Sự cần thiết quản lý rủi ro tín dụng và các nhân tố ảnh hưởng

Một phần của tài liệu 1206 quản lý rủi ro tín dụng tại NHTM CP công thương việt nam chi nhánh thanh hóa luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 27 - 31)

1.2.1.1 Sự cần thiết quản lý rủi ro tín dụng

Công tác quản lý RRTD là công tác trọng tâm được các NHTM ngày càng quan tâm khi mà tính chất, mức độ nghiêm trọng với NHTM ngày một nhiều hơn. RRTD trước hết sẽ làm giảm lợi nhuận và nguồn vốn tự có của NHTM. Thậm chí RRTD nếu vượt khỏi tầm kiểm soát thì các NHTM sẽ bị mất thanh khoản và phá sản nếu để NQH và nợ có khả năng mất vốn quá cao, dẫn chứng cho điều này ta có thể thấy trong quá khứ ở “cuộc khủng hoảng tài chính Châu Á” năm 1997 và “cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ thế giới” năm 2008 mà nguyên nhân chính là các NHTM không kiểm soát được NQH và NQH ngày càng tăng cao. Theo các chuyên gia kinh tế nhận định, số lượng khủng hoảng mỗi năm ngày càng tăng và hậu quả cũng nghiêm trọng hơn. Điều đó chứng minh xu thế HĐKD của NHTM mức độ rủi ro ngày càng tăng cao. Hiện nay Việt Nam có chiều hướng hội nhập kinh tế trên thế giới, các NHTM sẽ phải tăng tính cạnh tranh để tồn tại là điều tất yếu, việc cạnh tranh tăng trong ngành NHTM làm cho chênh lệch lãi suất biên có xu hướng giảm. Vì vậy để ổn định được hiệu quả HĐKD các NHTM thường có xu hướng mở rộng hoạt động tuy nhiên điều này cũng làm giảm khả năng bù đắp RRTD của NHTM trong bối cảnh việc quản lý rủi ro chưa bắt kịp với việc mở rộng qui mô của NHTM. Mặt khác rủi ro cũng luôn tiềm tàng trong các sản phẩm, dịch vụ khác của NHTM dựa trên ứng dụng của khoa học công nghệ hiện đại ...

Như vậy có thể khẳng định sự hiện diện của RRTD trong HĐKD của NH ngày càng gia tăng và phức tạp làm đe doạ nghiêm trọng đến “sự sống” và phát triển của NHTM. Điều này càng dễ gặp ở các nước đang phát triển, khi hội nhập, hệ thống tài chính chưa phát triển, mức độ minh bạch thông tin trên thị trường chưa cao ... thì càng làm gia tăng mức độ rủi ro. Vì vậy nhu cầu quản lý, quản trị rủi ro để phòng ngừa hạn chế RRTD hiệu quả càng trở thành chủ đề “nóng” đối với HĐKD của NHTM hiện nay.

1.2.1.2 Các nhân tố ảnh hưởng đến công tác quản lý rủi ro tín dụng tại các NHTM

Các nhân tố khách quan

- Môi trường tự nhiên và kinh tế xã hội

Sự bất ổn định môi trường kinh tế khi lãi suất, lạm phát tăng cao, kinh tế suy thoái ... làm ảnh hưởng đến quá trình SXKD, nên sẽ làm tình hình tài chính của DN gặp khó khăn, thậm chí là phải giải thể, do đó có thể khiến cho DN bị suy giảm khả năng trả nợ với NHTM, điều này khiến NHTM sẽ phải đương đầu với RRTD, làm đe dọa đến tình hình công tác quản lý RRTD với cấp độ khác nhau của NHTM.

Ngoài ra những nhân tố như thiên tai, dịch hại, ... là sự cố bất khả kháng thuộc về môi trường tự nhiên cũng làm tăng nguy cơ RRTD cho NHTM. Đơn cử như khi có động đất sẽ gây thiệt hại tài sản và khó khăn cho DN trong việc SXKD, tiêu thụ sản phẩm. Ở mức độ nhẹ có thể khách hàng sẽ chậm trả lãi vay và gốc, nhưng nếu ở mức độ lớn có thể sẽ gây ra tổn hại rất nghiêm trọng cho NHTM, điều này sẽ mang đến nhiều sự cản trở đối với công tác triển khai các biện pháp quản lý RRTD của NHTM.

- Môi trường pháp lý

Mọi hoạt động của NHTM chịu sự kiểm tra, giám sát từ NHNN. Đây là nơi đưa ra hành lang pháp lý, các định hướng, chính sách cho HĐKD của NHTM, trong đó bao gồm cả hoạt động quản lý RRTD. Để giúp cho NHTM

triển khai hiệu quả các biện pháp quản lý RRTD thì việc NHNH đua ra các văn bản, quy định một cách khoa học, đồng bộ, tránh thiếu sót và mang tính chuẩn mực là rất quan trọng. Nguợc lại nếu chính sách, quy định của NHNN chua khoa học, còn thiếu sót, có nhiều kẽ hở sẽ làm cho các NHTM gặp khó khăn trong quá trình thực hiện biện pháp quản lý RRTD. Mặt khác làm môi truờng kinh doanh cạnh tranh không lành mạnh, tạo điều kiện “lách luật” từ khách hàng vay vốn để dối trá chiếm đoạt vốn của NHTM ... từ đó sẽ làm gia tăng RRTD cho các NHTM.

