Kiến nghị với Ngânhàng Nhà nước

Một phần của tài liệu 1267 quản trị rủi ro tín dụng trong hoạt động tín dụng cá nhân tại NHTM CP đại chúng việt nam luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 91 - 94)

NHNN là cơ quan đại diện cho Nhà nước trong lĩnh vực Ngân hàng, trực tiếp chỉ đạo hoạt động của các Ngân hàng, vì vậy quyết định của Ngân hàng

Nhà nước đóng một vai trò quan trọng trong việc phát triển các hoạt động của Ngân hàng nói chung và hoạt động cho vay tiêu dùng nói riêng .

- Quyết định thắt chặt tín dụng hay nới lỏng tín dụng sẽ ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động cho vay của ngân hàng thương mại, đặc biệt là cho vay tiêu dùng. Vì thế ngân hàng thương maij cần thương ra một chính sách lãi suất hợp lý để sao giúp ngành ngân hàng cũng như nền kinh tế phát triển.

- NHNN cần bổ sung,hoàn thiện các văn bản pháp quy về hoạt động cho vay tiêu dùng nói riêng và hoạt động của Ngân hàng nói chung. Vì hoàn chỉnh hệ thống văn bản pháp quy sẽ tạo nền tảng cơ sở cần thiết cho hoạt động cho vay tiêu dùng phát triển. Cần có những văn bản cụ thể về đối tượng, loại hình cho vay tiêu dùng, tạo hành lang pháp lý đầy đủ và phù hợp với thay đổi của môi trường kinh tế.

- NHNN nên linh hoạt hơn nữa trong việc điều hành và quản lý các công cụ của chính sách tiền tệ như: công cụ lãi suất, công cụ tỷ giá, công cụ dự trữ bắt buộc để hoạt động của các Ngân hàng thay đổi kịp với thị trường.

- NHNN nên hỗ trợ, tạo điều kiện cho các Ngân hàng Thương mại phát triển hoạt động của mình thông qua các biện pháp như: tăng khả năng tự chủ, tự chịu trách nhiệm trong kinh doanh cho các Ngân hàng thương mại. Bên cạnh đó, NHNN cũng nên thường xuyên tổ chức các cuộc hội thảo, những khóa học, những buổi nghe ý kiến của các Ngân hàng Thương mại về những văn bản chính sách mà NHNN đưa ra nhằm phổ biến những chủ trương mới của NHNN tới các Ngân hàng Thương mại và hoàn thiện những chủ trương này. Cử cán bộ của NHNN đi học ở các nước có hoạt động cho vay tiêu dùng phát triển để học hỏi kinh nghiệm, vận dụng sáng tạo vào điều kiện của Việt Nam.

- Hoàn thiện hệ thống thanh toán và cơ chế tín dụng để hội nhập và phát triển, đẩy nhanh tiến độ cải tổ và đổi mới mọi mặt, ngành ngân hàng Việt Nam cần tập trung chỉnh sửa những hạn chế vốn làm suy yếu hệ thống nhằ m

đuổi kịp hệ thống ngân hàng các nước đang phát triển trong khu vực và trên thế giới, đồng thời khai thác triệt để mọi tinh hoa về kỹ thuật nghiệp vụ ngân hàng thế giới về bề dày lịch sử lâu đời của ngành công nghiệp đặc biệt này. Hệ thống ngân hàng Việt Nam phải thực hiện tăng chất lượng và quy mô công tác thanh toán không dùng tiền mặt. Khả năng này ở các ngân hàng Việt Nam hiện nay mặc dù đã được cải tiến rất nhiều đặc biệt là việc đưa công nghệ tin học trong lĩnh vực thanh toán trong những năm gần đây, nhưng khả năng này ở các ngân hàng Việt Nam phải nói là quá yếu, chất lượng thấp và lạc hậu của hệ thống thanh toán khiến cho tâm lý ưa thích sử dụng và lưu giữ tiền của công chúng và doanh nghiệp không những không hề giảm đi mà càng có dấu hiệu tăng lên.

- Nâng cao hiệu quả tác động của nghiệp vụ thị trường mở tới chính sách tiền tệ. Nghiệp vụ thị trường mở thực chất là hoạt động của ngân hàng trung ương trên thị trường mở để tác động tới lượng tiền tệ cung ứng trong từng thời kỳ

- Về lãi suất: Ngân hàng trung ương tiếp tục ấn định lãi suất trần huy động tránh tình trạng các NHTM chạy đua lãi suất huy động và cho vay lại đối với nền kinh tế với lãi suất cao.

