3.3.2.1. Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực
Thường xuyên tổ chức đào tạo, nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ cho chuyên viên trên toàn hệ thống MB.
Đưa QTRR vào một trong những tiêu chí tuyển dụng, bổ nhiệm nhân sự Việc kiểm tra năng lực QTRR đối với các ứng viên tại các vị trí, nhất là vị trí lãnh đạo sẽ giúp tìm ra những người quản lý vừa vững chuyên môn nghiệp vụ vừa có kiến thức về QTRR, từ đó nâng cao nhận thức QTRR trong toàn bộ hệ thống.
Với các vị trí như Trưởng phòng, Giám đốc/Phó Giám đốc các chi nhánh, nên đưa tiêu chí này vào một trong những tiêu chí hàng đầu để lựa chọn nhân sự, đây sẽ là những hạt nhân để xây dựng nên chương trình QTRR cho từng chi nhánh trong hệ thống.
Tổ chức các khóa đào tạo ở trình độ phổ cập và chuyên sâu nhằm nâng cao năng lực QTRR cho ban lãnh đạo ngân hàng và đội ngũ chuyên viên bảo lãnh.
Ở phạm vi chi nhánh, các chi nhánh có thể tự tổ chức đào tạo nội bộ, thuê chuyên gia về đào tạo tại chi nhánh các nội dung về quản trị. Tuy nhiên, để thống nhất trong tư tưởng hành động, bám sát thực tế, khối QTRR nên thường xuyên tổ chức các khóa đào tạo trực tuyến về QTRR để phổ cập và nâng cao kiến thức QTRR cho cán bộ nhân viên MB. Ngoài ra, khối QTRR có thể kết hợp với phòng dịch vụ xuất nhập khẩu để đưa ra những bài giảng riêng về rủi ro trong hoạt động bảo lãnh, các biện pháp phòng chống, quản trị,
ngăn ngừa rủi ro....
3.3.2.2. Đầu tư cơ sở vật chất và kỹ thuật, công nghệ thông tin hiện đại
Hệ thống công nghệ thông tin hiện đại có vai trò quan trọng trong việc quản trị rủi ro trong hoạt động bảo lãnh tại NHTM. Hiện nay tại MB, hệ thống Teminos T24 chua hỗ trợ việc phát hiện và cảnh báo sai sót khi hạch toán.
Ngoài ra, QTRR tốt thì sẽ quản trị đuợc rủi ro. Yếu tố công nghệ cũng là nhân tố ảnh huởng trực tiếp tới hiệu quả của việc QTRR trong hoạt động bảo lãnh. Nếu nhu điều kiện cần là bộ máy lãnh đạo có quan điểm thông suốt, bộ máy tổ chức hoàn chỉnh với đội ngũ chuyên viên chuyên trách có chất luợng chuyên môn đáp ứng... thì điều kiện đủ là phải có trang thiết bị kỹ thuật và công nghệ hiện. Trang thiết bị và công nghệ hiện đại cần thiết đối với tất cả các buớc và từng nội dung công việc của mỗi buớc trong quy trình QTRR, từ việc thu nhận và xử lý thông tin đến việc thực hiện các biện pháp kiểm soát rủi ro để đảm bảo tính chính xác, kịp thời và hiệu quả của mỗi buớc. Đặc biệt, Khối QTRR của Ngân hàng không chỉ cần đuợc trang bị hệ thống máy tính, hệ thống mạng mà cần phải đuợc trang bị các phần mềm chuyên nghiệp với tính ổn định cao để chạy các mô hình phân bổ rủi ro và lợi ích, các mô hình phân tích chi phí và lợi ích cũng nhu các công cụ cho phép tiến hành phân tích chi phí lợi ích, các công cụ kết nối đáng tin cậy nhất với thị truờng trong nuớc và quốc tế để hỗ trợ cho công tác phân tích và dự báo rủi ro. Ngoài ra, hệ thống công nghệ thông tin cho phép khối QTRR có thể nhập liệu các loại rủi ro theo mã mẹ và mã con trên hệ thống, cho phép chuyên viên bảo lãnh nhập liệu các rủi ro đã từng phát sinh với khách hàng trên cơ sở số liệu tổng hợp, nhập liệu theo code khách hàng trên T24. Đối với các chi nhánh, hệ thống công nghệ cần đuợc cải tiến để có thể đua ra những cảnh báo dựa trên những phân tích, dự báo của khối QTRR và qua những rủi ro đã phát sinh tại chi nhánh, phần mềm luu trữ, tra cứu thông tin nội bộ về khách hàng, ngân
hàng ... hoặc mua/thuê nghiên cứu phần mềm trong đó cập nhật đầy đủ tình hình kinh doanh của doanh nghiệp (thông qua việc nhập liệu báo cáo tài chính định kỳ , hệ thống tự phân tích các chỉ số tài chính...), danh sách các quốc gia bị cấm vận....từ đó hỗ trợ cho chuyên viên nhanh chóng nắm bắt tình hình tài chính của doanh nghiệp phát hiện ra những rủi ro tiềm ẩn và quản trị được rủi ro do thiếu thông tin.
