TỔNG QUAN VỀ TRƯỜNG CAO ĐẲNG SƯ PHẠM ĐẮK LẮK

Một phần của tài liệu LUẬN văn THẠC sĩ HOÀN THIỆN tổ CHỨC CÔNG tác kế TOÁN tại TRƯỜNG CAO ĐẲNG sư PHẠM đắk lắk (Trang 48 - 57)

- Sử dụng các quỹ

2.1 TỔNG QUAN VỀ TRƯỜNG CAO ĐẲNG SƯ PHẠM ĐẮK LẮK

2.1.1.Lịch sử hình thành và phát triển Trường Cao đẳng Sư phạm Đắk Lắk

Lịch sử hình thành

Ngay sau khi giải phóng miền Nam, để thực hiện nhiệm vụ đào tạo đội ngũ giáo viên cho đất nước trong giai đoạn cách mạng mới, Bộ Giáo dục (nay là Bộ Giáo dục và Đào tạo) đã chủ trương thành lập các trường Sư phạm ở miền Nam. Tháng 10/1975, Bộ điều 12 giáo viên và cán bộ giáo dục vào Đắk Lắk chuẩn bị cho việc thành lập trường Sư phạm cấp II tại đây.

Ngày 19/01/1976, Bộ Giáo dục quyết định thành lập Trường Sư phạm cấp II Buôn Ma Thuột (trực thuộc Bộ) tại Quyết định số 145/QĐ của Bộ trưởng Bộ Giáo dục. Chức năng, nhiệm vụ của trường là đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ giáo viên cấp 2 (trung học cơ sở) cho 2 tỉnh Đắk Lắk, Gia Lai - Kon Tum (nay là 4 tỉnh Đắk Lắk, Đắk Nông, Gia Lai và Kon Tum).

Ngày 16/5/1976, tại công văn số 650/TC, Ban Tổ chức Chính phủ ghi ý kiến của Thủ tướng Chính phủ trả lời tờ trình số 1105/TCCB ngày 11/5/1976 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục về việc Thủ tướng Chính phủ đồng ý cho phép thành lập Trường Cao đẳng Sư phạm Buôn Ma thuột trực thuộc Bộ Giáo dục trên cơ sở trường Sư phạm cấp II Buôn Ma Thuột. Ngày 21/3/1978, tại quyết định số 164/TTg, Thủ tướng Chính phủ công nhận Trường Cao đẳng Sư phạm Buôn Ma Thuột (cùng với 15 trường Cao đẳng Sư phạm khác trong cả nước, trong đó có Trường Cao đẳng Sư phạm Hà Nội và Trường Cao đẳng Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh) và trường thuộc hệ thống giáo dục Đại học quốc gia, trực thuộc Bộ Giáo dục và Đào tạo.

Tháng 9/1989, trường được Bộ Giáo dục và Đào tạo bàn giao cho tỉnh Đắk Lắk quản lý. Ngày 08/02/1993 Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Đắk Lắk ban hành Quyết định số 77/QĐ-UB sáp nhập Trường Trung học Sư phạm Đắk Lắk (thành lập ngày 29/11/1975, chức năng nhiệm vụ là đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ giáo viên cấp 1 (Tiểu học) cho địa phương) vào Trường Cao đẳng Sư phạm Buôn Ma Thuột và đổi tên thành Trường Cao đẳng Sư phạm Đắk Lắk.

Ngày truyền thống của trường là ngày 16/5/1976.

Quá trình xây dựng và phát triển

Thời kì đầu thành lập, trường có 25 cán bộ, giáo viên. Tháng 1-1976, trường tuyển sinh đào tạo khóa đầu tiên, hệ ngắn hạn 10+1 (12+1) 1 năm, gồm hai ngành Sư phạm Toán Lý và Sư phạm Văn Sử. Từ khóa 2 (tuyển sinh tháng 12/1976) cho đến khóa 4 đào tạo hệ hai năm 10+2 (12+2) gồm bốn ngành Sư phạm: Văn - Tiếng Việt, Toán Lý, Sinh Hóa, Sử Địa. Từ khóa 5 trở đi, trường đào tạo chuẩn Cao đẳng chính quy 3 năm 10+3 (12+3).

