NGÂN HÀNG TMCPCT VIỆT NAM- CHI NHÁNH THANH HOÁ.
2.2.1 Thực trạng rủi ro tín dụng tại ngân hàng TMCPCT Việt Nam - Chi nhánh Thanh Hóa
Bảng 2.2: Dư nợ cho vay giai đoạn 2016 - 2018
Chỉ tiêu Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018 So sánh 2017/2016 2018/2017 Nhóm 1 4,07 7 3 4,51 5 4,96 11%" %" ĨÕ Nhóm 2 104.64 8 2 96.71 84.553 -8%" 13% - Nhóm 3 12.70 6 1 2.71 8 2.35 79% - 13% - Nhóm 4 16 6.29 7 8 0.93 294% 85% - Nhóm 5 72.41 9 29.06 2 34.357 - 60% 18 % Tổng dư nợ 4,26 8 8 4,64 7 5,08 9% 9% Nợ xấu 867 38.0 7 5 37.6 56% - 1% -
Mức thay đôi nợ xấu - -
48.66 -0.42
Tỷ lệ nợ xấu 2.0% 0.8% 0.7% -630.1% -11.6%
(Nguồn: Báo cáo thường niên của Vietinbank Thanh Hóa giai đoạn 2016 - 2018)
Trong giai đoạn từ năm 2016 - 2018 dư nợ cho vay của Vietinbank tăng trưởng đều trong giai đoạn 2016 - 2018. Năm 2017, tổng dư nợ đạt 4.648 tỷ đồng, tăng 8,9% so với năm 2017. Trong năm 2018, Vietinbank xác định mục tiêu tăng trưởng tín dụng bền vững, đồng thời hỗ trợ các doanh nghiệp tháo gỡ khó khăn, phục hồi HĐKD. Với mục tiêu đó, Vietinbank triển khai một số chương trình ưu đãi về lãi suất, nguồn vốn nhằm hỗ trợ các doanh nghiệp SME phát triển HĐKD. Tính đến 31/12/2018, dư nợ cho vay của Vietinbank đạt 5.087 tỷ đồng, tăng 439 tỷ đồng so với năm 2017.
2.2.1.1 Phân loại nợ
Trên thực tế, Vietinbank Thanh Hóa đã đạt được một số thành công nhất định trong công tác hoạt động tín dụng, song song đó NQH cũng là vấn đề mà chi nhánh phả quan tâm hơn vì nó trực tiếp ảnh hưởng đến kết quả kinh doanh của ngân hàng.
Bảng 2.3: Tình hình phân loại nợ giai đoạn 2016-2018
2500 2000 Il Il Il “Nợ nhóm 1 ■ Nợ nhóm 2 1500 Il ■ _ κτ∖ . , 1 - ■ Nợ nhóm 3-5 1000 -: Ị— Ị_
Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018
(Nguồn: Báo cáo thường niên của Vietinbank Thanh Hóa giai đoạn 2016 - 2018)
Nợ xấu 86.7 38.07 37.65 Tỷ trọng nợ nhóm 3/ nợ xấu 14,6% 7,1% 6% Tỷ trọng nợ nhóm 4/ nợ xấu 1,8% 16,5 % 2% Tỷ trọng nợ nhóm 5/ nợ xấu 83,5% 76,3 % 92%
(Nguồn: Báo cáo thường niên của Vietinbank Thanh Hóa giai đoạn 2016 - 2018)
Tình hình phân loại nợ của Chi nhánh giai đoạn 2016-2018 phản ánh HĐKD trong hoạt động tín dụng đang có dấu hiệu cải thiện rõ rệt. Du nợ nhóm 1
có xu hướng tăng 11% trong năm 2017 và 10% trong năm 2018. Dư nợ nhóm 2 giảm 8%-13%.