Ngoài ra, MB cần hoàn thiện hệ thống chấm điểm xếp hạng tín dụng nội bộ để hỗ trợ tích cực hơn nữa cho việc nhận dạng, phân tích rủi ro tín dụng trong hoạt động bảo lãnh. NHNN đang dự thảo yêu cầu các NHTM bắt buộc phải xây dựng hệ thống chấm điểm nội bộ riêng trong đó quy định bắt buộc phải có một số chỉ tiêu. Bộ chỉ tiêu chấm điểm càng phản ánh chính xác khách hàng thì càng thuận lợi cho quá trình đánh giá về rủi ro tín dụng từ khách hàng đó.
3.3.3.3. Chú trọng cải tiến quy trình, quy định liên quan đến hoạt động kinh doanh
Hiện tại quy trình tín dụng của MB đã được ban hành, quy định rõ phạm vi công việc, trách nhiệm của các bên tham gia. Tuy nhiên, quy trình cần được đánh giá, rà soát và ghi nhận các đề xuất cải tiến từ chi nhánh một cách thường xuyên, định kỳ hơn (1 Quý/lần) thay vì năm như hiện nay.
Đối với các vướng mắc, bất cập cần thay đổi ngay thì MB cần xây dựng cơ chế xin ý kiến phê duyệt linh hoạt (phản ứng nhanh) để triển khai trước, tránh trường hợp báo cáo thủ tục hành chính qua nhiều cấp, gây chậm trễ và ảnh hưởng tới giao dịch hàng ngày với khách hàng.
Các cán bộ nhân sự làm công tác cải tiến quy trình cần được tập hợp từ các bộ phận tham gia quy trình, có kiến thức về nghiệp vụ vững vàng, kinh nghiệm tác nghiệp thực tế để quy trình ban hành ra bảo đảm tính thực tiễn cao.
Sau mỗi đợt cải tiến quy trình cần nhìn nhận và đánh giá rõ tác động của cải tiến đối với: Thời gian xử lý giao dịch, sự thuận tiện đối với khách hàng.. .Neu kết quả chua đạt đuợc mục tiêu cải tiến cần tiếp tục xây dựng và xác định chính xác hơn nội dung cần cải tiến.
3.3.3.4. Tăng cường kiểm soát tuân thủ, kiểm toán nội bộ tại các chi nhánh
Để thực hiện tốt việc QTRR trong hoạt động bảo lãnh tại các chi nhánh, ban lãnh đạo MB cần tăng cuờng công tác kiểm tra kiểm soát định kỳ hoặc đột xuất hoạt động bảo lãnh tại chi nhánh, có thể thực hiện kiểm tra chọn mẫu hoặc kiểm tra toàn bộ, từ đó phát hiện những sai sót, rủi ro. Trên cơ sở đó, rà soát quy trình, thực tiễn hoạt động QTRR trong hoạt động bảo lãnh tại chi nhánh để có tu vấn, điều chỉnh phù hợp.
3.3.3.5. Hoàn thiện chiến lược QTRR cho toàn hệ thống
Hiện tại, MB vẫn chua xây dựng đuợc chiến luợc QTRR. Hiện tại mới chỉ đua ra đuợc mục tiêu cho chiến luợc QTRR hoạt động mà chua thực sự là chiến luợc QTRR hoạt động, cũng chua phải là chiến luợc QTRR chung cho tất cả các loại rủi ro, các mục tiêu đó là: Dẫn đầu về QTRR hoạt động tại Việt Nam, theo đuổi chiến luợc QTRR hoạt động khoa học, có hệ thống và toàn diện, đảm bảo nhận diện, đánh giá, quản lý rủi ro và phân bổ vốn một cách khoa học, thống nhất và hiệu quả, Giảm thiểu các thiệt hại phát sinh từ rủi ro hoạt động nhằm tối uu hóa lợi nhuận cho MB, Xây dựng bản đồ rủi ro hàng năm nhằm chỉ ra các khu vực rủi ro trọng yếu cần uu tiên xử, Xây dựng văn hóa QTRR theo nguyên tắc chia sẻ thông tin, trung thực, cởi mở và tin cậy.
Việc hoàn thiện chiến luợc QTRR có ý nghĩa quan trọng trong việc triển khai thực hiện QTRR tại các chi nhánh và trong các nghiệp vụ riêng lẻ trong hoạt động kinh doanh của MB.