Năm 1980, trường thành lập 4 Khoa đào tạo: Khoa Toán Lý, Khoa Văn Sử, Khoa Sinh Hóa Địa, Khoa Dự bị. Tháng 9/1989 giải tán khoa Dự bị. Tháng 4/1991 thành lập Khoa Ngoại ngữ và Ban đào tạo Giáo viên Tiểu học (tương đương một khoa).

Tháng 9/1994, sau khi sáp nhập Trường Trung học Sư phạm Đắk Lắk, trường giải thể các khoa và thành lập các bộ môn thuộc trường.

Tháng 9/1996, trường thành lập lại 5 khoa: Khoa Tự nhiên, Khoa Xã hội, Khoa Ngoại Ngữ, Khoa Tiểu học, Khoa Bồi dưỡng. Tháng 4/2008, giải thể khoa Tiểu học.

Hiện nay, trường có 5 khoa: Khoa Khoa học Tự nhiên, Khoa Khoa học Xã hội và Nhân văn, Khoa Ngoại ngữ - Tin học – Kinh tế, Khoa Giáo dục Tiểu học - Mầm non, Khoa Giáo dục thường xuyên.

Cơ sở vật chất của trường xây dựng kiên cố và từng bước được trang bị hiện đại, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ đào tạo, bồi dưỡng, nghiên cứu khoa học và đời sống sinh hoạt của cán bộ, viên chức và sinh viên nhà trường.

Hiện nay, trường có 26 mã ngành đào tạo hệ Cao đẳng với 35 chương trình (trong đó có 9 ngành ngoài sư phạm); 2 mã ngành hệ Trung cấp Sư phạm với 3 chương trình đào tạo.

Trường liên kết với các trường đại học khác đào tạo trình độ đại học cho sinh viên của trường đã tốt nghiệp hệ Cao đẳng chính qu y; đào tạo nghiệp vụ sư phạm; bồi dưỡng cán bộ quản lý giáo dục.

Hơn 40 năm hình thành và phát triển, Trường Cao đẳng Sư phạm Đắk Lắk đã có những đóng góp to lớn vào sự nghiệp giáo dục của địa phương. Hàng vạn sinh viên do trường đào tạo đã trở thành lực lượng nòng cốt trong đội ngũ giáo viên Tiểu học, Trung học Cơ sở của Đắk Lắk nói riêng và các tỉnh khác ở Tây Nguyên nói chung.

Phát huy những thành tựu đã đạt được, trong những năm tới trường tiếp tục củng cố và nâng cao năng lực về mọi mặt, đáp ứng yêu cầu của một trường đa cấp, đa ngành và định hướng nghề nghiệp - ứng dụng để đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục và một số loại hình cán bộ các ngành nghề khác với chất lượng cao; trong đó đặc biệt chú trọng bản lĩnh chính trị, phẩm chất đạo đức và trình độ chuyên môn, nghiệp vụ của người học, đáp ứng đòi hỏi ngày càng cao của sự nghiệp giáo dục và phát triển kinh tế-xã hội trong công cuộc đẩy mạnh công nghiệp hóa - hiện đại hóa đất nước và hội nhập quốc tế.

2.1.2.Sứ mạng mục tiêu, định hướng phát triển của trường

Sứ mạng mục tiêu

Đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ giáo viên có trình độ cao đẳng bậc Mầm non, Tiểu học, Trung học Cơ sở; Bồi dưỡng cán bộ quản lý giáo dục bậc Mầm non,

Tiểu học, Trung học Cơ sở; Đào tạo nguồn nhân lực có trình độ cao đẳng các ngành ngoài sư phạm; Nghiên cứu khoa học phục vụ công tác đào tạo và đáp ứng yêu cầu của nền kinh tế - xã hội tỉnh Đắk Lắk và khu vực.

