Đối với Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển Nông thôn Việt Nam

Một phần của tài liệu 1203 quản lý rủi ro tín dụng tại NH nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh huyện thanh sơn phú thọ luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 106 - 111)

Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển Nông thôn Việt Nam nên nhanh chóng tiến tới cổ phần hoá - tiến trình cải cách hệ thống ngân hàng, nhằm nâng cao năng lực quản trị ngân hàng, hiện đại hoá công nghệ ngân hàng, nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh và sử dụng vốn của ngân hàng, nâng cao sức cạnh tranh của ngân hàng trong điều kiện hội nhập quốc tế. Vì cổ phần là kênh huy động vốn hiệu quả (phát hành cổ phiếu), tạo nguồn vốn lớn nhất cho hoạt động kinh doanh của Ngân hàng. Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển Nông thôn Việt Nam cần tăng cường trang bị cơ sở vật chất, kỹ thuật cho các Ngân hàng cơ sở, đặc biệt là về công nghệ thông tin để tăng cường khả năng cạnh tranh với các tổ chức tín dụng khác.

hành quy định về tiền gửi, cho vay trên thị trường liên ngân hàng, quy định về chấm điểm, xếp hạng đối với các định chế tài chính để chuẩn hóa hoạt động của Agribank trên thị trường liên ngân hàng. Tăng cường công tác quản lý kế hoạch đối với chi nhánh, kiểm soát chặt chẽ việc sử dụng vốn ngoài kế hoạch; kiên quyết xử lý đối với các chi nhánh nhận vốn của tổ chức tín dụng, tổ chức kinh tế ẩn.

Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển Nông thôn Việt Nam nên có kế hoạch trang bị cho các chi nhánh trong hệ thống một mạng lưới ATM với những máy móc thiết bị hiện đại, tính năng sử dụng cao, tổ chức mạng lưới ngân hàng đại lý phục vụ nhu cầu thanh toán nhanh, tiện lợi, an toàn.

Xây dựng hệ thống công nghệ tin học hiện đại tiên tiến. Hỗ trợ cho các chi nhánh cấp thấp (cấp 2, 3) thuộc hệ thống trong việc phát triển hoạt động marketing về kinh phí quảng cáo. Đồng thời quan tâm hơn nữa đến công tác bồi dưỡng và đãi ngộ cán bộ cho toàn hệ thống.

TÓM TẮT CHƯƠNG 3

Trong chương 3, tác giả đã trình bày giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả quản lý tín dụng trong hoạt động cho vay tại Agribank Chi nhánh huyện Thanh Sơn Phú Thọ. Nhóm giải pháp nhằm khắc phục những hạn chế trong chương 3 và dựa trên những định hướng phát triển chung và định hướng phát triển hoạt động tín dụng cũng như quản lý rủi ro tín dụng của Agribank Chi nhánh huyện Thanh Sơn Phú Thọ trong thời gian tới. Bên cạnh đó, tác giả cũng trình bày một số kiến nghị với cơ quan Nhà nước, với Ngân hàng Nhà nước và với Ngân hàng Nông Nghiệp và phát triển Nông thôn Việt Nam nhằm hỗ trợ nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng của Agribank Chi nhánh huyện Thanh Sơn Phú Thọ trong thời gian tới.

KẾT LUẬN CHUNG

Hoạt động tín dụng là một hoạt động cơ bản của một Ngân hàng Thương mại và cũng là một vấn đề được đề quan tâm rất nhiều trong những năm gần đây vì nó chứa đựng nhiều rủi ro. Để có thể giải quyết triệt để những vấn đề của hoạt động tín dụng nói chung và quản lý rủi ro tín dụng trong hoạt động cho vay nói riêng là điều không đơn giản và đòi hỏi nhiều thời gian và trí tuệ, đặc biệt là cần có sự đồng bộ trong các chính sách kinh tế và pháp luật cũng như sự đồng bộ trong phát triển kinh tế giữa các ngành, các lĩnh vực khác nhau.

Trong khuôn khổ luận văn Quản lý rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển Nông thôn Việt Nam - Chi nhánh huyện Thanh Sơn Phú Thọ”. Tác giả xây dựng khung lý thuyết về hoạt động tín dụng tại các Ngân hàng thương mại, đặc điểm và các hình thức tín dụng ngân hàng, rủi ro tín dụng ngân hàng, những chỉ tiêu đánh giá rủi ro tín dụng ngân hàng cũng như những yếu tố ảnh hưởng đến rủi ro hoạt động tín dụng tại các ngân hàng thương mại và công tác quản lý rủi ro tín dụng tại các ngân hàng thương mại.

Dựa trên nền tảng lý thuyết đã xây dựng và một số kinh nghiệm trong hoạt động quản lý rủi ro tín dụng của một số Ngân hàng thương mại điển hình, tác giả đã phân tích thực trạng hoạt động tín dụng, rủi ro tín dụng cũng như công tác quản lý rủi ro tín dụng trong hoạt động cho vay tại Agribank Chi nhánh huyện Thanh Sơn Phú Thọ, qua đó tìm ra những mặt tồn tại trong hoạt động tín dụng của chi nhánh. Từ đó đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng tín dụng tại Agribank Chi nhánh huyện Thanh Sơn Phú Thọ trong thời gian tới. Một số giải pháp bao gồm:

- Cải tiến và đa dạng các hình thức cho vay tín dụng. - Tăng cường quản lý các khoản vay.

