn trong tương lai. Cho nên Agribank Chi nhánh huyện Thanh Sơn Phú Thọ nên chú trọng khai thác phân khúc này, chi nhánh cần linh hoạt trong lãi suất, kiểm soát chặt chẽ công tác thẩm định dự án cho vay để nhìn nhận đâu là khách hàng đáng tin cậy, đồng thời phải phân tích xem khách hàng nào có triển vọng sẽ quỵt nợ hay kinh doanh kém mà dẫn tới khả năng không trả được nợ làm giảm vốn của chi nhánh trong tương lai.

+ Ngoài ra, Agribank Chi nhánh huyện Thanh Sơn Phú Thọ cũng cần mở rộng cho vay đối với các doanh nghiệp trong và ngoài quốc doanh trên cơ sở đáp

ứng đầy đủ các điều kiện vay vốn, đảm bảo an toàn vốn tín dụng bằng cách khoán triệt để cho Cán bộ Tín dụng về số lượng khách hàng và số dư nợ.

Một phần của tài liệu 1203 quản lý rủi ro tín dụng tại NH nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh huyện thanh sơn phú thọ luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 91 - 94)