Như đã trình bày trong chương 2 của luận văn, tại MB Hoàng Quốc Việt chưa có bộ phận chuyên trách về QTRR trong hoạt động bảo lãnh, trong khi nội dung này lại rất quan trọng. Thông qua việc phân tích nguyên nhân tại chương 1 có thể nhận thấy mặc dù đã có sự phân tách chức năng nhiệm vụ giữa các bộ phận trong cơ cấu tổ chức theo định hướng QTRR nhưng vẫn có sự trùng lặp tại các vị trí cụ thể. Vì vậy có thể đưa ra giải pháp là thiết lập bộ phận chuyên trách về QTRR trong hoạt động bảo lãnh tại chi nhánh, song song với việc phân công nhiệm vụ lại ở các bộ phận.
Đối với giải pháp thiết lập bộ phận chuyên trách: hiện tại ở MB Hoàng Quốc Việt đã có bộ phận chuyên trách về QTRR tín dụng, để tránh gây lãng phí về mặt nhân lực và thời gian, chi nhánh có thể gộp nhiệm vụ QTRR trong hoạt động bảo lãnh vào bộ phận này, cơ cấu lại nhân sự theo hướng có thể bao
quát toàn bộ nghiệp vụ tín dụng nói chung và bảo lãnh nói riêng. Có thể sắp xếp nhân sự gồm: Giám đốc (nguời có quyền cao nhất trong việc ra quyết định quản trị), nhân sự Phòng Thẩm định, Truởng phòng Hỗ trợ (tập trung nguồn số liệu trong toàn chi nhánh) và giữ nguyên bộ phận kiểm tra kiểm soát là bộ phận kiểm soát tuân thủ.
Phân tách chức năng kiểm soát/phê duyệt tín dụng và chức năng kiểm soát/phê duyệt hồ sơ bảo lãnh. Đối với việc phân công nhiệm vụ tại các bộ phận, có thể có chuyên viên chuyên trách các phuơng án liên quan đến bảo lãnh tại từng bộ phận nghiệp vụ. Tại bộ phận thẩm định là các Phòng khách hàng tại chi nhánh cần có chuyên viên và kiểm soát chuyên trách về hoạt động bảo lãnh. Tại bộ phận vận hành, việc phân tách chuyên viên thực hiện bảo lãnh và chuyên viên hỗ trợ nghiệp vụ đã đuợc thực hiện, tuy nhiên cần phân tách thêm kiểm soát chuyên trách lĩnh vực bảo lãnh.”