KẾT LUẬN
Nguồn thu của các NHTM từ hai nguồn chính: Doanh thu từ hoạt động cho vay, huy động (thu nhập từ lãi) và doanh thu từ hoạt động dịch vụ (thu nhập ngoài lãi). Trong bối cảnh nền kinh tế còn nhiều khó khăn, nợ xấu ngày càng tăng cao thì việc tập trung phát triển gia tăng cơ cấu của thu nhập ngoài lãi trong tổng thu nhập là một huớng đi của nhiều NHTM trong đó có MB Hoàng Quốc Việt. Trong cơ cấu thu dịch vụ, MB Hoàng Quốc Việt xác định tập trung phần thu nhập từ hoạt động bảo lãnh. Cũng nhu các hoạt động khác, hoạt động bảo lãnh chịu tác động của nhiều rủi ro: rủi ro tín dụng, rủi ro tác nghiệp, rủi ro đạo đức,... Do đó, nếu không quản trị đuợc các rủi ro phát sinh thì nguy cơ xảy ra tổn thất là lớn, ảnh huởng tới lợi nhuận, sức cạnh tranh của ngân hàng. Xuất phát từ thực tiễn này, tôi chọn đề tài “Quản trị rủi ro trong hoạt động bảo lãnh tại MB Hoàng Quốc Việt” để nghiên cứu.
Sau khi nghiên cứu, đề tài đã đạt được những kết quả sau:
Luận văn đã hệ thống các vấn đề lý luận cơ bản về bảo lãnh nhu: Khái niệm về bảo lãnh, các loại bảo lãnh thông dụng.... và các vấn đề cơ bản về rủi ro trong hoạt động QTRR nhu: khái niệm, nội dung, các yếu tố ảnh huởng tới việc quản trị rủi ro trong hoạt động bảo lãnh, kinh nghiệm của các ngân hàng trên thế giới.
Trên cơ sở thực tiễn hoạt động bảo lãnh và quản trị rủi ro trong hoạt động bảo lãnh tại MB Hoàng Quốc Việt những năm vừa qua, đánh giá các kết quả đã đạt đuợc, các tồn tại và nguyên nhân làm cơ sở đua ra các giải pháp nhằm quản trị rủi ro trong hoạt động bảo lãnh tại MB Hoàng Quốc Việt
Trên cơ sở những tồn tại và nguyên nhân đã đuợc phân tích, luận văn đề xuất một số giải pháp quản trị rủi ro trong hoạt động bảo lãnh tại MB Hoàng Quốc Việt, đồng thời đua ra một số kiến nghị với MB để có thể hỗ trợ tốt hơn cho việc quản trị rủi ro tại các chi nhánh của MB nói chung và MB Hoàng Quốc Việt nói riêng.
Do thời gian có hạn và kinh nghiệm nghiên cứu khoa học chưa nhiều nên luận văn chắc chắn không tránh khỏi những sơ xuất, thiếu sót. Tôi rất mong nhận được ý kiến góp ý của Quý Thầy/cô, đồng nghiệp, anh chị học viên để hoàn thiện hơn bài luận văn của mình.”
Tôi xin chân thành cảm ơn!
TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Hoàng Phê (2003), Từ điển Tiếng Việt, NXB Đà Nằng.
2. Nguyễn Thị Nga (2015), Tăng cường Quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam, Luận văn thạc sỹ Kinh tế, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân.
3. Ngân hàng TMCP Quân đội - Chi nhánh Hoàng Quốc Việt - Phòng Hỗ trợ (2016), (2017), (2018), Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh hàng năm Ngân hàng TMCP Quân đội - Chi nhánh Hoàng Quốc Việt.
4. Ngân hàng TMCP Quân đội - Chi nhánh Hoàng Quốc Việt - Phòng Hỗ trợ (2016), (2017), (2018), Báo cáo hoạt động tín dụng hàng năm Ngân hàng TMCP Quân đội - Chi nhánh Hoàng Quốc Việt
5. Ngân hàng TMCP Quân đội (2012), Cẩm nang hướng dẫn chấm điểm xếp hạng tín dụng CSSY
6. Ngân hàng TMCP Quân đội - Khối Quản trị rủi ro (2013), Bài giảng “Chương trình đào tạo khởi nghiệp công cụ thu thập dữ liệu tổn thất” và bài
giảng “Chương trình khởi nghiệp Quản trị rủi ro hoạt động tại Ngân hàng TMCP Quân đội”.
7. Ngân hàng TMCP Quân đội (2013), Quyết định số 1212/QĐ-MB-HS ngày 13/5/2013 về việc Ban hành quy định thu thập và xử lý dữ liệu tổn thất rủi ro tác nghiệp.
8. Ngân hàng TMCP Quân đội (2018), Hướng dẫn số 968/QĐ-HS.m ngày 07/11/2018 về việc ban hành hướng dẫn hoạt động bảo lãnh và xác nhận cung cấp tín dụng tại MB.
9. Phan Thị Thu Hà (2015), Giáo trình Ngân hàng thương mại, NXB Đại học Kinh tế Quốc dân, Hà Nội.
10. Ủy ban Basel về Giám sát Ngân hàng (Basel Committee on Banking Supervision - BCBS) (2003), Basel II.