Giải pháp về tổ chức bộ máy quản lý hoạt động tín dụng kháchhàng cá

Một phần của tài liệu 1267 quản trị rủi ro tín dụng trong hoạt động tín dụng cá nhân tại NHTM CP đại chúng việt nam luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 83)

hàng cá nhân

> Xác định rõ chức năng quản trị rủi ro của phòng quản lý kinh doanh khách ’hàng cá nhân

Như đã trình bày ở các nội dung trước, một phần khá lớn rủi ro trong hoạt động tín dụng xuất phát từ việc thiếu thông tin hoặc tiếp nhận thông tin không chính xác từ khách hàng, xử lý thông tin thị trường còn sơ sài. Tất cả phần việc trên hiện đều đặt trách nhiệm vào cán bộ tín dụng nên việc xảy ra thiếu sót và xử lý sai lệch là điều khó tránh khỏi. Ngoài ra, hệ thống cung cấp thông tin tín dụng của Pvcombank và của NHNN đang hoạt động hiệu quả chưa cao vì thông tin cung cầp chỉ thuần túy là những con số mà thiếu những nhận định chuyên môn, những dự báo đáng tin cậy.

Hiện nay Pvcombank đã xây dựng được phòng quản lý kinh doanh khách hàng cá nhân trong đó có từng bộ phận quản lý các sản phẩm riêng nhưng bộ phận này không có chức năng phân tích và dự báo rủi ro vì vậy về mặt quản trị rủi ro sự có mặt của phòng chưa phát huy được tác dụng. Trong thời gian tới để quản trị tốt rủi ro tín dụng khách hàng cá nhân bộ phận này cần có chức năng nhiệm vụ chính là phân tích, dự báo rủi ro đối với từng nhóm sản phẩm để có thể cung cấp những thông tin hữu ích tham chiếu cho cán bộ tín dụng trong quá trình tác nghiệp.

Bộ phận quản lý sản phẩm nhà đất. Cần theo dõi sát sao diễn biến thị trường bất động sản, các chính sách liên quan đến thị trường này, phân tích

tác động chính sách, dự báo biến động thị trường tốt hay xấu làm cơ sở để có nên mở rộng hay hạn chế cho vay đối với sản phẩm này.

Tương tự bộ phận tín dụng cá nhân kinh doanh cần có những phân tích, dự báo nghành, hàng... để có định hướng đối với hoạt động tín dụng cá nhân kinh doanh.

Phòng quản lý kinh doanh khách hàng cá nhân sẽ nghiên cứu, phân tích và dự báo kinh tế vĩ mô, bộ phận này sẽ dựa trên tất cả các kênh thông tin, các nguồn nghiên cứu và dự báo khác để làm định hướng cho hoạt động tín dụng, chiến lược quản lý rủi ro tín dụng, chiến lược khách hàng và chiến lược đầu tư vốn tín dụng của mình. Bộ phận này sẽ tiến hành phân tích, đánh giá quy mô, cơ cấu và hiệu quả tín dụng của từng nhóm sản phẩm để trên cơ sở đó ngân hàng có thể thực hiện các giải pháp mở rộng tín dụng an toàn - hiệu quả - bền vững.

Đồng thời phải có quy định rõ ràng về sự phối hợp giữa phòng quản lý kinh doanh khách hàng cá nhân với phòng chế độ tín dụng trong công tác quản trị rủi ro. Có những quy định chặt chẽ thì hai phòng này làm việc mới có sự tương tác, phối hợp với nhau để đưa ra những chính sách tín dụng đúng đắn, kịp thời theo kịp những biến động của môi trường kinh doanh. Hiện nay tại Pvcombank có tình trạng các văn bản liên quan đến quản trị rủi ro phòng chế độ tín dụng đưa ra lại không nhận được sự đồng tình của phòng quản lý kinh doanh khách hàng cá nhân dẫn đến sự không đồng nhất trong chính sách và không thống nhất trong công tác triển khai và không phát huy được hiệu quả của nó.

> Cơ cấu lại tổ chức, nhân sự và nhiệm vụ của các phòng ban thuộc khối quản lý tín dụng

Khối thẩm định và quản trị rủi ro đã được thành lập tại Pvcombank. Khối nay có rất nhiều bộ phận, phòng ban với khối lượng nhân sự lớn và tiêu tốn không ít chi phí nhưng hiệu quả quản trị rủi ro vẫn chưa tương xứng với

quy mô và định hướng của khối. Để hoàn thiện công tác quản trị rủi ro tín dụng khách hàng cá nhân nói riêng cũng như tín dụng nói chung Pvcombank cần hoàn thiện lại tổ chức, chức năng nhiệm vụ của khối quản lý tín dụng.

