Mô hình quản trị rủi ro tín dụng hiện nay của MSB được thực hiện từ năm 2012. Sau khi triển khai mô hình mới đã phát huy nhiều ưu điểm so với mô hình cũ như đã tách hoạt động tín dụng thành 3 khối quản trị theo chiều dọc, quản trị rủi ro được đưa vào trong quy trình cho vay. Tuy nhiên, mô hình quản trị rủi ro tín dụng hiện tại cũng bộc lộ những hạn che, thiếu sót. Chính vì vậy, để nâng cao chất lượng quản trị rủi ro tín dụng, MSB cần tiếp tục hoàn thiện mô hình quản trị rủi ro trong thời gian tới.
Thành lập Trung tâm thẩm định vùng miền để từng bước chuyên môn hóa hoạt động thẩm định, phù hợp với mô hình ngân hàng hiện đại. Tách bộ phận thẩm định rủi ro tín dụng độc lập với lãnh đạo của MSB để đảm bảo tính độc lập, khách quan trong quá trình thực hiện công tác thẩm định.
77
mô và vĩ mô, chất lượng và rủi ro tín dụng chịu ảnh hưởng lớn bởi nền kinh tế. Do đó những báo cáo về kinh te vĩ mô từ Trung tâm Nghiên cứu MSB cần tổng quát và đưa những vấn đề về kinh te diễn ra trong môi trường kinh doanh tại thời điểm hiện tại cũng như có những đánh giá về tình hình trong thời gian tiếp theo để cung cấp thông tin phục vụ hoạt động tín dụng của toàn hệ thống, nhằm cảnh báo sớm cho các Chi nhánh trên hệ thống về những lĩnh vực, ngành nghề cần phải thận trọng trong việc cấp tín dụng.
Đe hạn che rủi ro tín dụng tại MSB thì giải pháp đề ra là cần xây dựng và hoàn thiện chiến lược quản trị rủi ro tín dụng. Theo yêu cầu của Ủy ban Basel, cơ cấu tổ chức của ngân hàng thương mại cần có sự thay đổi nhằm thực hiện tốt hơn hoạt động quản trị rủi ro tín dụng. Các ngân hàng thành lập ban quản trị rủi ro, trong đó có các nhà chuyên môn am hiểu sâu sắc về các loại rủi ro để đánh giá được toàn bộ rủi ro của ngân hàng. Mỗi chi nhánh trong hệ thống phải đề ra chiến lược quản trị rủi ro tín dụng trên cơ sơ phân tích tình hình kinh doanh, đánh giá rủi ro liên quan đen việc cho vay, cũng như khả năng chịu đựng rủi ro của mình.
MSB cần hoàn thiện hơn các nội dung trong chiến lược quản trị rủi ro từ các biện pháp nhằm hạn che sự phát sinh nợ xấu. Tuy nhiên sử dụng các biện pháp này có thể dẫn đen sự thu hẹp về quy mô tín dụng và hạn che khả năng sinh lời. Do đó để hoạt động kinh doanh hiệu quả thì MSB cần xác định được mức độ rủi ro có thể chấp nhận được hay mục tiêu giảm thiểu nợ xấu ở mức độ như the nào? Chien lược quản trị rủi ro cần thể hiện được các nội dung này và phải xem xét hàng năm, phải thể hiện được xu hướng tổng thể của ke hoạch kinh doanh tín dụng nhằm tăng cường hiệu quả hoạt động kinh doanh.
Ngoài ra, phương pháp đo lường rủi ro ngân hàng sử dụng phải phù hợp với các biện pháp xử lý nợ xấu, nợ quá hạn và phải thường xuyên được xác định lại theo định kỳ. Trong các điều kiện biến động xấu từ thị trường, khách hàng hay nội bộ ngân hàng thì chiến lược quản trị rủi ro cũng cần phải quy định được các biện pháp và công cụ phòng ngừa rủi ro tín dụng, đánh giá mức độ thiệt hại, dự báo và phân tán rủi ro có thể xảy ra. Nội dung chiến lược quản trị rủi ro cần đảm bảo được
78
những tổn thất có thể xảy đến khi rủi ro xảy ra và có các giải pháp phòng ngừa hay phân tán rủi ro, quy định việc lập và sử dụng các báo cáo rủi ro tín dụng nói riêng.
Trong chiến lược quản trị rủi ro tín dụng thì nội dung về chính sách tín dụng và quy trình tín dụng là nội dung rất quan trọng. Nhiều rủi ro tín dụng xảy ra trong quy trình tín dụng do đó có được quy trình có chất lượng sẽ giúp hạn che rủi ro. Mục tiêu của chiến lược quản trị rủi ro tín dụng là xác định rõ nội dung cần thực hiện của MSB để hạn che và kiểm soát rủi ro. Nội dung chiến lược cần quy định rõ những bộ phận và cá nhân chịu trách nhiệm về các quyết định quản trị rủi ro, quy định việc xây dựng mô hình quản trị rủi ro, thiết lập hệ thống đo lường rủi ro một cách toàn diện, đồng thời đánh giá được tác động của các nguyên nhân gây ra rủi ro tín dụng như rủi ro cá biệt và rủi ro hệ thống.
Việc tái cơ cấu bộ máy tổ chức quản trị rủi ro phải được thực hiện theo hướng bộ phận chuyên trách quản trị tách bạch bộ máy quản trị rủi ro độc lập với kinh doanh đồng thời tiến tới thực hiện quản trị rủi ro theo ngành dọc, giảm dần mức độ ủy quyền phân cấp theo hàng ngang. Bộ máy giám sát rủi ro tín dụng của MSB là một bộ phận độc lập không tham gia vào quá trình tạo rủi ro, có chức năng quản trị, giám sát rủi ro cho ngân hàng, nhận diện và phát hiện rủi ro, phân tích và đánh giá các mức độ rủi ro trên cơ sở các chỉ tiêu được xây dựng, đề ra các biện pháp phòng ngừa, giảm thiểu rủi ro, nâng cao chất lượng các công cụ đo lường rủi ro và áp dụng công cụ đo lường rủi ro mới.