Bảng 2.4: Cơ cấu nơ xấu giai đoạn 2016 - 2018
Tổng dư nợ 4,268 4,648 5,087
NQH 191.3 134.7 122.2
Mức tăng/giảm NQH - -57 -13
Tỷ lệ NQH 4% 3% 2%
Tăng/giảm tỷ lệ NQH - -30% -9%
(Nguồn: Báo cáo thường niên của Vietinbank Thanh Hóa giai đoạn 2016 - 2018)
Nợ xấu của Vietinbank có xu hướng giảm mạnh vào năm 2017 với dư nợ xấu là 38,07 tỷ đồng, chiếm 0,82% tổng dư nợ. Tỷ lệ này vẫn nằm trong mức an toàn là 3% theo quy định của NHNN. Ngay từ đầu năm 2018, Ban Lãnh đạo Vietinbank đã chủ trương đẩy mạnh công tác quản lý nợ và xử lý nợ xấu, tích cực thực hiện các biện pháp như thu hồi nợ, cơ cấu lại nợ, bán nợ cho các công ty mua bán nợ và sử dụng DPRR để xử lý các khoản nợ khó thu hồi. Nhờ đó, nợ xấu tính đến thời điểm cuối năm 2018 đã giảm 0,42 tỷ đồng so với năm 2017.
Nợ xấu trong giai đoạn 2016 - 2018 chủ yếu tập trung ở nhóm 5 - nợ có khả năng mất vốn. Năm 2016, nợ nhóm 5 là 72,419 tỷ đồng, chiếm 1,69% dư nợ xấu. Đến năm 2017, nợ nhóm 5 đã giảm xuống 29,062 tỷ đồng, tương ứng giảm hơn 2 lần so với năm 2016 và chiếm 0,62% dư nợ xấu. Đến năm 2018, mặc dù nợ xấu có xu hướng tăng nhẹ nhưng không đáng kệ.
Bất cứ một ngân hàng nào cũng đều mong muốn là không có NQH xảy ra. Nhưng khi nợ xấu đã xảy ra thì các ngân hàng thương mại cần phải quan tâm, phân tích để tìm ra các nguyên nhân, đưa ra các biện pháp để ngăn chặn, phòng ngừa và giải quyết nó. Ở Vietinbank Thanh Hóa cũng như ở các ngân hàng khác,
vấn đề NQH luôn được chú trọng quan tâm hàng đầu. Tuy nhiên, quy mô của các khoản vay khách hàng bán lẻ thường nhỏ cùng với số lượng khách hàng lớn nên mức độ rủi ro từ đối tượng này thấp hơn so với các đối tượng khác.
2.2.1.2 Đánh giá chất lượng tín dụng
Bảng 2.5: Mức thay đổi tỷ lệ NQH giai đoạn 2016 - 2018
nợ Tỷ trọng Dư nợ Dư nợ Tỷ trọng Nợ nhóm 1 4.077 95,5 % 4.51 3 97,1% 4.96 5 97,6% Doanh nghiệp 3.180 3.619 3.78 3 Cá nhân 89 7 894" 2 1.18 Trong đó nợ cơ cấu (cả doanh nghiệp và cá nhân) 346,5 8,5 % 500,9 11,1% 496, 5 10% Tổng cộng 4.268 4.648 5.08 7
(Nguồn: Báo cáo thường niên của Vietinbank Thanh Hóa giai đoạn 2016 - 2018)
Từ bảng số liệu, có thể thấy NQH của Vietinbank có xu hướng giảm trong giai đoạn 2016-2018. Năm 2016, dư NQH là 191, tỷ đồng, chiếm 4% tổng dư nợ. Đến năm 2018, dư NQH đã giảm 70,4 tỷ đồng so với năm 2016 và giảm 13,78 tỷ đồng so với năm 2017, tương ứng với tỷ lệ 2% (giảm ½ so với năm 2016). Nguyên nhân là do tỷ lệ NQH năm 2017 giảm mạnh chủ yếu là do khách hàng doanh nghiệp . Do ban lãnh đạo của chi nhánh đã đẩy mạnh bằng nhiều biện pháp: bán tài sản bất động sản. Một số trường hợp khởi kiện ra tòa án, làm việc với chủ tài sản bên thứ ba. Theo đó, việc sử lý thu hồi nợ xấu, nợ xử lý rủi ro sẽ được cải thiện đáng kể trong năm 2017, 2018.
