Kết quả hoạt động tín dụng

Một phần của tài liệu 1206 quản lý rủi ro tín dụng tại NHTM CP công thương việt nam chi nhánh thanh hóa luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 45 - 52)

Hoạt động cho vay của ngân hàng Vietinbank Thanh Hóa đuợc phát triển theo huớng tăng cuờng mở rộng. Do đó đã thu hút đuợc nhiều sự quan tâm, chú ý của các tổ chức và cá nhân.

Bảng 2.1: Kết quả hoạt động tín dụng giai đoạn 2016 -2018

Doanh nghiệp_________ 3.032 71% 3.110 66.9% 3.462 68.1% Tổng________________ 4.268 100% 4.648 100% 5.087 100%

Hình 2.1: So sánh hoạt động tín dụng giai đoạn 2016-2018 So sánh hoạt động tín dụng (%) 9% 10% ■ Năm 2016/2015 ■ Năm 2017/2016 ■ Năm 2018/2017

(Nguồn: Báo cáo thường niên của Vietinbank Thanh Hóa giai đoạn 2016 - 2018)

Trong giai đoạn 2016-2018, dư nợ cho vay tăng trưởng đều trong khi đó tốc độ tăng trưởng của tổng tài sản có xu hướng giảm nhẹ vào năm 2017 và quay lại vào năm 2018. Năm 2017, dư nợ cho vay đạt 4.268 tỷ đồng, tăng 380 tỷ đồng (tương ứng tăng 8,9%) so với năm 2016. Năm 2018, dư nợ cho vay đạt 5.087 tỷ đồng, tăng 9,4% so với năm 2017. Tình hình hoạt động tín dụng của Ngân hàng TMCPT Việt Nam- Chi nhánh Thanh Hoá giai đoạn 2016-2018 có xu hướng tăng hơn so với giai đoạn trước. Hoạt động tín dụng năm 2016 tăng hơn so với năm 2015 là 10,42% ( tức từ 3.865 tỷ đồng lên 4.268 tỷ đồng) và xu hướng này lại tiếp tục tăng đều trong hai năm tiếp theo là 8,9% trong năm 2017 ( tức tăng 380 tỷ đồng) và 9,4% trong năm 2018 ( tức tăng 439 tỷ đồng).

-I- Cơ cấu cho vay theo loại tiền

Hình 2.2: Cơ cấu cho vay theo loại tiền giai đoạn 2016 - 2018

Đơn vị tính: Tỷ đồng 0 4992 5000 4500 4000 3500 3000 2500 2000 1500 1000 500

Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018

■ Cho vay USD

(Nguồn: Báo cáo thường niên của Vietinbank Thanh Hóa giai đoạn 2016 - 2018)

Xét về cơ cấu du nợ theo loại tiền của Vietinbank, dư nợ cho vay bằng VND luôn chiếm đa số. Năm 2017 dư nợ cho vay VND là 4615 tỷ đồng, tăng 429 tỷ đồng, tương đương tăng 10,2% so với năm 2016. Năm 2018, dư nợ cho vay VND tiếp tục tăng thêm 377 tỷ đồng so với năm 2017, đạt 4992 tỷ đồng. Nhìn vào biểu đồ có thể thấy tỷ trọng cho vay bằng VND có xu hướng tăng nhẹ: năm 2016 chiếm 98, 2017 chiếm 99% và đến năm 2018 đạt 98% tổng dư nợ cho vay

-I- Cơ cấu cho vay theo kỳ hạn

Hình 2.3: Cơ cấu cho vay theo kỳ hạn

Đơn vị: Tỷ đồng

■ ngắn hạn Btrung và dài hạn

(Nguồn: Báo cáo thường niên của Vietinbank Thanh Hóa giai đoạn 2016 - 2018)

Về cơ cấu cho vay theo kỳ hạn, tỷ trọng cho vay ngắn hạn và trung dài hạn luôn tăng ổn định. Năm 2017, du nợ cho vay ngắn hạn đạt 3226 tỷ đồng, chiếm 69% tổng du nợ, tăng 495 tỷ đồng so với năm 2016. Năm 2018, Vietinbank chú trọng cho vay các doanh nghiệp vừa và nhỏ, cho vay đầu tu cơ sở hạ tầng phục vụ sản xuất kinh doanh nên tỷ trọng cho vay trung dài hạn tăng lên 1860 tỷ đồng, chiếm 37% tổng du nợ cho vay của ngân hàng. Nguyên nhân do là định huớng chugn giai đoạn 2016-2018 là phát triển tập trung khách hàng doanh nghiệp nhỏ và vừa (SME) và khách hàng bán lẻ. Trong đó, khách hàng bán lẻ trên địa bàn phát triển khá mạnh ở mảng cho vay tiêu dùng phục vụ mua nhận quyền sử dụng đất, xây dựng, sửa chữa nhà, mua sắm TSCĐ. Các khách hàng SME và khách hàng cá nhân phát sinh các dự án trung dài hạn trong việc mở rộng sản xuất. Đặc biệt trong năm 2016: chi nhánh giải ngân khoản du nợ trong hạn theo Dự án: dự án Golf, Resort Sầm Sơn... của tập đoàn FLC (đã thẩm định và giải ngân 1 phần trong năm 2015).

