1.3. QUẢN TRỊ RỦI RO THANH KHOẢN
1.3.3. Nội dung quản trị rủi ro thanh khoản
1.3.3.1. Nhận biết rủi ro thanh khoản
Trong hoạt động kinh doanh của hệ thống ngân hàng thương mại luôn mang các dấu hiệu về tính thanh khoản của ngân hàng. Bằng cách thu thập thơng tin, nhận xét, phân tích và đánh giá, các nhà quản trị có thể nắm bắt được một cách nhanh chóng, kịp thời và chủ động trước các tín hiệu sớm về khả năng xảy ra RRTK. Các tín hiệu này bao gồm:
Thứ nhất, là uy tín trong dân cư. Khi một ngân hàng có dấu hiệu sụt giảm về uy tín, khả năng khách hàng rút tiền với số lượng xảy ra là rất cao, điều này dễ khiến ngân hàng rơi vào tình trạng RRTK cao do đó ngân hàng
cần nắm được thông tin về mức độ tin cậy của các cá nhân tổ chức, đặc biệt là những khách hàng gửi tiền, cần biết được mức độ tin này có giảm sút do họ mất lịng tin vào khả năng thanh toán các khoản tiền gửi đến hạn của ngân hàng hoặc nghi ngờ ngân hàng đang thiếu tiền mặt hay không.
Thứ hai, là giá cổ phiếu của NH trên thị trường. Vì tâm lý nhà đầu tư trước mỗi biến động của thị trường đều được phản ánh qua thị giá cổ phiếu, nếu thị giá cổ phiếu của ngân hàng giảm, cho thấy niềm tin của nhà đầu tư giảm sút, như vậy cần xem xét và tìm hiểu xem có phải do các nhà đầu tư lo ngại về tình hình hoạt động kinh doanh không hiệu quả của NH và nguy cơ mất khả năng thanh khoản trong tương lai hay không.
Thứ ba, là mức lãi suất mà NH đang sử dụng. Nếu mức lãi suất huy động NH áp dụng hoặc mức lãi suất đi vay mà NH chấp nhận cao hơn mức lãi suất chung của thị trường một cách bất thường thì rất có thể cho thấy ngân hàng đang rơi vào tình trạng thiếu vốn và đang phải huy động vốn với chi phí cao. Tín hiệu này cảnh báo việc thiếu cung thanh khoản dẫn đến nguy cơ khủng hoảng thanh khoản trong trước mắt.
Thứ tư, là giá tài sản mà ngân hàng bán ra thị trường. Việc ngân hàng phải chấp nhận bán tài sản nhanh chóng gấp rút, với giá thấp mặc dù thậm chí phải chịu lỗ lớn để bù đắp cung thanh khoản cũng là tín hiệu cho thấy ngân hàng đang đối mặt với rủi ro thanh khoản. Có thể dựa vào tần suất NH phải bán tài sản theo phương thức sẽ cho thấy được mức độ xấu của tình hình thanh khoản.
Thứ năm, là khả năng đáp ứng nhu cầu vốn từ phía khách hàng. NH cần nắm rõ tình hình cấp tín dụng để kịp thời phát hiện những trường hợp không thể giải quyết cấp tín dụng hoặc giải ngân cho khách hàng mặc dù đáp ứng đủ các điều kiện và có hệ số tín nhiệm cao. Điều này xảy ra có thể là do NH đang phải chịu áp lực về thanh khoản.
xuyên vay NHNN với khối lượng lớn để đáp ứng hoạt động kinh doanh sẽ tạo sự nghi ngờ từ phía NHNN cũng như từ chính ban quản trị của NH về khả
năng thanh khoản của NH đó.
1.3.3.2. Đo lường rủi ro thanh khoản
Dựa vào các chính sách quản lý về tỷ lệ đảm bảo an toàn được quy định tại Thông tư 13/2010/TT-NHNN và các Thông tư sửa đổi trong năm như 19/2010, 22/2011 và 33/2011, trong đó có nêu rõ việc yêu cầu các NHTM phải báo cáo tính thanh khoản, ban hành các quy trình nội bộ để kiểm sốt rủi ro ngân hàng, bên cạnh đó dựa vào thực trạng hoạt động của chi nhánh Agribank Bắc Ninh, việc đo lường rủi ro thanh khoản được tiến hành thông qua một số chỉ tiêu cụ thể sau:
* Vốn điều lệ
Là nguồn vốn ban đầu của ngân hàng có được khi mới hoạt động và được ghi vào bản điều lệ hoạt động của ngân hàng. Theo quy định của pháp luật, một tổ chức tín dụng để được phép hoạt động thì vốn điều lệ thực tế > vốn điều lệ tối thiểu (vốn pháp định).