Đối với phòng tái thẩm định là cấp thẩm định cao hơn trong quá trình cấp tín dụng thì cần tăng số lượng nhân sự có kinh nghiệm làm tín dụng trực tiếp. Hiện nay tại phòng này có nhiều cán bộ tái thẩm định nhưng lại chưa từng làm công tác thẩm định trực tiếp. Có nhiều người mới ra trường đã về phòng làm việc, có những người đã làm ngân hàng nhưng lại ở các phòng ban không hề liên quan đến tín dụng như phòng tài trợ thương mại, dịch vụ khách hàng... chính chất lượng và số lượng cán bộ tái thẩm định đã ảnh hưởng tới chất lượng thẩm định dẫn đến rủi ro tín dụng.

Bộ phận giám sát tín dụng là một bộ phận vô cùng quan trọng trong bộ máy quản trị rủi ro. Hoạt động của bộ máy này có chức năng kiểm tra chéo vừa có chức năng phân tích và tìm ra các rủi ro tiềm ần. Với quy mô hơn một trăm đơn vị kinh doanh và một đợt giám sát tín dụng làm việc trung bình khoảng một tuần trong khi phòng giám sát tín dụng chỉ có 12 nhân sự thì số lượng các đợt kiểm tra sẽ không nhiều và chất lượng công tác kiểm tra cũng không cao. Hiện nay một năm trung bình phòng giám sát tín dụng làm việc được 2 lần trong một năm tại mỗi đơn vị. Trong khi đó sự biến động về số lượng khách hàng, về môi trường kinh tế, về các yếu tố cá nhân khách hàng liên tục diễn ra, rủi ro theo đó cũng liên tục phát sinh. Như vậy thực tế chất lượng kiểm tra chéo và kiểm tra sau trong quá trình cấp tín dụng khách hàng cá nhân tại Ngân hàng TMCP Đại chúng Việt nam hiện nay chưa cao. Vì vây Pvcombank cần tăng nhân lực có trình độ, kinh nghiệm cho phòng giám sát tín dụng để có thể thực hiện tốt công tác này. Bên cạnh đó cần có quy định bắt buộc đối với các đơn vị kinh doanh trong việc hoàn thiện các sai xót, và các yêu cầu quản trị rủi ro do phòng giám sát tín dụng đưa ra có như vậy công tác

giám sát tín dụng mới thực sự phát huy được tác dung thực sự của nó.

Để nâng cao vai trò của công tác kiểm soát tín dụng và công tác kiểm toán nội bộ nhằm hạn chế rủi ro tín dụng, Pvcombank cần thực hiện một số biện pháp sau:

- Tăng cường những cán bộ có trình độ, đã qua nghiệp vụ tín dụng để bổ sung cho phòng kiểm soát tín dụng và phòng kiểm toán nội bộ. Và tiêu chuẩn đối với người làm công tác kiểm toán nội bộ cần phải có là: có phẩm chất trung thực, ý thức chấp hành pháp luật và sự nhìn nhận khách quan; có kiến thức, hiểu biết chung về pháp luật, về quản trị kinh doanh và các nghiệp vụ ngân hàng; có khả năng thu thập, phân tích, đánh giá và tổng hợp thông tin; có kiến thức, kỹ năng về kiểm toán nội bộ; và có kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực ngân hàng tối thiểu là 03 năm.

- Trong quá trình kiểm tra hoạt động tín dụng, có thể tăng cường cán bộ làm trực tiếp từ bộ phận tín dụng hoặc thẩm định và quản lý tín dụng cùng phối hợp kiểm tra.

- Thường xuyên đào tạo, nâng cao trình độ nghiệp vụ, luật pháp cho cán bộ phòng giám sát và phòng kiểm toán. Trong đó, phải đào tạo đạo đức nghề nghiệp để cán bộ kiểm toán nội bộ trong quá trình tác nghiệp phải thực hiện vô tư, tránh tình trạng cả nể và chưa thực sự góp ý thẳng.

- Cần quy định trách nhiệm đối với cán bộ, có chế độ khuyến khích thưởng phạt để nâng cao tinh thần trách nhiệm trong hoạt động kiểm soát.

- Bên cạnh đó, hệ thống kiểm soát nội bộ cần được thường xuyên tự đánh giá bởi vì việc này sẽ có tác dụng phòng ngừa rủi ro và hỗ trợ đắc lực cho công tác quản lý rủi ro của ngân hàng.

