Thị trường ngoại tệ liên ngân hàng Trung Quốc

Một phần của tài liệu 1366 thị trường ngoại tệ liên NH việt nam thực trạng và giải pháp luận văn thạc sĩ kinh tế (Trang 50)

Thành viên

Bao gồm 5 ngân hàng quốc doanh, 12 NHTMCP, 3 ngân hàng chính sách, 56 ngân hàng thương mại đô thị, 13 chi nhánh ngân hàng thương mại được ủy quyền, 56 ngân hàng thương mại đô thị, 137 ngân hàng góp vốn nước ngồi, 41 ngân hàng hợp tác tín dụng nơng thơn, 2 tổ chức tài chính phi ngân hàng, 1 tổ chức tài chính. Tổng cộng có 270 thành viên.

Trung Quốc đã thành lập TTNTLNH, trung tâm chính tại Thượng Hải và một số trung tâm khác tại các tỉnh thành phố lớn.

Để tạo điều kiện và thúc đẩy thị trường tiền tệ phát triển với hệ thống giao dịch nghiệp vụ đồng bộ và có sự quản lý điều tiết của Nhà nước, đồng thời giảm chi phí cho các ngân hàng trong nước, năm 1994, Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc thành lập Trung tâm Hệ thống giao dịch ngoại hối Trung Quốc (CFETS), trực thuộc Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc:

Chức năng của CFETS: cung cấp hệ thống giao dịch ngoại hối, cho vay bằng đồng Nhân dân tệ, giao dịch trái phiếu; tổ chức các giao dịch ngoại hối liên ngân hàng, giao dịch cho vay và giao dịch trái phiếu; xử lý thanh toán các giao dịch ngoại hối giao ngay; thúc đẩy thanh toán giao dịch cho vay bằng đồng Nhân dân tệ và giao dịch trái phiếu; cung cấp hệ thống yết giá các giấy tờ thương mại trực tuyến; cung cấp các thông tin về giao dịch ngoại hối giao ngay, trái phiếu và các thị trường tiền tệ; thực hiện các công việc khác theo ủy

42

quyền của Ngân hàng Nhân dân TQ.

Nghiệp vụ

Giao dịch giao ngay -Spot, giao dịch kỳ hạn RMB/Ngoại tệ, cho vay đồng RMB, giao dịch mua bán trái phiếu, dịch vụ giấy tờ có giá.

Vai trò của NHTW Trung Quốc

Trong thời kỳ kinh tế kế hoạch hóa, Trung Quốc thực hiện chế độ tỷ giá cố định, Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc (PRC) công bố tỷ giá của đồng Nhân Dân tệ (RMB) với đồng tiền phương tây theo quy tắc cứng nhắc.

Theo xu hướng nền kinh tế dần dần mở cửa hơn năm 1978, vì chế độ tỷ giá cứng nhắc, hệ thống tiền tệ đã tồn tại hai loại tỷ giá, đó là tỷ giá cơng bố của chính thức của PRC và tỷ giá trên thị trường khơng chính thức đã hình thành.

Vào cuối thập niên 1980 và đầu thập niên 1990, PRC đã nghiên cứu và chế độ tỷ giá RMB so với các đồng tiền khác đã linh hoạt hơn qua việc sử dụng các trung tâm “hoán đổi”, nhà nước cho phép các doanh nghiệp có thể giữ lại một phần ngoại tệ thu được qua hoạt động xuất khẩu hàng hóa, dịch vụ để đáp ứng các nhu cầu ngoại tệ, đồng thời các doanh nghiệp đã có thể mua bán với nhau qua hình thức hốn đổi. Song song với việc làm đó, Trung Quốc đã đưa tỷ giá chính thức lên ngang với giá trị thị trường qua hình thức phá giá đồng RMB, tỷ giá đã dần tiến tới giá trị thực và tình trạng hai loại tỷ giá đã bị loại bỏ.

Đồng RMB đã được chuyển đổi trên tài khoản vãng lai nhưng không phải tài khoản vốn. Mục tiêu tiến tới đó là đồng RMB có thể chuyển đổi hồn toàn. Tuy nhiên, trong thời kỳ lạm phát tài chính Châu Á năm 1998, PRC quan ngại hệ thống tài chính Trung Quốc sẽ khơng thể điều tiết được dịng tiền nóng dịch chuyển giữa các quốc gia và kết quả là năm 2003 việc đồng RMB hoàn toàn chuyển đổi vẫn là mục tiêu chưa đạt được.