Định hướng phát triển của trường

* Mục tiêu chung: Tiếp tục củng cố và nâng cao năng lực của nhà trường

về mọi mặt, đáp ứng yêu cầu của một trường đa cấp, đa ngành và định hướng nghề nghiệp-ứng dụng để đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục và một số loại hình cán bộ các ngành nghề khác có chất lượng cao, trong đó đặc biệt chú trọng bản lĩnh chính trị, phẩm chất đạo đức và trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, đáp ứng đòi hỏi ngày càng cao của sự nghiệp giáo dục và phát triển kinh tế - xã hội trong công cuộc đẩy mạnh công nghiệp hóa - hiện đại hóa đất nước và hội nhập quốc tế.

* Mục tiêu trước mắt: Phát triển trường Cao đẳng Sư phạm Đắk Lắk một

cách toàn diện, thật sự mạnh, có chất lượng cao theo hướng tiếp cận đại học, phấn đấu đảm bảo đủ điều kiện nâng cấp thành trường đại học.

Để thực hiện mục tiêu trên, nhà trường đang tập trung thực hiện các vấn đề trọng tâm sau đây:

Một là, xây dựng chiến lược phát triển nhà trường đúng hướng.

Hai là, xây dựng và phát triển đội ngũ giảng viên và cán bộ quản lý chất lượng cao; đồng thời thực hiện mô hình đổi mới quản lý nhà trường hiệu quả.

Ba là, tăng cường cơ sở vật chất, trang thiết bị theo hướng đồng bộ, hiện đại.

Bốn là, mở rộng quy mô và các loại hình đào tạo theo hướng đa ngành.

Năm là, đẩy mạnh công tác nghiên cứu khoa học và hoạt động phổ biến, ứng dụng khoa học công nghệ để nâng cao chất lượng đào tạo nguồn nhân lực.

Hội đồng Khoa học- Đào tạo Hiệu trưởng

Phòng HC-QT Phòng TCCB-CTSV Phòng ĐT-QLKH Phòng Khảo thí Phòng Thanh tra Tổ Tài vụ

Khoa GDTX Khoa GDMN Khoa Tự nhiên

Khoa

Xã hội- Nhân văn Khoa Ngoại ngữ-Tin- KTTổ Bộ môn Lý luận chínhTổ Bộ môn Tâm lý- Giáo trị Trung tâm Thư việndục Trung tâm Ký túc xá

Các Phòng thí nghiệmCác bộ môn thuộc KhoaCác Phòng thí nghiệmCác bộ môn thuộc KhoaCác Phòng thí nghiệm Các bộ môn thuộc Khoa

Các Giáo viên chủ nhiệm lớp Các Phó Hiệu trưởng

2.1.3. Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý

Sơ đồ 2.1: Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý tại Trường Cao đẳng Sư phạm Đắk Lắk

Đội ngũ cán bộ, viên chức của trường hiện nay có 152 người; giảng viên và cán bộ quản lý hưởng lương giảng viên là 118. Về trình độ, có 01 tiến sĩ, 06 NCS, 73 thạc sĩ, 04 đang học cao học, 37 cử nhân.

(Nguồn: Phòng Tổ chức – Công tác sinh viên).

Cơ cấu tổ chức

- Ban giám hiệu gồm: 01 Hiệu trưởng và 2 Phó Hiệu trưởng.

Là người đứng đầu đơn vị chịu trách nhiệm trước Ủy ban nhân dân tỉnh Đắk Lắk và Bộ Giáo dục và Đào tạo về các hoạt động của Nhà trường theo Luật Giáo dục và Điều lệ trường cao đẳng;

- Phụ trách chung các công việc; cùng với Phó Hiệu trưởng giải quyết các công việc thuộc lĩnh vực của Phó Hiệu trưởng phụ trách khi thấy cần thiết;

- Phụ trách công tác đối ngoại với các đối tác của Nhà trường;

- Trực tiếp chỉ đạo, phụ trách các mặt công tác: Chính trị tư tưởng, tổ chức cán bộ, hành chính - quản trị, tài chính, quan hệ quốc tế, kế hoạch phát triển Nhà trường;

- Phụ trách chung tất cả các Phòng, Trung tâm, Khoa, Tổ, Bộ môn. Trực tiếp phụ trách các đơn vị: Phòng Tổ chức Cán bộ - Công tác sinh viên, Phòng Thanh tra và Bảo đảm chất lượng giáo dục, Tổ Tài vụ;

- Đảm nhiệm các vị trí: Chủ tịch Hội đồng Thi đua khen thưởng; Chủ tịch Hội đồng Khoa học và Đào tạo; Chỉ huy trưởng Ban Chỉ huy quân sự; Trưởng ban an ninh chính trị, bảo vệ nội bộ; Trưởng các Dự án; Chủ tịch Hội đồng lương của trường;

- Chủ tài khoản của trường.