Mặt khác, một cơ quan quản lý nhà nuớc khác đó là Chính phủ ban hành các chính sách liên quan đến HĐKD của NHTM nhu thuế, phí, chính sách xuất nhập khẩu. Khi các chính sách này bị thay bất thuờng hay bị thay thế cũng có thể sẽ làm KH vay gặp khó khăn thua lỗ, từ đó cũng sẽ làm cho ngân hàng gặp rủi ro theo.

Các nhân tố chủ quan

- Cơ cấu, tổ chức bộ máy cấp tín dụng và quản lý tín dụng

Mô hình quản lý RRTD chuẩn cần có sự riêng rẽ giữa 3 chức năng: chức năng kinh doanh, chức năng quản lý rủi ro, chức năng tác nghiệp. Nhung không tách biệt hoàn toàn mà phải phối hợp ăn khớp, trao đổi dữ liệu liên tục với nhau có hiệu quả trong các buớc cấp tín dụng, trong các buớc này nếu xảy ra vấn đề là nguyên nhân gây ra RRTD cho NHTM.

NHTM cần thiết phải đua ra chính sách kiểm tra chặt chẽ truớc, trong và sau khi cho vay. Bên cạnh đó, NHTM phải xây dựng quy trình cho vay dựa trên việc phân chia các cấp phê duyệt để đảm bảo các quyết định đuợc đua ra một cách thận trọng, hiệu quả; cần xây dựng một quy trình thu nợ gốc, lãi, và các khoản phí khác phù hợp với điều khoản trả nợ; cần thiết phải có các quy định giải quyết các vấn đề của các khoản vay không đuợc thực hiện và cơ chế thực hiện quyền của chủ nợ trong truờng họp việc cho vay bị tổn thất. Hệ thống báo cáo của NHTM phải thông báo kịp thời, chính xác trạng thái tín dụng của khách

hàng, đồng thời duy trì việc thu thập thông tin chi tiết và kịp thời về khách hàng vay để bảo đảm liên tục đánh giá đuợc trạng thái rủi ro.

Một QTTD chuẩn chỉnh sẽ giúp NHTM tăng hiệu quả trong quản lý, nhằm mục đích giảm RRTD và tạo lợi nhuận cho NHTM. Việc này sẽ tạo thuận lợi cho nhà quản lý giảm bớt đuợc khó khăn khi phát hiện sai sót nằm ở khâu nào của QTTD và kịp thời có các giải pháp xử lý, hạn chế RRTD cho NHTM.

- Chất lượng cán bộ nhân viên

Nhân tố con nguời là then chốt có tính quyết định ở mọi tình huống. Chính sách và QTTD đuợc thực hiện thông qua tác nghiệp của các CBTD. Do đó, số luợng và chất luợng của CBTD là nhân tố có ảnh huởng chủ chốt đến vấn đề RRTD của NHTM. Số luợng CBTD phải đáp ứng quy mô tín dụng trong từng thời kỳ, mặt khác việc tuyển dụng CBTD phải công khai và minh bạch. Chất luợng ở đây bao gồm nhiều mặt nhu kinh nghiệm, trình độ chuyên môn, đạo đức, kỹ năng quản lý,... Nếu NHTM có một đội ngũ nhân viên chất luợng tốt sẽ đua ra và thực hiện đuợc các biện pháp quản lý RRTD hiệu quả từ đó đem lại thành tích tốt trong công tác quản lý RRTD của NHTM. Trái lại, khi CBTD còn thiếu kinh nghiệm công tác, thiếu kỹ năng xử lý tính huống có thể sẽ dễ dàng bị khách hàng lừa đảo tinh vi từ đó việc ra quyết định cho vay sai lầm hoặc vấn đề đạo đức sẽ làm cho NHTM có các khoản tín dụng duới chuẩn từ đó tác động đến sự an toàn của khoản vay và là nguy cơ dẫn đến RRTD.

- Trình độ công nghệ

Ứng dụng công nghệ khoa học đuợc xem là việc then chốt trong việc thể hiện năng lực cạnh tranh của NHTM. Để tạo lợi thế cạnh tranh thì yếu tố này luôn đuợc các NHTM chú trọng để cải tiến hơn nữa chất luợng dịch vụ.

Công nghệ giúp ngân hàng phát triển trong việc mở rộng sản phẩm dịch vụ. Nhu cầu của Khách hàng trở thành một động lực thúc đẩy buộc các NHTM phải cố gắng tìm tòi phát triển sản phẩm và đua ra những sản phẩm mới làm thỏa mãn

khách hàng trên cơ sở dùng công nghệ hiện đại như việc đổi mới các quy trình, mô hình kinh doanh sao cho ngày một rõ ràng, minh bạch, tối ưu hoá nguồn lực của mình và gặp các rủi ro luôn tiềm ẩn trong hoạt động ngân hàng. Công nghệ hiện đại giúp cho người làm công tác quản lý rủi ro từ nhận biết nhanh RRTD đến cập nhật từng giờ những dữ liệu quan trọng. Bằng công nghệ tiên tiến có thê giúp NHTM rất nhiều trong công tác thu nhập các thông tin, hay các phần mềm cho phép phân tích các báo cáo để dùng trong nhiều trường hợp với mục đích khác nhau một cách logic, hợp lý là một yêu cầu thiết yếu, từ đó trợ giúp nhiều khẩu trong công tác quản lý RRTD.

Một phần của tài liệu 1206 quản lý rủi ro tín dụng tại NHTM CP công thương việt nam chi nhánh thanh hóa luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 27 - 31)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(124 trang)
w