Phòng bênh hơn chữa bệnh song khi đã phát sinh bệnh thì phải chữa trị kịp thời rất điểm đó chính là quan đểm cần có khi xử lý nợ. Trong những năm qua, Pvcombank đã thu được nhiều thành công trong việc xử lý nợ quá hạn,

nợ tồn đọng nói chung và nợ quá hạn, nợ tồn đọng đối với tín dụng khách hàng cá nhân nói riêng. Pvcombank đã tiến hành các biện pháp thu nợ, xử lý nợ kịp thời nên tình trạng nợ quá hạn bị chuyển sang thành nợ khó đòi, nợ có khả năng mất vốn chiếm tỷ lệ rất nhỏ. Để tránh tình trạng mất vốn cho ngân hàng, cùng với việc nâng cao chất lượng thẩm định tín dụng, Pvcombank cần phải tiến hành đồng thời các biện pháp như:

- Pvcombank cần tăng cường chất lượng hoạt động của bộ phận thu hồi nợ, có phương pháp và thái độ kiên quyết trong xử lý nợ quá hạn, nợ tồn đọng. Phân định và quy trách nhiệm rõ ràng cho các bộ phận, các cán bộ nghiệp vụ thiếu trách nhiệm gây tổn thất về vốn và tài sản của ngân hàng.

- Pvcombank phải chủ động xử lý nợ xấu thông qua việc tuân thủ và thực hiện đúng các quy định về phân loại nợ, trích lập dự phòng rủi ro do NHNN quy định.

- Có những giải pháp tổng thể và trọn gói đối với các khách hàng không có khả năng trả nợ bằng cách phát huy vai trò của công ty quản lý nợ và khai thác tài sản trong việc tích cực tìm đối tác mua tài sản giúp khách hàng nhanh chóng có nguồn thu trả nợ cho Ngân hàng.

3.2.4. Giải pháp về nguồn nhân lực

Yếu tố con người là yếu tố quan trọng nhất quyết định đến sự thành bại của bất cứ hoạt động nào trên mọi lĩnh vực. Đối với hoạt động tín dụng thì yếu tố con người lại càng đóng một vai trò quan trọng, nó quyết định đến chất lượng tín dụng, chất lượng dịch vụ và hình ảnh của ngân hàng và từ đó quyết định đến hiệu quả tín dụng của ngân hàng. Nếu xây dựng được một bộ máy quản trị rủi ro khoa học mà những con người làm việc trong bộ máy đó không đáp ứng được yêu cầu của công việc, không nỗ lực thực hiện chức năng nhiệm vụ của mình thì công tác quản trị rủi ro sẽ không đạt được hiệu quả. Vì vậy Pvcombank cần phải có nhóm giải pháp tổng thể về nguồn nhân lực để có

thể hoàn thiện và nâng cao hiệu quả của công tác quản trị rủi ro tín dụng khách hàng cá nhân.

3.2.4.1 Thường xuyên mở các lớp đào tạo nội bộ và tham gia các khóa học nghiệp vụ tại các Tổ chức danh tiếng.

Một thực trạng tại Pvcombank hiện nay là vừa thừa vừa thiếu xảy ra ở rất nhiều phòng ban, bộ phận. Hiện nay, Pvcombank chỉ mới thực hiện đươc các chương trình đào tạo về chuyển đổi môi hình mà gần như không có các khóa đào tạo chuyên sâu về chuyên môn nghiệp vụ cũng như các ký năng cần thiết cho quá trình tác nhiệp tín dụng nói chung và quản trị rủi ro tín dụng nói riêng. Trong thời gian tới Pvcombank cần quan tâm đúng mức việc đào tạo từ cơ bản đến chuyên sâu về từng nghiệp vụ cụ thể, từng đối tượng khách hàng có đặc điểm đặc thù về sản xuất kinh doanh cụ thể. Tổ chức các buổi hội thảo chuyên đề trao đổi các bài học kinh nghiệm liên quan đến tín dụng. Cập nhật kiến thức nghiệp vụ và tập huấn các quy định pháp luật mới. Bên cạnh việc đào tạo nội bộ cũng cần có những chính sách khuyến khích nhân viên tự tham gia các khóa đào tạo bên ngoài.. Nếu có các chính sách hỗ trợ nay sẽ là động lực khuyến khích nhân viên tự bồi dưỡng nâng cao kiến thức của mình khi chất lượng nguồn nhân lực được nâng cao thì khả năng cạnh tranh cũng như hiệu quả kinh doanh của ngân hàng cũng được nâng cao.

Chỉ đào tạo và khuyến khích tự đào tạo của nhân viên thôi là chưa đủ mà Pvcombank cũng cần xây dụng một cơ chế kiểm tra năng lực trình độ nhân viên thường xuyên, điều này là cần thiết để tìm ra những hạn chế, yếu kém về kiến thức kỹ năng của nhân viên đồng thời cũng là cơ sở để đánh giá hiệu quả của các khóa đào tạo.