+ Phó Hiệu trưởng hành chính

Giúp Hiệu trưởng trong việc quản lý và điều hành các hoạt động của trường; - Trực tiếp chỉ đạo, phụ trách các mặt công tác: Công tác Hành chính - Quản trị, công tác cơ sở vật chất, công tác văn hóa - văn nghệ - thể thao, công tác vệ sinh môi trường, công tác công nghệ thông tin và Website của trường;

công tác đối ngoại với địa phương sở tại, công tác Công đoàn, công tác Đoàn thanh niên, Hội sinh viên;

- Phụ trách phòng Hành chính - Quản trị, Thư viện, Trung tâm Ký túc xá, Văn phòng Đảng ủy, Văn phòng Công đoàn, Văn phòng Đoàn thanh niên, Văn phòng Hội sinh viên, Văn phòng Tổ Bảo vệ, Trạm y tế;

- Giúp Hiệu trưởng công tác đối ngoại theo phân công của Hiệu trưởng; - Ký thay Hiệu trưởng các văn bản tài chính khi Hiệu trưởng ủy quyền. - Giúp Hiệu trưởng trong việc quản lý và điều hành các hoạt động của trường;

- Trực tiếp chỉ đạo các mặt công tác: đào tạo, bồi dưỡng, nghiên cứu khoa học, khảo thí và đảm bảo chất lượng giáo dục, công tác học sinh, sinh viên;

- Phụ trách các phòng: Đào tạo và Quản lý khoa học, Khảo thí, Đảm bảo chất lượng. Phụ trách hoạt động của các Khoa, Bộ môn; Tạp chí Thông tin khoa học của trường.

- Đảm nhiệm vị trí: Phó Chủ tịch Hội đồng Khoa học và Đào tạo trường; Trưởng ban nề nếp nhà trường.

- Đảm nhận nhiệm vụ là phát ngôn viên của Hiệu trưởng;

- Giúp Hiệu trưởng công tác đối ngoại theo phân công của Hiệu trưởng

+ Phó Hiệu trưởng chuyên môn

Giúp Hiệu trưởng trong việc quản lý và điều hành các hoạt động của trường;

- Trực tiếp chỉ đạo các mặt công tác: đào tạo, bồi dưỡng, nghiên cứu khoa học, khảo thí và đảm bảo chất lượng giáo dục, công tác học sinh, sinh viên;

- Phụ trách các phòng: Đào tạo và Quản lý khoa học, Khảo thí, Đảm bảo chất lượng. Phụ trách hoạt động của các Khoa, Bộ môn; Tạp chí Thông tin khoa học của trường.

- Đảm nhiệm vị trí: Phó Chủ tịch Hội đồng Khoa học và Đào tạo trường; Trưởng ban nề nếp nhà trường.

- Đảm nhận nhiệm vụ là phát ngôn viên của Hiệu trưởng;

- Giúp Hiệu trưởng công tác đối ngoại theo phân công của Hiệu trưởng.

+ Phòng Hành chính – Quản trị

Đảm bảo thông tin liên lạc giữa lãnh đạo nhà trường với các cơ quan, đơn vị trong và ngoài trường. Tham mưu, thực hiện công tác cải cách hành chính; thực hiện công tác tổng hợp, văn thư, lưu trữ, pháp chế; quản lý, cấp phát thư báo và các hoạt động lễ tân, phục vụ; tham mưu cho Hiệu trưởng trong việc quản lý, sử dụng cơ sở vật chất, thiết bị, điện, nước và vệ sinh môi trường; tham mưu cho Hiệu trưởng về công tác giữ gìn an ninh, trật tự và bảo vệ nhà trường; tham gia phối hợp, hướng dẫn, đôn đốc, kiểm tra công chức, viên chức, học sinh, sinh viên, học viên thực hiện nội quy về trật tự trị an trong phạm vi nhà trường.

