1.1.5.1. Tác động của rủi ro tín dụng đối với Ngân hàng:
- RRTD làm giảm lợi nhuận thu đuợc từ HĐKD của NHTM: Khi gặp RRTD thì NH không thu đuợc vốn gốc và lãi nhu dự kiến, tuy nhiên NHTM vẫn
phải thanh toán lãi vay cho số tiền mà NHTM đã huy động khi đến hạn dẫn đến
lợi nhuận của NHTM giảm đi, một phần nữa là do các chi phí quản lý, giám sát
phát sinh. Do đó làm NH mất cân đối thu chi từ đó ảnh huởng đến quá trình HĐKD của NH. Mặt khác việc xử lý TSĐB luôn có những khó khăn nhất định
về pháp lý và định giá tài sản nên truờng hợp NHTM có thể lấy lại đầy đủ đuợc
vốn gốc và lãi khi thanh lý tài sản là khó khăn và mất nhiều thời gian đối với NHTM.
- RRTD gây ảnh huởng đến khả năng thanh toán của NHTM: Khi RRTD xảy ra thì sẽ dễ dẫn đến mất khả năng thanh khoản. Do việc huy động từ tiền
sụp đổ. Để “sống” tiếp, NHTM phải sáp nhập hoặc được NHNN “cứu” nhưng bị giám sát chặt.
- RRTD làm ảnh hưởng xấu đến hình ảnh, uy tín và khả năng cạnh tranh của NHTM: Khi NHTM suy giảm khả năng thanh toán thường xuyên thì hình ảnh và uy tín của NHTM trên thị trường ngân hàng sẽ suy giảm đi đáng kể do NHTM phải đi vay từ nhiều nơi khác nhau. Mặt khác khi đánh giá tình hình HĐKD của NHTM thì chỉ tiêu tỷ lệ NQH cần quan tâm, nếu chi tiêu này cao sẽ dẫn đến hoạt động huy động vốn trở nên khó khăn do nó ảnh hưởng đến tâm lý của người gửi tiền và chủ thể cho vay của NHTM, dẫn đến khả năng cạnh tranh với các NHTM khác sẽ giảm sút.
1.1.5.2. Tác động của rủi ro tín dụng đối với khách hàng:
Nếu chủ thể vay không trả gốc và lãi đúng hạn sẽ bị xuống nhóm nợ khác từ đó tạo áp lực và gánh nặng cho họ nếu họ có sự cố trong việc sử dụng vốn vay. Họ có thể chịu phí phạt và sự giám sát ngặt nghèo từ NHTM. Nếu NHTM gặp nhiều RRTD thì sẽ thắt chặt QTTD, làm thủ tục thêm phức tạp và tốn thời gian và khó tiếp cận nguồn vốn hơn.
Đối với các tổ chức, cá nhân không thể hoàn trả gốc và lãi của khoản vay cho NHTM thì khả năng họ sẽ không thể tiếp cận với các khoản vay khác của NHTM nữa và có thể các khoản vay khác trong thị trường tài chính vì hiện nay việc tra cứu lịch sử thông tin tín dụng là tương đối dễ dàng đối với NHTM.
Các tổ chức, cá nhân gửi tiền tại NHTM có khả năng không lấy lại được khoản tiền gửi và lãi nếu như NHTM bị mất thanh khoản hay bị rơi vào tình trạng phá sản.
1.1.5.3. Tác động của rủi ro tín dụng đối với nền kinh tế:
Hoạt động của NHTM có ảnh hưởng hầu hết các ngành nghề hay thành phần kinh tế, là nơi đáp ứng và cầu nối vốn đến các chủ thể trong nền kinh tế. Nên nếu một NHTM phá sản, do các NHTM có mối liên hệ với nhau từ đó sẽ tạo nên “phản ứng dây truyền” đe dọa đến sự phát triển của thị trường tài chính.
Ngoài ra do các doanh nghiệp bị thiếu vốn nên việc SXKD của doanh nghiệp sẽ đình trệ hay thậm chí phá sản. Các tổ chức, cá nhân gửi tiền tại NHTM không lấy lại được tiền gửi của mình. Những hậu quả trên sẽ làm cho người dân giảm niềm tin vào hệ thống tài chính, cũng những như chính sách tiền tệ của Chính phủ.