a. Nợ cơ cấu và nợ tiềm ẩn rủi ro
Bảng 2.6: Nợ cơ cấu và nợ tiềm ẩn rủi ro giai đoạn 2016 - 2018
1 Ngành Nông - Lâm - Thủy sản - 0% 0,97 1% - 0% 2 Ngành công nghiệp - 0% - 0% - 0% 3 Ngành xây dựng 6,28 6% 16,44 17% 12,68 15% 4 Ngành Thương mại - Dịch vụ 91,07 87% 70,6 73% 65,173 77% 5 Ngành khác 7,3 7% 8,7 9% 6,7 8% Tổng cộng 104,648 100% 96,712 100% 84,553 100%
(Nguồn: Báo cáo thường niên của Vietinbank Thanh Hóa giai đoạn 2016 - 2018)
Trong các khoản nợ nhóm 1 của Chi nhánh luôn tồn tại các khoản nợ cơ cấu và nợ tiềm ẩn rủi ro cao. Căn cứ vào “Thông tu 02/2013/TT-NHNN ngày 21/01/2013 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nuớc quy định về phân loại tài sản có, mức trích, phuơng pháp trích lập dự phòng rủi ro và việc sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro trong hoạt động của tổ chức tín dụng, chi nhánh Ngân hàng nuớc ngoài” và “Thông tu 09/2014/TT-NHNN ngày 18/03/2014 sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tu 02/2013/TT-NHNN”, Ngân hàng nhà nuớc cho phép các NHTM đuợc phép cơ cấu nợ nhung vẫn giữ nguyên nhóm nợ nhằm hỗ trợ doanh nghiệp trong việc tái cơ cấu các khoản vay để giảm bớt khó khăn về áp lực trả nợ. Nợ cơ cấu của Chi nhánh Thanh Hoá tăng mạnh vào năm 2017 với số nợ cơ cấu lên tới 500,9 tỷ đồng (chiếm 11,1% tổng du nợ) và tập trung chủ yếu vào một số khách hàng nhu: nhà thầu JGCS và CTCP tập đoàn FLC...Sang năm 2018 với nỗ lực xử lý, các khoản nợ cơ cấu của Chi nhánh còn 496,5 tỷ đồng (chiếm 10% tổng du nợ) và đã giảm 4,4 tỷ đồng so với năm 2017, hầu hết
các khách hàng trả nợ theo kế hoạch đã được cơ cấu nợ. Với chiều hướng kinh doanh của các đơn vị được cơ cấu nợ tốt lên, nên khả năng trả nợ của các đơn vị này cũng được bảo đảm tuy nhiên khả năng chịu đựng những biến động bất lợi của nền kinh tế đối với các đơn vị này tương đối yếu nên đây vẫn được xem là những khoản nợ tiềm ẩn rủi ro cao.
b. NQH và tỷ lệ NQH (nợ nhóm 2)
Bảng 2.7: Tình hình NQH phân theo nghành kinh tế giai đoạn 2016-20186
(%) tiền (%) (%) 1 Ngành Nông - Lâm - Thủy sản - 0% 0,38 1% 0,18 0.5% 2 Ngành công nghiệp 0,86 1% 6,09 16% 4,25 11.3% 3 Ngành xây dựng 15,61 18% 2,66 7% 2,14 5.7% 4 Ngành Thuơng mại - Dịch vụ 70,24 81% 25,5 67% 30,87 82% 5 Ngành khác - 0% 3,42 9% 0,18 0.5% Tổng cộng 86,725 100% 38,07 100% 37,653 100%
(Nguồn: Báo cáo thường niên của Vietinbank Thanh Hóa giai đoạn 2016 - 2018)
NQH của Chi nhánh Thanh Hoá giai đoạn 2016-2018 là không đáng kể trên tổng dư nợ. Năm 2016 NQH là 104,648 tỷ đồng (chiếm 2,4% tổng dư nợ), năm 2017 NQH là 96,712 tỷ đồng (chiếm 2% tổng dư nợ), năm 2018 NQH là 84,553 tỷ đồng (chiếm 1,6% tổng dư nợ). NQH năm 2018 giảm so với năm 2017 là do một số khoản nợ được thu hồi, bên cạnh đó năm 2018 hoạt động của các đơn vị có dấu hiệu khởi sắc nên một số khoản nợ đã chuyển về nợ nhóm 1.