+ Phòng Tổ chức cán bộ – Công tác sinh viên

Phòng Tổ chức cán bộ - Công tác sinh viên tham mưu giúp Hiệu trưởng trong công tác tổ chức và cán bộ, bao gồm: cơ cấu tổ chức của trường; quy

hoạch, đào tạo, bồi dưỡng, bố trí, tuyển dụng, sử dụng, đánh giá, quản lý công chức, viên chức; kiện toàn tổ chức bộ máy quản lý; đảm bảo thực hiện đúng và kịp thời các chế độ, chính sách của Đảng và Nhà nước đối với công chức, viên chức và làm tốt công tác bảo vệ chính trị nội bộ trong nhà trường; công tác chính trị, tư tưởng, công tác học sinh, sinh viên và học viên trong nhà trường theo đúng chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, các quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo, các Bộ, Ngành liên quan, của địa phương và các quy định của nhà trường.

+ Phòng Đào tạo – Quản lý khoa học.

Phòng Đào tạo và Quản lý khoa học có chức năng tham mưu giúp Hiệu trưởng quản lí, tổ chức, triển khai thực hiện công tác đào tạo và nghiên cứu khoa học bao gồm kế hoạch, chương trình, học liệu, tổ chức giảng dạy và chất lượng giảng dạy theo quy chế đào tạo của Bộ Giáo dục và Đào tạo, của Trường Cao đẳng sư phạm Đắk Lắk.

+ Phòng Khảo thí và Kiểm định chất lượng.

Tham mưu cho Hiệu trưởng về chủ trương, kế hoạch, biện pháp và thực hiện công tác khảo thí trong phạm vi toàn trường nhằm không ngừng cải tiến và nâng cao chất lượng đào tạo của nhà trường.

+ Phòng Thanh tra.

- Tham mưu, giúp Hiệu trưởng thực hiện công tác thanh tra, kiểm tra trong phạm vi quản lý của Hiệu trưởng nhằm bảo đảm việc thi hành pháp luật, việc thực hiện nhiệm vụ của đơn vị, bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân trong lĩnh vực giáo dục;

- Tham mưu cho Hiệu trưởng về chủ trương, kế hoạch, biện pháp đảm bảo chất lượng, chủ trì thực hiện các hoạt động kiểm định chất lượng giáo dục trong phạm vi toàn trường nhằm không ngừng cải tiến và nâng cao chất lượng đào tạo của nhà trường.

- Tham mưu cho Hiệu trưởng về tình hình quản lý thu chi tài chính trong đơn vị, chịu trách nhiệm về toàn bộ hoạt động tài chính của đơn vị.

- Lập dự toán thu, chi ngân sách hàng năm và thực hiện theo quy định. - Giám sát việc thực hiện các hoạt động liên quan đến tài chính, ngân sách của Trường qua hệ thống tài chính kế toán.

- Thực hiện công tác tổ chức kế toán tại đơn vị theo đúng quy định hiện hành của Nhà nước, phản ánh kịp thời các nghiệp vụ kinh tế tài chính phát sinh, lập các báo cáo liên quan đến tài chính theo yêu cầu

+ Khoa đào tạo gồm: 5 khoa Khoa Xã hội – Nhân văn. Khoa Tự nhiên.

Khoa Ngoại ngữ – Tin học – Kinh tế. Khoa Giáo dục thường xuyên.

Khoa Giáo dục Tiểu học – Mầm non.

- Tổ bộ môn trực thuộc gồm: 2 tổ

+ Tổ Bộ môn Lý luận chính trị

Một phần của tài liệu LUẬN văn THẠC sĩ HOÀN THIỆN tổ CHỨC CÔNG tác kế TOÁN tại TRƯỜNG CAO ĐẲNG sư PHẠM đắk lắk (Trang 48 - 57)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(132 trang)
w