- 02 Trung tâm trực thuộc gồm:
3.3 ĐIỀU KIỆN THỰC HIỆN GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN TỔ CHỨC CÔNG TÁC KẾ TOÁN THEO QUÁ TRÌNH XỬ LÝ THÔNG TIN TẠ
CÔNG TÁC KẾ TOÁN THEO QUÁ TRÌNH XỬ LÝ THÔNG TIN TẠI TRƯỜNG
Bên cạnh những kết quả đạt được còn một số tồn tại cần khắc phục. Nhưng những tồn tại đó một mặt do nguyên nhân từ phía nhà trường, mặt khác còn do yếu tố khách quan từ bên ngoài. Để thực hiện tốt được các giải pháp hoàn thiện cũng như đổi mới công tác tổ chức kế toán thì trường phải có các điều kiện sau:
3.4.1 Về phương diện vĩ mô
Thứ nhất, Nhà nước cần tiếp tục hoàn thiện khuôn khổ pháp lý về kế toán góp phần tạo môi trường pháp lý lành mạnh và hỗ trợ cho việc quản lý, kiểm tra, giám sát của Nhà nước về hoạt động kế toán.
Để đảm bảo hoàn thiện môi trường pháp lý về kế toán áp dụng cho các đơn vị hành chính sự nghiệp nói chung và các trường cao đẳng nói riêng phù hợp với điều kiện hiện nay thì ngoài các văn bản về kế toán có tính pháp lý cao nhất như Luật kế toán Việt Nam, các văn bản dưới luật còn hiệu lực, cần tiếp tục đổi mới hệ thống kế toán hành chính sự nghiệp hiện hành theo hướng cơ bản sau đây:
- Về Luật kế toán: Cần tiếp tục triển khai việc hướng dẫn Luật kế toán ra phạm vi toàn xã hội thông qua các văn bản cụ thể để các đơn vị sự nghiệp dễ thực hiện. Đồng thời, định kỳ hàng năm tăng cường hơn nữa sự kiểm tra của các cơ quan chức năng đối với việc chấp hành luật của các đơn vị nhằm có những biện pháp xử lý kịp thời những hành vi vi phạm pháp luật.
- Về hệ thống chuẩn mực kế toán: Tiếp tục hoàn thiện hệ thống chuẩn mực kế toán hiện hành, để mọi người hiểu chuẩn mực một cách thống nhất.
Sau thời gian triển khai thực hiện cần có tổng kết, đánh giá rút kinh nghiệm để sửa chữa, bổ sung cho phù hợp và ứng dụng vào thực tiễn.
- Về chế độ kế toán: Nhà nước và các cơ quan chủ quản cần quy định thống nhất hệ thống kế toán sử dụng cho hệ thống các trường học như: hệ thống chứng từ kế toán, hệ thống tài khoản kế toán, hệ thống sổ kế toán và hệ thống báo cáo kế toán. Hệ thống kế toán này quy định những vấn đề chung, cơ bản nhất mang tính bắt buộc về kế toán tài chính và những hướng dẫn cơ bản về kế toán quản trị để các trường có thể vận dụng được. Đồng thời, Bộ tài chính cần nghiên cứu, xây dựng mô hình kế toán quản trị trong đó đưa ra những nguyên lý chung, những nội dung cơ bản và khái quát có tính chất hướng dẫn để trên cơ sở đó các trường vận dụng cho phù hợp.
Thứ hai, trong điều kiện thực hiện cơ chế tự chủ tài chính, Nhà nước cần hoàn thiện và đổi mới hệ thống định mức tiêu chuẩn; xây dựng được các định mức chi phí hợp lý, phù hợp với điều kiện phát triển đất nước cũng như tạo điều kiện người học đi học sư phạm góp phần đẩy mạnh công tác phân luồng trong giáo dục.
Thứ ba, tăng cường nguồn đầu tư cho các trường cao đẳng, phân cấp nhiều hơn nữa về quản lý cho các trường, nhằm phát huy tính chủ động sáng tạo của các trường trung cấp, cao đẳng. Tăng cường đầu tư vốn xây dựng cơ sở vật chất và phương tiện nghiên cứu, giảng dạy, học tập,...
Thứ tư, Các cơ quan chủ quản trong tỉnh cần chú trọng hơn nữa tới công tác kiểm tra, kiểm toán tổ chức kế toán theo quá trình xử lý thông tin, thành lập các đoàn thanh tra, đoàn kiểm toán hàng năm độc lập với bộ phận kế toán tài chính nhằm đẩy mạnh công tác kiểm toán trong hoạt động quản lý của nhà trường, góp phần nâng cao chất lượng và hiệu quả quản lý của trường.
Để hoàn thiện đổi mới tổ chức công tác kế toán thì nhà trường cần hoàn thiện thêm các vấn đề sau:
- Nhà trường cần hoàn chỉnh hơn nữa quy chế chi tiêu nội bộ, đồng thời thực hiện các biện pháp tiết kiệm trong việc sử dụng nhân sự và kinh phí quản lý hành chính. Rà soát các chế độ, định mức chi tiêu trong đơn vị, sửa đổi các định mức không phù hợp và ban hành các định mức chưa quy định hoặc đã quy định nhưng chưa cụ thể kết hợp hoàn chỉnh quy chế chi tiêu nội bộ.
- Hoàn thiện quy chế quản lý tài chính của trường cho phù hợp với cơ chế mới. Tăng cường năng lực quản lý tài chính cho đội ngũ cán bộ quản lý, tăng cường hoàn thiện phân cấp quản lý tài chính cho từng đơn vị bộ phận trực thuộc.
- Nâng cao năng lực của đội ngũ cán bộ kế toán, nội dung sẽ quyết định chất lượng, hiệu quả công tác tổ chức kế toán và quản lý tài chính của các trường. Cụ thể, cho cán bộ kế toán tham gia các khoá đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ.
- Bên cạnh đó, nhà trường cần tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát nội bộ theo quy định hiện hành. Mỗi năm cần có sự tổng kết, đánh giá công tác tự kiểm tra tài chính, kế toán nhằm hoàn thiện và nâng cao hiệu quả của công tác tự kiểm tra.
KẾT LUẬN CHƯƠNG 3
Hoàn thiện công tác kế toán trong các đơn vị sự nghiệp công lập nói chung và các cơ sở giáo dục nói riêng là yêu cầu cấp thiết hiện nay trong quá trình chuyển đổi sang cơ chế tự chủ tài chính.
Trên cơ sở nghiên cứu thực trạng tổ chức công tác kế toán tại trường, tác giả đã đưa ra các quan điểm định hướng và đề xuất các giải pháp khả thi hoàn thiện tổ chức tài chính kế toán tại trường, nhằm khắc phục những tồn tại trong công tác kế toán tài chính tại trường trong thời gian qua, để huy động tối đa nguồn thu và sử dụng tiết kiệm các khoản chi, tăng thu nhập cho viên chức - giáo viên trong nhà trường trong thời gian tới. Các ý kiến đề xuất gồm:
- Hoàn thiện các nội dung công tác kế toán từ việc tổ chức chứng từ kế toán, tài khoản, hệ thống sổ đến báo cáo tài chính phù hợp với đặc thù hoạt động của nhà trường trên cở sở tôn trọng quy định của pháp luật Nhà nước.
- Để thực hiện tốt công tác kế toán trên thì phải nói đến bộ máy kế toán hoạt động hiệu quả, phù hợp với cơ cấu tổ chức quản lý của nhà trường.