* Hệ số an toàn vốn CAR (tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu): [4]
Vốn tự có
CAR = ɪ . Z . ..—
Tổng Tài sản Có rủi ro quy đổi
* Hệ số giới hạn huy động vốn (H1)
Hệ số giới hạn Vốn tự có
huy động vốn Tổng nguồn vốn huy động
Hệ số này được đưa ra để đánh giá mức độ rủi ro của tổng tài sản có của một ngân hàng. Thơng thường ngân hàng nào gặp phải sự sụt giảm về tài sản (do rủi ro xuất hiện) càng lớn thì lợi nhuận của ngân hàng đó càng thấp. Vì vậy, hệ số này cho phép tài sản của ngân hàng sụt giảm ở một mức độ nhất định so với vốn tự có của ngân hàng.
* Chỉ số trạng thái tiền mặt (H3)[13]
Chỉ số trạng thái Tiền mặt + Tiền gửi tại các TCTD
tiền mặt Tơng Tài sản Có
Chỉ tiêu này thể hiện khả năng thanh toán nhanh của ngân hàng tại thời điểm báo cáo. Về lý thuyết, nếu chỉ số thạng thái tiền mặt càng lớn thì ngân hàng càng có khả năng thanh khoản tức thời để xử lý các nhu cầu tiền mặt tức thời. Tuy nhiên, nếu chỉ tiêu này quá cao thì lại làm giảm lợi nhuận của ngân hàng bởi vì đây là các tài sản khơng sinh lời hoặc hầu như không sinh lời cho ngân hàng. Điều này thể hiện công tác quản lý thanh khoản của ngân hàng chưa có hiệu quả về chi phí cho dù có hạn chế được rủi ro thanh khoản. Theo chuẩn mực quốc tế, các ngân hàng thương mại nên duy trì chỉ tiêu này dao động từ 2%-3% là hợp lý. Tiền mặt và tiền gửi tại các tô chức nhận tiền gửi khác cộng tài sản. Một tỷ lệ tiền mặt cao hơn ngụ ý rằng các ngân hàng có khả năng vững vàng hơn trong việc giải quyết yêu cầu tiền mặt tức thời.
* Chỉ số chứng khoán thanh khoản
Chỉ số Chứng khoán Số chứng khốn thanh khoản
thanh khoản Tơng tài sản
Chỉ tiêu này phản ánh khả năng thanh toán của ngân hàng tại thời điểm báo cáo được tài trợ bởi các tài sản có tính lỏng tương đối cao là các chứng khốn thanh khoản. So sánh những chứng khoán dễ tiêu thụ mà ngân hàng nắm giữ với tông danh mục tài sản của ngân hàng. Tỷ lệ chứng khốn chính phủ càng cao, trạng thái thanh khoản của ngân hàng càng tốt.
* Chỉ số dư nợ trên tiền gửi khách hàng
Dư nợ cho vay
Chỉ số cho vay / tiền gửi = _______,______’______________ Tiền gửi của khách hàng
Đây là chỉ tiêu thể hiện khả năng tự huy động để sử dụng cho vay (tự cấp tín dụng) của ngân hàng. Dư nợ cho vay được xem là những tài sản ít thanh khoản nhất và đem lại lợi tức cao nhất, do vậy nếu chỉ tiêu này càng lớn thì khả năng thanh khoản của ngân hàng sẽ thấp tuy nhiên lại đem lại mức lợi nhuận cao cho ngân hàng. Theo chuẩn mực quốc tế, các ngân hàng thương mại chỉ nên duy trì chỉ tiêu này tối đa ở mức 75% để đảm bảo khả năng thanh khoản.
* Chỉ số cơ cấu tiền gửi
Chỉ số cơ cấu Tiền gửi không kỳ hạn
tiền gửi Tiền gửi có kỳ hạn
Nếu chỉ tiêu cơ cấu tiền gửi càng thấp thì nhu cầu về thanh khoản của ngân hàng càng thấp và ngân hàng được coi là càng có khả năng thanh khoản (và ngược lại). Tuy nhiên trong thực tiễn, các ngân hàng lại muốn có một chỉ tiêu cơ cấu tiền gửi cao (nghĩa là tiền gửi không kỳ hạn chiếm một tỷ lệ lớn nhất định so với tiền gửi có kỳ hạn) để có thể có mức giá vốn huy động đầu vào bình quân thấp nhằm giảm chi phí về vốn và nâng cao lợi nhuận trong hoạt động kinh doanh.
