Kinh nghiệm quản trị rủi ro tín dụng của một số ngân hàng thương

Một phần của tài liệu 1314 quản trị rủi ro tín dụng tại NHTM CP đầu tư và phát triển việt nam luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 48 - 52)

NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VÀ BÀI HỌC CHO BIDV

1.3.1. Kinh nghiệm quản trị rủi ro tín dụng của một số ngân hàngthương mại thương mại

1.3.1.1. Kinh nghiệm quản trị rủi ro tín dụng của tập đoàn ANZ

Trong chính sách của ANZ, khung quản trị rủi ro được đặt lên hàng đầu và tập trung vào chính sách, con người, kỹ năng, tầm nhìn, giá trị, tính tập trung và số dư danh mục tín dụng. Để đảm bảo quyết định tín dụng được chặt chẽ và rõ ràng, cấu trúc của hoạt động quản trị rủi ro ở ANZ chia làm hai bộ phận:

- Bộ phận 1: business unit- Bộ phận kinh doanh và QHKH- làm nhiệm vụ quản lý QHKH và định giá đối với từng loại khách hàng, xem xét mức độ rủi ro, phân phối vốn và chi phí.

- Bộ phận 2: relative credit group- là bộ phận quản trị rủi ro sẽ thẩm định các khoản vay như là: phân tích tài chính, cho điểm tín dụng, xếp hạng tín dụng, phân tích về khách hàng, cơ cấu và chứng khoán hóa khoản vay.

Thứ nhất, ANZ đã áp dụng thành công các mô hình quản trị RRTD một cách linh hoạt và phù hợp.

ANZ đã thực hiện một hệ thống quản trị RRTD bao gồm các phương thức quản trị rủi ro hiện đại và truyền thống. Quá trình sử dụng phương pháp hệ thống các chuyên gia, phương pháp tính mức bù rủi ro, hệ thống xếp hạng nội bộ, phương pháp RAROC ( Risk Adjusted Return on Capital) và Var được thiết lập linh hoạt và phù hợp.

Sự kết hợp này sẽ giúp cho ngân hàng xác định các mức rủi ro cho phép, cách đánh giá thận trọng đối với những khoản thua lỗ, tình trạng tài chính của danh mục tín dụng hiện tại, các khu vực thành phần kinh tế cần được cấp tín dụng và giới hạn tập trung các danh mục tín dụng mục tiêu. Việc kết hợp hài hòa của các phương pháp này còn tạo ra một hệ thống quản trị RRTD có thể phân tích được bối cảnh của hoạt động cấp tín dụng, điều kiện tài chính của người vay, các yếu tố cơ bản khác liên quan đến khoản vay. Hơn thế nữa, thông qua các phương pháp này sẽ có một hệ thống báo cáo quản trị rủi ro chính xác thể hiện được rõ tình trạng RRTD như thế nào, đánh giá và kiểm soát được dư nợ tín dụng hiện hữu và tiềm năng. Thành công của hệ thống quản trị rủi ro chính là việc nhìn thấy rõ chất lượng các khoản vay trong suốt thời gian cho vay, giảm thiếu được các khoản nợ khó đòi và tỉ lệ thu hồi nợ cao.

Thứ hai, áp dụng quản trị RRTD trên cả hai khía cạnh rủi ro riêng biệt và rủi ro danh mục. Thành công nổi bật của ANZ là việc quản trị rủi ro riêng biệt và rủi ro danh mục thông qua công cụ giới hạn tín dụng tập trung. Danh mục cho vay của ANZ được đa dạng hóa để giảm những rủi ro địa lý và rủi ro ngành cũng như để tối đa hóa lợi nhuận thông qua việc đưa ra giới hạn tập trung đói với từng nhóm khách hàng một cách chính xác.

1.3.1.2. Kinh nghiệm quản trị rủi ro tín dụng của Ngân hàng Phát triển Hàn Quốc (KDB)

KDB được các tổ chức xếp hạng tín nhiệm đánh giá rất cao: xếp hạng AA- của Fitch, hạng A của S&P, hạng Aa3 của Moody’s, hạng AAA của Công ty xếp hạng Hàn Quốc năm 2012.

KDB coi quản trị rủi ro là chìa khóa cơ bản tạo nên thành công của mình, do đó rất chú trọng công tác quản trị rủi ro. Những nét nổi bật trong quản trị rủi ro của KDB là:

Thứ nhất, KDB đã thiết lập bộ máy quản trị rủi ro hoàn chỉnh tại tập đoàn cũng như tại các đơn vị trực thuộc với các thành tố chủ yếu gồm:

- Ban quản trị rủi ro ( Risk Management Department); được thành lập ở Tập đoàn cũng như các đơn vị trực thuộc, có trách nhiệm (i) thiết lập các giới hạn tổng thể về rủi ro cho cả Tập đoàn, (ii) xác định giới hạn rủi ro từng loại của Tập đoàn ( bao gồm cả RRTD) cũng như giới hạn rủi ro cho các đơn vị trực thuộc, (iii) thiết lập giới hạn RRTD theo ngành và quản trị RRTD của từng ngành cụ thể.