- Tăng cường hoạt động thanh tra, kiểm soát. - Nâng cao trình độ cán bộ tín dụng.

- Nâng cao và cải tiến công nghệ ngân hàng.

Ngân hàng Nhà nước, với Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển Nông thôn Việt Nam và kiến nghị với Agribank Chi nhánh huyện Thanh Sơn Phú Thọ nhằm hỗ trợ nâng cao hiệu quả quản lý rủi ro tín dụng trong hoạt động cho vay của chi nhánh trong thời gian tới. Hi vọng, với đề tài nghiên cứu này sẽ giúp cho chất lượng tín dụng của chi nhánh ngày càng được nâng cao, hoạt động tín dụng tại chi nhánh sẽ mở rộng và ngày càng phát triển.

Những giải pháp và những kiến nghị được nêu ra trong đề tài này đều có cơ sở và khả thi giúp cho hoạt động tín dụng tại Agribank Chi nhánh huyện Thanh Sơn Phú Thọ hoạt động được hiệu quả hơn. Tuy nhiên vì một số thông tin chưa được thu thập và thời gian thực hiện còn hạn chế nên đề tài không thể tránh khỏi những sai sót. Nếu có thêm thời gian, tác giả sẽ tiếp tục nghiên cứu để hoàn thiện hơn.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO Tiếng Việt:

1. Nguyễn Đăng Dờn, 2010, Nghiệp vụ Ngân hàng thương mại, Nxb Thống Kê. 2. Phan Thị Thu Hà, 2009, Quản trị Ngân hàng thương mại, Nxb Thống Kê. 3. Phan Thị Thu Hà, 2010, Góp ý bản dự thảo quy định phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro tín dụng, Tạp chí Ngân hàng, số 22, tháng 11/2010.

4. Dương Hữu Hạnh (MPA - 1973), Quản trị rủi ro ngân hàng trong nền kinh tế toàn cầu, Nxb Thống Kê

5. Dương Hữu Hạnh (MPA - 1973), Quản trị ngân hàng thương mại trong cạnh tranh toàn cầu, Nxb Thống Kê

6. Nguyễn Hồng Diệu Hương, 2012, Quản trị rủi ro tín dụng tại Techcombank - Chi nhánh Đà Nằng, Tóm tắt luận văn thạc sĩ

7. Peter Rose, 2004, Quản trị ngân hàng thương mại, bản dịch tiếng việt, Nxb Tài chính, Hà Nội.

8. Nguyễn Đức Thảo (2003), Thực trạng rủi ro tín dụng các Ngân hàng thương mại ở Việt Nam hiện nay và các giải pháp phòng ngừa hạn chế, Viện nghiên cứu khoa học ngân hàng.

9. Nguyễn Thu Thủy, 2011, Giáo trình quản trị tài chính Doanh nghiệp,

Nxb Lao động, Hà Nội.

10. Nguyễn Văn Tiến, 2009, Giáo trình ngân hàng thương mại, Nxb Thống kê. 11. Nguyễn Đức Tú, 2012, Quản lý rủi ro tín dụng tại Ngân hàng thương mại

cổ phần Công thương Việt Nam, Đề tài nghiên cứu khoa học cấp Bộ, (trích dẫn rút gọn: Nguyễn Đức Tú).

12. Đặng Thế Tùng, 2009, Một số vấn đề cần chú ý khi áp dụng Quyết định 493

và Quyết định 18 trong phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phòng rủi ro tín dụng của

TCTD, Tạp chí Khoa học và đào tạo Ngân hàng số 88, tháng 9/2009.

13. Trần Trung Tường, 2011, Quản trị tín dụng của các Ngân hàng thương mại cổ phần trên địa bàn TP. Hồ Chí Minh, Luận văn thạc sĩ

14. Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển Nông thôn Việt Nam, 2014, Sổ tay tín dụng, Tài liệu nội bộ

15. Tạp chí Ngân hàng các số năm 2013, 2014, 2015

16. Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển Nông thôn Việt Nam, 2016, 2017, 2018, Kết quả kinh doanh của Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển Nông thôn Việt Nam - Chi nhánh huyện Thanh Sơn Phú Thọ, Tài liệu nội bộ

Tài liệu website:

17. Nguyễn Thị Minh Châu, 2013, Nguyên nhân dẫn đến rủi ro tín dụng, 2013; (trích dẫn rút gọn: Nguyễn Thị Minh Châu).

http://doanhnhanhanoi.net/39554/nguyen-nhan-dan-den-rui-ro-tin-dung.html

18. Nguyễn Thị Mùi, 2014, Hệ thống Ngân hàng thương mại Việt Nam và những vấn đề đặt ra, 2014; Trường đào tạo và phát triển nguồn nhân lực Vietinbank, (trích dẫn rút gọn: PGS.TS. Nguyễn Thị Mùi).

https://www.vietinbank.vn/web/home/vn/research/10/100824.html

19. PVFC, 2011, Nâng cao công tác Quản trị rủi ro tín dụng, (trích dẫn rút gọn: PVFC, 2011).

http://www.vnba.org.vn/index.php?option=com_content&view=article&id=1

Một phần của tài liệu 1203 quản lý rủi ro tín dụng tại NH nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh huyện thanh sơn phú thọ luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 106 - 111)