* Chỉ số dự trữ thanh khoản
Chỉ số dự trữ Dự trữ thanh toán
thanh khoản Tơng Tài sản Có
Chỉ tiêu này thể hiện khả năng thanh tốn của ngân hàng tại thời điểm báo cáo. Thông thường các ngân hàng không đặt ra giới hạn cho chỉ tiêu này, trên thực tế hiện nay các ngân hàng đang có xu hướng tăng đầu tư vào giấy tờ có giá và đầu tư liên ngân hàng nhằm mục tiêu lành mạnh hóa tình hình tài chính do đây là những khoản mục sinh lợi được đánh giá là độ rủi ro thấp hoặc khơng có rủi ro.
* Tỷ lệ khả năng chi trả
Tổng Tài sản Có có thể
Tỷ lệ khả thanh tốn ngay
năng chi trả Tổng Tài sản Nợ đên hạn thanh toán ngay
Đây là chỉ tiêu đánh giá khả năng thanh khoản của ngân hàng trong tương lai, phản ánh trạng thái thanh khoản ngắn hạn của ngân hàng bằng việc dùng các Tài sản Có có thể thanh tốn ngay để đáp ứng các nghĩa vụ trả nợ khi đên hạn thanh toán. Nêu chỉ số này càng cao thì ngân hàng được xem là có khả năng thanh khoản ngắn hạn càng cao và ngược lại. Theo chuẩn mực quốc tê, các ngân hàng nên duy trì chỉ tiêu này tối thiểu ở mức 25% tại bất kỳ thời điểm nào để đảm bảo khả năng thanh khoản. Theo quy định của Ngân hàng Nhà nước hiện nay (Quyêt định 457/QĐ-NHNN của NHNN), việc tính tốn duy trì khả năng thanh tốn được xem xét trong vịng 7 ngày và 1 tháng tiêp theo.
* Chỉ số tiền gửi cơ sở
Tiền gửi cơ sở là các khoản tiền gửi có tính ổn định cao, thường là các khoản tiền gửi của dân cư và các tổ chức kinh tê, các nguồn vốn huy động được từ việc phát hành các chứng chỉ, công cụ nợ. Nêu chỉ tiêu “tiền gửi cơ sở” càng lớn thì ngân hàng càng được coi là có khả năng thanh khoản ổn định do huy động được các nguồn vốn ổn định.
Chỉ số tiền Tiền gửi cơ sở
gửi cơ sở Tổng tài sản nợ
1.3.3.3. Kiểm soát rủi ro thanh khoản
* Quản trị thanh khoản tài sản có
Quản trị thanh khoản tài sản có hay cịn gọi là chiên lược tích trữ thanh khoản. Đây là phương pháp quản trị thanh khoản truyền thống được các ngân
hàng, và thường thích hợp với các ngân hàng nhỏ. Chiến lược quản lý thanh khoản tài sản có là chiến lược mà NH dựa trên tài sản hiện có của mình để đáp ứng nhu cầu thanh khoản. Chiến lược này kêu gọi NH tích luỹ thanh khoản bằng cách nắm giữ các tài sản thanh khoản (có tính thanh khoản cao) chủ yếu là tiền mặt và các chứng khốn dễ bán. Một NH khi có nhu cầu thanh khoản xuất hiện sẽ sử dụng ngân quỹ (hay còn gọi là dự trữ sơ cấp) của mình trước để đáp ứng nhu cầu thanh khoản cho khách hàng, ngân quỹ của một ngân hàng bao gồm tiền mặt, tiền gửi tại NHTW, tiền gửi tại các tổ chức tín dụng khác, trong đó tiền mặt được coi là có tính thanh khoản cao nhất. Nếu các khoản dự trữ hiện có khơng đủ đáp ứng nhu cầu thanh khoản thì NH sử dụng đến các khoản mục khác trong tài sản có như đầu tư tài chính, tài sản cho vay: NH có thể đem bán các tài sản tài chính như chứng khoán ngắn hạn, hoặc dài hạn, hoặc bán các món cho vay dài hạn, ngắn hạn.
Ưu điểm:
Thanh khoản được đáp ứng nhanh chóng, kịp thời.