Xét theo ngành nghề, ngành thương mại và dịch vụ có tỷ lệ NQH cao nhất so với các nghành khác. Năm 2017 NQH của ngành thương mại- dịch vụ là 70,6
tỷ đồng, chiếm 73% tổng số NQH; sang năm 2018 NQH giảm 5,427 tỷ đồng (tức còn 65,173 tỷ đồng).
c. Nợ xấu và tỷ lệ nợ xấu
Bảng 2.8: Tình hình nợ xấu phân theo ngành kinh tế giai đoạn 2016-2018
Giao dịch Kế toán KH DN KHCN Tổ chức QLRR Kho quỹ
(Nguồn: Báo cáo thường niên của Vietinbank Thanh Hóa giai đoạn 2016 - 2018)
Nợ xấu của Chi nhánh có chiều huớng giảm trong giai đoạn 2016-2018. Năm 2016 nợ xấu là 86,725 tỷ đồng (tuơng ứng tỷ lệ nợ xấu là 2% trên tổng du nợ) và nợ xấu chủ yếu là ngành thuơng mại dịch vụ (nợ xấu 70,24 tỷ đồng chiếm 81% tổng nợ xấu của Chi nhánh); Năm 2017 nợ xấu của Chi nhánh Thanh Hoá giảm mạnh với số du nợ xấu là 38,07 tỷ đồng chiếm 0,8% tổng du nợ, nợ xấu tập trung chủ yếu ở ngành Thuơng mại- Dịch vụ (nợ xấu 60,3 tỷ đồng tuơng ứng 67% tổng nợ xấu) và ngành công nghiệp (nợ xấu 25,5 tỷ đồng tuơng ứng 67% tổng nợ xấu). Năm 2018 nợ xấu tiếp tục giảm nhẹ, số du nợ xấu là 37,653 tỷ đồng chiếm 0,7% tổng du nợ, nợ xấu tiếp tục tập trung chủ yếu ở ngành Thuơng
mại- Dịch vụ (nợ xấu 89,6 tỷ đồng tương ứng 82% tổng nợ xấu) và ngành công nghiệp (nợ xấu 30,87 tỷ đồng tương ứng 82% tổng nợ xấu).
Trong giai đoạn 2016- 2018, Vietinbank chi nhánh Thanh Hóa đã thực hiện cơ cấu, gia hạn nợ tạo điều kiện trong HĐKD giúp các doanh nghiệp vượt qua được khó khăn, tiếp tục duy trì được khả năng trả nợ. Tiếp tục với xu hướng đó trong năm 2019 và các năm tiếp theo cộng với việc Chi nhánh Thanh Hoá đã thực hiện sàng lọc khách hàng trong 2 năm 2017, 2018 thì xu hướng các khoản nợ xấu, NQH sẽ giảm tiếp trong thời gian tới.
2.2.2 Quản lý rủi ro tín dụng tại Ngân hàng TMCP Công thương Chi nhánh Thanh Hóa
2.2.2.1 Mô hình quản lý rủi ro tín dụng tại Ngân hàng TMCP Công thương chi nhánh Thanh Hóa
GIÁM ĐỐC
, ị J
PHÓ GIÁM ĐỐC
quản lí rủi ro theo thông lệ, quản lý nợ có vấn đề. Đối với việc thẩm định và cấp tín dụng thì ngân hàng cần phân tích hoạt động SXKD, phân tích và tìm hiểu các văn bản pháp lý để tổng hợp, đánh giá các hoạt động của các ngành kinh tế. Thực tế, hiện nay NHCT Việt Nam đang ở mô hình Quản lý RRTD phân tán. NH đã thành lập Ủy ban QLRR để:
Ngân hàng đã củng cố một môi trường quản lý rủi ro đồng bộ sao cho phù hợp từng quy trình quản lý gắn với từng bộ phận, bên cạnh đó đảm bảo cạnh tranh lâu dài cho ngân hàng trên địa bàn quản lý.
Mỗi chi nhánh có nhiều KH khác nhau, kinh doanh ở nhiều lĩnh vực khách nhau, mỗi chi nhánh tự xây dựng cho riêng mình chính sách quản lý phù hợp với đặc điểm KH, lĩnh vực mà chi nhánh hoạt động.
2.2.2.2 Thực trạng quản lý rủi ro tín dụng tại Ngân hàng TMCP Công thương chi nhánh Thanh Hóa
Dựa vào nền tảng lý thuyết đã nghiên cứu tại chương 1 của Luận văn, tác giả tiếp tục đi vào nghiên cứu các nội dung quản lý RRTD của Vietinbank theo 4 bước cơ bản: nhận dạng RRTD, đo lường RRTD, kiếm soát RRTD và tài trợ RRTD.
a. Công tác nhận diện RRTD
Nhận dạng RRTD là một bước quan trọng trong các bước tiếp theo trong quá trình quản lý RRTD. Tại Vietinbank đang áp dụng các biện pháp sau để nhận dạng RRTD:
- Phương pháp phân tích BCTC
Đây là phương pháp phổ biến nhất để sử dụng để phân tích khách hàng và ra quyết định tín dụng. BCTC phản ánh được chi tiết tình hình chung nhất của họ làm cơ sở để ngân hàng cho vay phù hợp.