• Cơ cấu cho vay theo tài sản đảm bảo

Đối với dư nợ cho vay có TSĐB của Vietinbank luôn được giữ ở mức 80% so với tổng dư nợ cho vay. Bên cạnh đó, tỷ trọng cho vay không có TSĐB được giữ ở mức 15-18%, nằm trong giới hạn cho phép của NHNN là không quá 25%.

Năm 2016, dư nợ cho vay có TSĐB đạt 3633 tỷ đồng, chiếm 85% tổng dư nợ. TSĐB cho các khoản vay chủ yếu là giấy tờ có giá, máy móc thiết bị, bất động sản. Năm 2017, tỷ trọng cho vay Có TSĐB duy trì mức 85% so với tổng dư nợ. Đến năm 2018, dư nợ cho vay có TSĐB là 4171 tỷ đồng, chiếm 82% tổng dư nợ. Bên cạnh đó, cho vay không có TSĐB trong giai đoạn 2016-2018 chỉ chiếm khoảng 15-18%/ tổng dư nợ cho vay và có xu hướng tăng nhẹ trong giai đoạn này, nguyên nhân chính là có những khoản vay có TSĐB sẽ hình thành trong tương lai, tại thời điểm đó thì TSĐB chưa hình thành nên vẫn tính là không có TSĐB. Ngoài ra, Vietinbank còn cho vay theo hạn mức với đối tượng có quan hệ tín dụng lâu dài, lịch sử tốt và những đối tác chiến lược.

Hình 2.4: Cơ cấu TSĐB năm 2018 của Vietinbank

Đơn vị :%

■ BĐS "Giay có giá ■ Các tài sản khác

Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018

Du nợ cho vay 4,268 4,648 5,087

Tăng truởng cho vay - 8.90% 9.44%

Tỷ lệ cho vay/Tổng tài sản 83.21% 94.05% 96.04%

về giá lý TSĐB, tính đến 31/12/2018 tổng giá lý TSĐB của toàn hệ thống Vietinbank là 4.171 tỷ đồng. Trong đó bất động sản chiếm hơn 45%, giấy tờ có giá chiếm 18%, còn lại là máy móc, thiết bị, hàng hóa và các TSĐB khác.

-I- Cơ cấu cho vay theo đối tượng khách hàng

Hình 2.5: Cơ cấu cho vay theo đối tượng khách hàng giai đoạn 2016-2018

(Nguồn: Báo cáo thường niên của Vietinbank Thanh Hóa giai đoạn 2016 - 2018)

Xét theo đối tượng vay vốn cả về cá nhân, hộ gia đình và doanh nghiệp đều có xu hướng tăng đều trong giai đoạn 2016-2018. Cụ thể: trong năm 2018 cho vay với khách hàng doanh nghiệp tăng 552 tỷ đồng so với năm 2017 (tức tăng 17,7%), trong khi đó cho vay đối với cá nhân, hộ gia đình cũng tăng nhẹ 87 tỷ đồng ( tức tăng 5,6%).

Tốc độ tăng trưởng hoạt động tín dụng gắn liền với hoạt động kiểm soát chặt chẽ, xác định được những khách hàng mục tiêu theo định hướng của chi nhánh trong từng giai đoạn. Ngân hàng đã mở rộng hoạt động kinh doanh đối với các khách hàng thuộc nhiều lĩnh vực khách nhau như kinh doanh vật liệu xây dựng, du lịch...., cùng với đó chi nhánh cũng tích cực triển khai các sản phẩm

cho vay tiêu dùng: cho vay mua ô tô, cho vay mua sửa chữa, cho vay chiết khấu... Đồng thời, ngân hàng nên đua ra những chuơng trình hay chính sách phù hợp với từng nhóm khách hàng tham gia hoạt động tín dụng. Xác định đuợc KH truyền thống, KH mục tiêu và khách hàng chiến luợc của chi nhánh trong từng thời kỳ. Tuy nhiên với định huớng trong hoạt động kinh doanh năm 2019 và các năm tiếp theo là thúc đẩy mạnh mảng cho vay KHCN, cho vay doanh nghiệp SME và tập trung vào một số khách hàng là doanh nghiệp đã xác định mục tiêu thì HĐKD của Chi nhánh trên lĩnh vực tín dụng sẽ có nhiều khả quan và có cơ sở tăng truởng ổn định trong thời gian tới.

Một phần của tài liệu 1206 quản lý rủi ro tín dụng tại NHTM CP công thương việt nam chi nhánh thanh hóa luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 45 - 52)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(124 trang)
w