thương mại cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam
Từ kinh nghiệm quản trị rủi ro tín dụng của ba ngân hàng trên ta có thể rút ra một số bài học kinh nghiệm cho Ngân hàng TMCP Đầu tu và Phát triển Việt Nam:
Thứ nhất, BIDV cần chú ý đến việc xây dựng chính sách tín dụng hợp lý, nhằm đảm bảo hoạt động tín dụng đuợc thực hiện trên cơ sở khách quan,
thống nhất và minh bạch. Hoàn thiện quy trình cho vay theo hướng gọn nhẹ, đảm bảo tính an toàn, hiệu quả và tuân thủ theo quy định của pháp luật.
Thứ hai, BIDV cần kết hợp chặt chẽ các khâu của quá trình quản trị rủi ro tín dụng từ nhận biết đến đo lường, quản lý, kiểm soát tạo thành một chỉnh thể trong hoạt động quản trị rủi ro. Hoạt động đo lường định lượng sẽ tạo ra những thông tin chính xác và có thể tích lũy các thông tin về một đầu mối, trên cơ sở đó ngân hàng mới có thể tổ chức quản trị tập trung. Trên nền tảng thông tin và hoạt động quản trị rủi ro tập trung, bộ phận kiểm tra nội bộ mới có thể kiểm soát tốt được hoạt động tín dụng của ngân hàng. BIDV cần hoàn thiện hệ thống xếp hạng nội bộ và hàng tháng phân tích các biến động về mức độ rủi ro cho từng ngành cũng như doanh nghiệp, đảm bảo không vượt quá các hạn mức đã xây dựng, qua đó duy trì nhất quán mức khẩu vị rủi ro của Ngân hàng.
Thứ ba, BIDV cần tăng cường công tác thu thập, lưu trữ thông tin và giám sát khoản vay. Công tác kiểm tra trước, trong và sau khi cho vay được tăng cường giúp thu thập thêm thông tin để đánh giá, xếp hạng khách hàng hoặc khoản vay, từ đó có thể giúp các ngân hàng quản trị rủi ro một cách toàn diện hơn.
Thứ tư, chú trọng hiện đại hóa công nghệ để vận hành mô hình quản trị rủi ro tín dụng hiệu quả. BIDV cần xây dựng cho mình một hệ thống công nghệ thông tin hiện đại, giúp cho các cán bộ ngân hàng có thể dễ dàng tra cứu tìm kiếm thông tin liên quan đến khách hàng. Ngoài ra, một hệ thống công nghệ thông tin hiện đại cũng giúp nâng cao chất lượng công tác phân tích, thẩm định khách hàng, giảm thiểu rủi ro do thiếu thông tin; Xây dựng một hệ thống quản lý dữ liệu tập trung toàn hàng làm cơ sở đánh giá, theo dõi liên tục và kịp thời danh mục tín dụng đầu tư.
thức để nâng cao năng lực đánh giá, phân tích rủi ro tín dụng cho cán bộ thẩm
định tín dụng, cán bộ rủi ro chuyên trách nhằm từng bước xây dựng đội ngũ chuyên gia về quản trị rủi ro tín dụng.
KẾT LUẬN CHƯƠNG 1
Chương 1 của luận văn đã nêu ra được những lý luận cơ bản nhất về rủi ro tín dụng, quản trị rủi ro tín dụng cũng như vai trò, nguyên tắc quản trị RRTD, các biện pháp kiểm soát quản trị rủi ro tín dụng và kinh nghiệm quản trị rủi ro tín dụng của một số ngân hàng thương mại và bài học cho BIDV. Trong điều kiện kinh tế luôn biến động phức tạp như hiện nay thì không những các doanh nghiệp gặp khó khăn mà ngay cả hệ thống ngân hàng cũng bị ảnh hưởng, chất lượng tín dụng ngày một giảm. Vì vậy, yêu cầu cấp thiết đặt ra đối với hệ thống NHTM Việt Nam nói chung và BIDV nói riêng là phải tăng cường công tác QTRRTD, hơn nữa nhằm tạo sự tăng trưởng tín dụng một cách ổn định và quản trị tốt chất lượng tín dụng.
CHƯƠNG 2
THỰC TRẠNG QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG