Quản trị vốn huy động đảm bảo cân đối giữa huy động và sử dụng vốn

Một phần của tài liệu 1219 quản trị huy động vốn tại NHTM CP đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh hải dương luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 56 - 59)

Vốn HĐ ngắn hạn 3.007 3.970 4.970 Vốn HĐ dài hạn 3.031 3.381 3.687

(Nguồn: Website chính thức của 10 NHTM)

2.2.5. Quản trị khả năng thanh khoản

Như đã trình bày ở phần trên, BIDV quản lí vốn tập trung, Toàn bộ nguồn huy động được sẽ chuyển bán cho HSC, sau đó khi cần vốn cho các hoạt động như cho vay, đầu tư... chi nhánh sẽ mua vốn lại từ HSC, như vậy hầu như toàn bộ rủi ro thanh khoản sẽ được chuyển từ chi nhánh về Hội sở.

Tuy nhiên, để đáp ứng nhu cầu thanh khoản kịp thời trong ngày( rút tiền, giải ngân, tất toán sổ tiết kiệm, trả nợ vay đến hạn.) chi nhánh luôn để tồn quỹ một lượng tiền nhất định. Hiện, theo quy định tại BIDV, lượng

tồn quỹ tiền mặt tại kho của chi nhánh tối thiểu là 100 tỷ, phòng giao dịch là 3 tỷ. Nếu phát sinh các nhu cầu rút tiền lớn hơn luợng tồn quỹ ở phòng, phòng kho quỹ có trách nhiệm điều chuyển tiền mặt giữa các phòng giao dịch hoặc rút tiền từ TKTG tại Ngân hàng nhà nuớc để đáp ứng kịp thời nhu cầu của khách hàng.

2.2.6. Quản trị vốn huy động đảm bảo cân đối giữa huy động và sử dụng vốn vốn

Huy động và sử dụng vốn là hai hoạt động thống nhất, có quan hệ biện chứng trong hoạt động của bất kì tổ chức nào, đặc biệt đối với các NHTM. Nếu nguồn vốn huy động dồi dào sẽ thúc đẩy các hoạt động huy động vốn phát triển, song nếu các hoạt động sử dụng vốn không tốt thì chi phí cho huy động vốn lại là một vấn đề cho Ngân hàng.

Sử dụng vốn bao gồm nhu: cho vay, mua sắm, đầu tu... Tuy nhiên trong khuôn khổ bài luận văn này, tác giả chỉ đề cập đến khoản mục cho vay.

Theo Báo cáo năm giai đoạn 2016- 2018, ta có bảng sau:Bảng 2.10. Bảng dư nợ cho vay bình quân năm 2016 -2018

Quy mô vốn huy động đang gia tăng cùng quy mô cho vay của chi nhánh trong giai đoạn 2016- 2018. Thực tế cho thấy, tốc độ tăng truởng hoạt động cho vay trong năm 2017 là 19,8%, tuy nhiên tốc độ tăng giảm bất thuờng vào năm 2018 khi chỉ đạt 9,94%. Hơn nữa, trong năm 2016, tỷ lệ cho vay bình quân/ tổng vốn huy động là 82,57%, năm 2017 là 81,25% và năm 2018 chỉ còn 75,85%.Việc giảm tỉ trọng cho vay bình quân/ tổng vốn huy động cho thấy động thái thận trọng, siết chặt hơn của chi nhánh trong việc cấp tín dụng cho khách hàng, khi mà trong năm 2018 là một năm khó khăn với các doanh nghiệp trong ngành xây dựng và bất động sản.

Chi nhánh đang đẩy mạnh Cho vay trung- dài hạn do lãi suất cao hơn kì hạn ngắn. Thực tế là từ năm 2016 - 1018, cho vay trung dài hạn có doanh số luôn cao gấp 3-4 lần doanh số cho vay ngắn hạn. Cũng theo bảng số liệu này, trong 2 năm 2017- 2018, chi nhánh đang phải dùng trên 35% vốn từ nguồn ngắn hạn để cho vay trung dài hạn. TheoThong tu 36/2016 của NHNN thì điều này là hoàn toàn hợp lý. Chi nhánh nhận thấy tỉ lệ này nằm trong nguỡng cho phép, tuy nhiên nên điều chỉnh để đảm bảo đuợc khả năng chi trả, từ đó đến năm 2018, chỉ có 28,39% vốn ngắn hạn đuợc dùng cho vay trung- dài hạn.

Nhìn chung, trong giai đoạn 2016- 2018, vốn huy động đã đuợc sử dụng tuơng đối tốt trong kinh doanh giúp lợi nhuận tăng.

2.2.7. Kiểm soát rủi ro trong huy động vốn

Trong việc huy động vốn thì luôn tiềm ẩn rất nhiều rủi ro, một trong số đó đã đuợc hội sở chính quản lý là rủi ro thanh khoản, lãi suất. Hiện tại, chi nhánh hiện đang tập trung vào quản lý rủi ro đạo đức và rủi ro tác nghiệp là chủ yếu

Định kì hàng quý, Hội sở chính sẽ rà soát các lỗi tác nghiệp trong quy trình huy động vốn, sau đó gửi chi tiết lỗi của từng chi nhánh trên trang mạng nội bộ.Trên cơ sở đó, phòng Quản lí rủi ro sẽ tra cứu thông tin lỗi của chi

nhánh, yêu cầu cán bộ làm sai điều chỉnh sai sót và lập giải trình gửi Hội sở chính. Các lỗi tác nghiệp có thể xẩy ra nhu: mở sai mã tài khoản, làm sổ gửi tiền sai tên nguời gửi, kì hạn, cài đặt sai lãi suất... Nếu các lỗi này nghiêm trọng chi nhánh có chế tài xử phạt theo đúng quy định của BIDV. BIDV cũng thành lập bộ phận hậu kiểm để hàng ngày sẽ kiểm tra, rà soát lại hồ sơ trong giao dịch từ đó phát hiện sai sót và điều chỉnh kịp thời.Cùng với đó, định kì chi nhánh mời Trung tâm thanh toán của Hội sở chính về tập huấn các nghiệp vụ liên quan đến huy động vốn cho cán bộ.

Để hạn chế rủi ro đạo đức, một bộ quy định về Quy chuẩn đạo đức nghề nghiệp, kèm theo các chế tài xử phạt nghiêm khắc về việc vi phạm các quy định này đã đuợc xây dựng. Bên cạnh đó, phòng Quản lí rủi ro cũng thuờng xuyên kiểm tra, giám sát công tác quản trị huy động vốn để kịp thời nhận diện, tìm ra các lỗi rủi ro đạo đức

2.3. ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG QUẢN TRỊ HUY ĐỘNG VỐN TẠI NGÂN HÀNG TMCP ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM - CHI NHÁNH HẢI DƯƠNG

Một phần của tài liệu 1219 quản trị huy động vốn tại NHTM CP đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh hải dương luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 56 - 59)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(84 trang)
w