Căn cứ vào cơ sở các con số của BCTC trong quá khứ và hiện tại, ngân hàng sẽ đánh giá được tình hình tài chính trong tương lai của doanh nghiệp từ đó đưa ra những dự toán khả năng kinh tế trong tương lai của doanh nghiệp để làm căn cứ cấp tín dụng. Thực tế Vietinbank chi nhánh Thanh Hóa sẽ phân tích tình hình tài chính 3 năm gần nhất gồm Bảng cân đối kế toán, Báo cáo kết quả kinh
doanh, Thuyết minh BCTC và Báo cáo lưu chuyển tiền tệ để thẩm định khách hàng doanh nghiệp và tổ chức kinh tế
- Phương pháp tiếp xúc với khách hàng
Thông qua giao tiếp, tiếp xúc với khách hàng, thậm chí là viếng thăm, phỏng vấn doanh nghiệp, CBTD ngân hàng có thể tìm hiểu, sàng lọc những thông tin nhận được, đưa ra những đánh giá chính xác hơn về tư cách của khách hàng vay vốn và tình hình tài chính, HĐKD đang diễn ra tại doanh nghiệp, đồng thời nhận biết được các RRTD tiềm ẩn như:
- Doanh nghiệp có định kỳ kiểm tra tình hình tài chính hay chỉ chạy theo doanh thu, tăng cường mở rộng kinh doanh mà không quan tâm đến khả năng kiểm soát của doanh nghiệp.
- Bản thân doanh nghiệp, khách hàng đi vay có thiện ý trả nợ và trung thực, rõ ràng trong viêc sử dụng vốn vay vào mục đích đúng hay không.
- Khách hàng trì hoãn và không giải thích được hoặc giải thích với lý do chưa thỏa đáng trong việc chậm cung cấp BCTC.
- Khách hàng trì trệ trong việc trả nợ theo định kỳ, trả nợ trễ ngày hoặc không đúng số tiền phải trả.
- Doanh nghiệp xuất hiện sự gia tăng bất thường về số hàng tồn kho và sự gia tăng của các khoản nợ thương mại.
- Tình hình sản xuất kinh doanh đình trệ, sản phẩm bị giảm cả về số lượng lẫn chất lượng, xuất hiện tình trạng công nhân viên, đội ngũ cán bộ xin nghỉ nhiều.
❖ Phương pháp nghiên cứu số liệu tổn thất trong quá khứ
Khi ngân hàng tiếp nhận hồ sơ vay vốn, các CBTD sẽ tham khảo các hồ sơ trong quá khứ thông các biến cố đã xảy ra với khách hàng từ đó giúp ngân hàng dự báo và nhận biết được một số rủi ro tiềm năng.. Hồ sơ lưu trữ có thể được lấy từ hệ thống thông tin đối với khách hàng đã từng giao dịch với ngân hàng hoặc thông tin từ bên ngoài như CIC. Cụ thể là những số liệu về tổn thất trogn quá khứ về thu, chi cho phép CBTD căn cứ để lâp dự toán chi phí tổn thất hay quỹ DPRR cho từng trường hợp của khách hàng.
b. Công tác đo lường RRTD
Vietinbank Thanh Hóa xây dựng mô hình chấm điểm khách hàng theo hướng dẫn của Vietinbank. Chi nhánh căn cứ vào các thông tin thu nhập được như thông tin tài chính và phi tài chính sau đó xếp thành 6 mức rủi ro1. Mô hình kết hợp các chủ tiêu định tính để chấm điểm bổ sung cho các chỉ tiêu định lượng, có cụ thể hóa để chấm điểm và XHTD NB nhằm giảm thiểu được tính chủ quan trong đánh giá các chỉ tiêu.
* Đối với khách hàng doanh nghiệp
Thu thập thông tin để phân loại bao gồm:
- BCTC 2 năm gần nhất liền kề (đã qua kiểm toán nếu có) - Tình hình quan hệ tín dụng tạo các TCTD thời điểm gần nhất