- Nâng cao vai trò thanh tra, giám sát: Kiệm toàn lại hệ thống thanh tra của NHNN có cơ chế và chỉ đạo theo chiều dọc thống nhất. Lập tiêu chí thanh tra giám sát đúng với vai trò của NHNN với mục tiêu giữ vững an toàn hệ thống ngân hàng.

KẾT LUẬN

Định hướng trở thành ngân hàng bán lẻ là một định hướng phát triển đúng đắn của Ngân hàng TMCP Đại chúngViệt Nam. Để làm được điều này Pvcombank phải nỗ lực khẳng định vị trí của mình trên thị trường bán lẻ đặc biệt là ở mảng tín dụng khách hàng cá nhân. Với những nỗ lực vươn lên không ngừng, trong những năm qua Pvcombank đã từng bước xác định vị thế của mình trong thị trường này và đã đạt được những thành công đáng kể. Để đạt được mục tiêu trở thành một trong những ngân hàng bán lẻ hàng đầu tại Việt Nam trong thời gian tới đòi hỏi Pvcombank phải xác định được tầm quan trọng và có chiến lược quản trị rủi ro nói chung và quản trị rủi ro tín dụng khách hàng cá nhân nói riêng khoa học hợp lý để tạo tiền đề cho sự phát triển mạnh mẽ mà bền vững.

Tuy nhiên, do tính chất mới mẻ của loại hình tín dụng khách hàng cá nhân tại Việt Nam nên giống như nhiều ngân hàng TMCP tại Việt Nam công tác quản trị rủi ro tín dụng khách hàng cá nhân tại Pvcombank vẫn còn nhiều hạn chế.

Trong khuôn khổ của luận văn này, tác giả đã hệ thống hóa lại hệ thống lý luận về quản trị rủi ro nói chung và đặc thù về quản trị rủi ro tín dụng khách hàng cá nhân nói riêng, đi sâu vào phân tích thực trạng vấn đề quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng TMCP Đại chúng Việt Nam đánh giá những thành công đạt được, những hạn chế tồn tại đặc biệt phân tích các nguyên nhân,hạn chế đề ra các giải pháp khắc phục. Luận văn cũng đưa ra một số kiến nghị với Ngân hàng nhà nước và các cơ quan liên quan để tạo điều kiện cho các Ngân hàng TMCP Đại chúng Việt Nam thực hiện tốt vấn đề quản trị rủi ro.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Peter S.Rose (2001), Quản trị ngân hàng thương mại, NXB Tài chính, Hà nội. 2. Phan Thị Thu Hà (2017), Giáo trình nghiệp vụ ngân hàng thương mại, NXB Trường Đại học Kinh tế quốc dân, Hà nội.

3. Nguyễn Ngọc Hùng (2017), Giáo trình Lý thuyết tiền tệ Ngân hàng, NXB Tài chính, Hà nội.

4. Trần Minh Đạo (2017), Giáo trình Marketing Ngân hàng, NXB Tài chính, Hà nội

5. Frederik S.Mishkin (2003), Tiền tệ, ngân hàng và thị trường tài chính, NXB Tài chính, Hà nội.

6. David Cox (2003),Nghiệp vụ ngân hàng hiện đại, NXB Chính trị quốc gia, Hà nội.

7. Nguyễn Văn Tiến (2017), Quản trị rủi ro trong kinh doanh ngân hàng, NXB Tài chính , Hà nội.

8. Ngân hàng TMCP Đại chúng Việt nam (2018, 2017, 2018), Báo cáo kết quả

kinh doanh, Hà nội.

9. Ngân hàng TMCP Đại chúng Việt nam (2018, 2017, 2018), Báo cáo thường

niên, Hà nội.

10. Ngân hàng TMCP Đại chúng Việt nam (2017), Chiến lược kinh doanh Pvcombank2017-2018, Hà nội.

Một phần của tài liệu 1267 quản trị rủi ro tín dụng trong hoạt động tín dụng cá nhân tại NHTM CP đại chúng việt nam luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 91 - 94)