- Quan chức quản trị rủi ro (Chief Risk Officer-CRO): Tập đoàn và mỗi đơn vị trực thuộc đều có các CRO, làm chức năng tham mưu về chiến lược và chính sách quản trị rủi ro của Tập đoàn và các đơn vị trực thuộc.

- Hội đồng quản trị rủi ro ( Risk Management Council): được thành lập ở cấp Tập đoàn cũng như đơn vị trực thuộc, trong đó Hội đồng quản trị rủi ro ở cấp Tập đoàn gồm các thành viên là (i) CRO của Tập đoàn, (ii) các CRO của các đơn vị trực thuộc và (iii) Giám đốc Ban quản trị rủi ro của Tập đoàn. Hội đồng quản trị rủi ro có nhiệm vụ kiểm tra các nội dung cụ thể liên quan đến RRTD, bao gôm đo lường và quản trị RRTD cũng như xây dựng và áp dụng các chính sách về quản trị rủi ro.

lập ở tập đoàn KDB cũng như các đơn vị trực thuộc. Ủy ban này chịu trách nhiệm (i) ban hành các chiến lược, chính sách về quản trị rủi ro, (ii) thiết lập các giới hạn về RRTD cho Tập đoàn cũng như các đơn vị trực thuộc và (iii) thực hiện việc quản lý các vấn đề tổng thể liên quan đến rủi ro.

Thứ hai, công tác quản trị RRTD của KDB được thực hiện qua nhiều tầng lớp khác nhau và được sàng lọc qua nhiều khâu khác nhau. Ngân hàng KDB và tập đoàn KDB đều xây dựng, vận hành chính sách và chiến lược riêng để quản trị từng rủi ro cụ thể của Ngân hàng và của Tập đoàn, tuy nhiên các chính sách và chi ến lược này đều phải phù hợp với các chiến lược kinh doanh của Ngân hàng cũng như phải phù hợp với chính sách và chiến lược về quản trị rủi ro tương ứng của Tập đoàn. Bộ máy quản trị rủi ro ở cấp Tập đoàn không chỉ đảm nhiệm việc quản trị RRTD của Tập đoàn mà còn có nhiệm vụ kiểm soát công tác quản trị RRTD của Ngân hàng KDB và các đơn vị trực thuộc khác.

Thứ ba, KDB coi RRTD là rủi ro quan trọng nhất cần phải quản lý trong quá trình tổ chức triển khai các hoạt động kinh doanh và sử dụng nhiều phương pháp để quản trị RRTD. Tập đoàn KDB sử dụng mô hình stress-test để phân tích ảnh hưởng của các biến động tiêu cực từ thị trường đến danh mục tín dụng của Tập đoàn, từ đó xây dựng sẵn chiến lược quản trị RRTD. Còn ngân hàng KDB sử dụng mô hình Var với độ tin cậy 99.95% để đo lường RRTD và áp dụng các phương pháp đo lường khác nhau đối với khoản vay dành cho doanh nghi ệp và khoản vay dành cho hộ gia đình. Các giới hạn về RRTD cho các doanh nghiệp, các ngành và các lĩnh vực được quản lý một cách rất chi tiết. Việc đánh giá RRTD theo ngành được thực hiện định kỳ sáu tháng một lần để tạo cơ sở cho việc xây dựng định hướng quản trị RRTD đối với các ngành cụ thể.

ING bank là một trong số các Ngân hàng hàng đầu châu Âu đạt đuợc nhiều thành công trong công tác qu ản trị rủi ro tín dụng. Mô hình mà Ngân hàng áp dụng có nhiều điểm uu việt:

- Về cơ cấu bộ máy: Hệ thống quản trị rủi ro tại Ngân hàng đuợc tách bạch hoàn toàn với bộ phận kinh doanh và khách hàng, đuợc báo cáo trực tiếp lên lãnh đạo cao nhất. Cơ cấu quản trị rủi ro tín dụng gồm ba bộ phận: Bộ phận chính sách, Bộ phận quản trị rủi ro và Bộ phận xây dựng mô hình tính toán luợng hóa rủi ro.

- Về thẩm quyền quản trị rủi ro: Ý kiến của bộ phận quản trị rủi ro tín dụng là yêu cầu bắt buộc của các quyết định tín dụng. Ngân hàng có xu huớng áp dụng hình thức cấp hạn mức tín dụng trên cơ sở đề xuất của bộ phận kinh doanh/khách hàng, bộ phận rủi ro sẽ lập báo cáo đề xuất đánh giá độc lập đề nghị duyệt một hạn mức tín dụng phù hợp cho từng khách hàng trong một thời hạn thuờng là một năm và bộ phận kinh doanh/khách hàng đuợc sử dụng hạn mức đó. Các khoản tín dụng vuợt hạn mức này hoặc các khách hàng chua có hạn mức thì đều phải qua bộ phận quản trị rủi ro.

Bộ phận quản trị rủi ro còn đuợc tham gia vào Hội đồng tín dụng. Các Ngân hàng đều quy định mọi cấp hội đồng tu vấn tín dụng phải có thành viên từ bộ phận rủi ro và các thành viên phải chiếm một nửa số thành viên của hội đồng này.

Một phần của tài liệu 1314 quản trị rủi ro tín dụng tại NHTM CP đầu tư và phát triển việt nam luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 48 - 52)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(130 trang)
w