Nhược điểm:
*Việc NH duy trì một lượng lớn tài sản thanh khoản, nhằm giảm được rủi ro thanh khoản, nhưng NH lại chịu một chi phí cơ hội lớn đó là tiền mặt khơng mang lại thu nhập lãi suất và trái phiếu kho bạc có mức lãi suất không hấp dẫn.
*Khi đem bán các tài sản tài chính hoặc các món vay, NH phải đối mặt với rủi ro lãi suất
* Quản trị thanh khoản tài sản nợ
Nội dung quan trọng thứ hai của quản lý thanh khoản đó là việc tạo ra một cấu trúc hợp lý danh mục tài khoản nợ, để giảm thiểu nhu cầu dự trữ q lớn các tài sản có tính lỏng trên bảng tổng kết tài sản. Tuy vậy, việc lệ thuộc quá nhiều vào nguồn vốn huy động trên thị trường tiền tệ có thể lại phải đối
mặt với những rủi ro thanh khoản quá lớn.
Hoạt động của quản lý tài sản nợ trên thị trường của mỗi ngân hàng còn phải phụ thuộc vào danh tiếng của nó trên thị trường, chất lượng của thị trường tiền tệ và trạng thái thanh khoản chung của hệ thống tài chính để quản lý thanh khoản. Điều đó địi hỏi các nhà quản lý Ngân hàng phải kết hợp lựa chọn thích hợp giữa hai phương pháp sử dụng tài sản có tính lỏng dự trữ hay là tìm kiếm các nguồn thanh khoản trên thị trường. Phương pháp quản lý tài sản nợ khơng làm ảnh hưởng gì đến tài sản có của bảng tổng kết tài sản khi giải quyết những nhu cầu thanh khoản thông thường về chi trả tiền gửi. Đây cũng là lý do của sự phát triển nhanh chóng kỹ thuật quản lý thanh khoản tài sản nợ cùng với thị trường tiền tệ. Sau đây là một số chiến lược quan trọng.
S Chiến lược phát triển một cơ sở nguồn vốn vững chắc từ các thị
trường bán lẻ
S Chiến lược đa dạng hóa các nguồn vốn
S Chiến lược tăng cường nguồn vốn dài hạn, lãi suất cố định. * Quản trị kết hợp
Do những rủi ro cố hữu của việc dựa quá nhiều vào vay thanh khoản và mức chi phí đáng kể của việc dự trữ thanh khoản, hầu hết NH sử dụng cả quản lý thanh khoản tài sản có và quản lý thanh khoản tài sản nợ. Theo chiến lược quản lý kết hợp, một phần nhu cầu thanh khoản dự tính sẽ đáp ứng bằng việc dự trữ tài sản thanh khoản (chủ yếu chứng khoán và tiền gửi tại các NH khác) trong khi phần còn lại của nhu cầu thanh khoản sẽ được giải quyết bằng những hợp đồng hạn mức tín dụng từ các NH đại lý hoặc từ những người cho vay khác.
Sử dụng biện pháp kết hợp NH có thể hạn chế bớt các nhược điểm của hai chiến lược trên đồng thời giúp NH lựa chọn cho mình phương thức tối ưu nhất về chi phí và thời gian vào đúng thời điểm NH gặp vấn đề về thanh khoản.
1.3.3.4. Tài trợ rủi ro thanh khoản
Tài trợ rủi ro là một hoạt động thụ động nếu đem so với kiểm soát rủi ro. Trong khi hoạt động kiểm soát rủi ro là chủ động nhằm giảm tổn thất của một hoạt động hoặc tài sản, thì tài trợ rủi ro lại đối phó theo nghĩa nó chỉ hành động sau khi tổn thất đã xuất hiện. [14]
Một số biện pháp tài trợ rủi ro thanh khoản khi rủi ro thanh khoản xảy ra của NHNN là:
S Hạ lãi suất cơ bản, nhằm hạ mặt bằng lãi suất chung trong nền kinh
tế (bao gồm lãi suất huy động và lãi suất cho vay doanh nghiệp).
S Hỗ trợ, cho vay tiền mặt để giải quyết nghĩa vụ tài chính ngắn hạn
trước mắt
S Ra hạn mức tín dụng được rút trong ngày.
S Giảm tỷ lệ dự trữ bắt buộc, nhằm giảm áp lực tiền mặt đối với các
NHTM.
S Tăng lãi suất tín phiếu kho bạc bắt buộc nhằm hỗ trợ cho các NHTM.