3.2.4.2. Chính sách tiền lương và Chính sách nhân sự

Xây dựng xây dựng chính sách đãi ngộ nhân sự, thực hiện cơ chế tài chính thông thoáng nhằm thu hút được nhân tài và duy trì đủ nhân lực chất

lượng có thể đảm trách các hoạt động tín dụng của ngân hàng. Vì việc tăng trưởng tín dụng hàng ngày không đồng bộ với số lượng và chất lượng của cán bộ tín dụng phụ trách nên dễ dẫn đến những rủi ro tiềm ẩn trong hoạt động tín dụng. Số lượng cán bộ tín dụng có kinh nghiệm hiện nay tại các chi nhánh, phòng giao dịch của Pvcombank luôn thiếu, trong khi đó các ngân hàng mới thành lập lại thu hút nhân sự với chính sách đãi ngộ tốt hơn đã dẫn đến tình trạng “chảy máu chất xám” nhất là trong tình hình khan hiếm nhân lực có kinh nghiệm trong ngành tài chính ngân hàng như hiện nay. Đứng trước tình hình như vậy, việc xây dựng chính sách đãi ngộ để thu hút và giữ chân nhân sự là vấn đề bức thiết và cấp bách.

Việc xây dựng một chính sách đãi ngộ tốt là điều không mới và được thực hiện rất hiệu quả tại các ngân hàng nước ngoài có mặt tại Việt Nam nhưng để làm được điều này đối với Pvcombank vẫn là một bài toán lớn. Hiện nay mức lương của cán bộ tín dụng tại Pvcombank chỉ ở mức trung bình thấp so với thị trường trong khi đó họ phải làm một khối lượng công việc khổng lồ. Chính điều này là một nguyên nhân dẫn đến tình trang rủi ro đạo đức từ phía cán bộ tín dụng và tình trạng chảy máu chất xám. Việc cần thiết phải làm hiện nay đối với Pvcombank là phải xây dựng một chính sách tiền lương và phúc lợi tốt cho nhân viên nói chung và đặc biệt là các cán bộ làm công tác tín dụng nói riêng. Đồng thời cũng phải có sự khác biệt rõ ràng về mức lương giữa bộ phận trực tiếp làm tín dụng và bộ phận hỗ trợ khác, có như vậy mới tạo động lực khuyến khích cán bộ làm việc hiệu quả, hạn chế rủi ro đạo đức và chính nguồn thu nhập cao cũng sẽ là điều kiện cần để các cán bộ có thể tự mình trang bị thêm kiến thức, kỹ năng bằng việc tự mình tham ra các kháo đào tạo nâng cao kiến thức. “Có thực mới vực được đạo” nếu Pvcombank làm tốt được chính sách về lương thưởng và phúc lợi sẽ là một yếu tố quan trọng không những góp phần quản trị tốt rủi ro tín dụng mà còn nâng cao được

hiệu quả kinh doanh cũng như tạo ra lợi thế cạnh tranh về nhân lực so với các ngân hàng khác.

Bên cạnh chính sách tiền lương, cần xây dựng chế độ đãi ngộ, khen thưởng hợp lý, công bằng: đối với cán bộ có thành tích xuất sắc thì nên được biểu dương, khen thưởng cả về mặt vật chất lẫn tinh thần tương xứng với kết quả mà họ mang lại, kể cả việc nâng lương trước thời hạn hoặc đề bạt lên vị trí cao hơn; đối với cán bộ có sai phạm thì tùy theo mức độ mà có thể giáo dục thuyết phục hoặc xử lý kỷ luật. Có như vậy thì kỷ cương trong hoạt động tín dụng, uy tín của ngân hàng sẽ ngày càng được nâng cao và chất lượng tín dụng chắc chắn sẽ được cải thiện đáng kể.

3.2.4.3. Môi trường làm việc thể hiện văn hóa giúp người lao động gắn bó với Pvcombank

Pvcombank cần phải tạo được môi trường làm việc cho người lao động mà ở đó đảm bảo hài hòa giữa lợi ích của Ngân hàng và người lao động. Phát huy vai mạnh vai trò của đoàn thanh niên, công đoàn đưa ra những hoạt động sinh hoạt tập thể mang tính đoàn kết. Môi trường lao động tốt là môi trường tạo được nhiều cơ hội thăng tiến cho những người có năng lực và kinh nghiệm.Trên thực tế, không chỉ riêng Pvcombank mà hầu hết các Ngân hàng đều chưa có được chính sách nhân sự thật sự hài hòa và hiệu quả, nổi cộm là sự mất công bằng giữa các cán bộ công nhân viên. Thông thường Pvcombank thu hút nhân sự bên ngoài đã có kinh nghiệm từ các Ngân hàng khác bằng

Một phần của tài liệu 1267 quản trị rủi ro tín dụng trong hoạt động tín dụng cá nhân tại NHTM CP đại chúng việt nam luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 83)