43

Từ năm 1994 đến tháng 7/2005, chính sách tỷ giá đồng RMB gắn liền với giá trị đồng USD đã được thực hiện. Trong năm 1994, tỷ giá đồng USD/RMB đã phá giá từ mức 5,6 lên đến 8,3. Chính sách này đã được Trung Quốc đề cao là có hiệu quả trong thời kỳ lạm phát tài chính Châu Á 1998. Năm 2003, chính sách này đã bị Mỹ chỉ trích vì khi giá trị đồng USD giảm giá cũng làm cho giá trị của đồng RMB giảm giá theo tạo ra lợi thế xuất khẩu cạnh tranh cho phía Trung Quốc.

Về chính sách tỷ giá: Trung Quốc hiện nay thực hiện chính sách tỷ giá thả nổi có điều tiết trong biên độ quy định, biên độ hiện nay là 0,3%. PRC có thể thực hiện can thiệp trên thị trường để cân đối lại cung cầu ngoại tệ.

Cơ chế tỷ giá linh hoạt thực hiện tốt vai trò nền tảng cung và cầu thị trường, nhìn chung tỷ giá các đồng tiền khác với Đồng Nhân dân tệ (RMB) được định giá cao. Với cơ chế tỷ giá cải cách, ngày 21/07/2005 và cuối tháng 06/2008 đồng RMB được định giá cao 20,66% và 13,33% so với đồng USD và Yên Nhật nhưng định giá thấp 7,54% so với đồng EUR.

Với cơ chế tỷ giá linh hoạt đã tạo nên sự kết nối giữa đồng RMB và các đồng tiền chủ chốt. Trong nửa đầu năm 2008 tỷ giá thấp nhất và cao nhất của đồng RMB so với đồng USD là 6,8591 và 7,2996. Đổi mới cơ chế thiết lập tỷ giá hối đối và các chính sách thích ứng cho từng khu vực kinh tế tùy theo tình hình từng khu vực đã mang lại hiệu quả cao.

1.3.5. Một số bài học kinh nghiệm với Việt Nam

Mơ hình thị trường ngoại tệ liên ngân hàng của từng quốc gia được lựa chọn tùy theo nền tảng kinh tế, chính sách và mục tiêu quốc gia đó. Đối với một số quốc gia có đồng tiền tự do chuyển đổi, chính sách mở thì thị trường liên ngân hàng nội địa và quốc tế sẽ khơng cịn khoảng cách và TTNTLNH sẽ không tồn tại biên giới quốc gia theo quan hệ thương mại, dịch vụ và đầu tư.

44

quốc gia xây dựng lên hay do tập quán thị trường tạo ra thông lệ giao dịch? Đây cũng là một câu hỏi cần được giải đáp với Việt Nam, chẳng hạn như thị trường Anh, Mỹ: Các ngân hàng được tự do giao dịch với nhau khơng cần có giấy phép đặc biệt nào, giao dịch được thực hiện dưới bất kỳ hình thức nào do hai bên đối tác thỏa thuận trong phạm vi các nguyên tắc hoặc thông lệ giao dịch do NHTW hay giữa các ngân hàng lập ra, phù hợp với luật giao dịch thương mại quốc tế. Ngân hàng dự trữ Liên bang Mỹ hậu thuẫn cho việc xây dựng lên hướng dẫn giao dịch trên thị trường. Như vậy, Việt Nam có cần xây dựng khung pháp lý để điều chỉnh thị trường hay chỉ cần thỏa thuận giữa các ngân hàng để xây dựng một nguyên tắc chung về các nghiệp vụ, bình đằng mối quan hệ giữa các đối tác trên thị trường đây cũng là một vấn đề cần xem xét.

Singapore lựa chọn tỷ giá là chính sách mục tiêu trung gian của chính sách tiền tệ, cho thấy rằng MAS đã bỏ qua điều tiết chính sách lãi suất và cung tiền. Trong bối cảnh đó luồng vốn sẽ chuyển dịch tự do, lãi suất tại Singapore tác động mạnh bởi lãi suất ngoại tệ và dự báo của các nhà đầu tư trong tương lai đối với đồng tiền Singapore. Đối với một quốc gia đang trong giai đoạn chuyển đổi việc này đồng nghĩa với việc có thể tỷ giá ngoại tệ so với nội tệ liên tục tăng hay giảm mạnh tác động xấu đến sự ổn định và phát triển sản suất trong nước. Mặt khác, nếu lựa chọn mục tiêu cố định, hay kiểm sốt tỷ giá có thể bình ổn giá cả, hỗ trợ sản xuất trong nước nhưng nếu đánh giá giá trị nội tệ q cao có thể dẫn đến tình trạng thâm hụt dự trữ ngoại hối. Đối với các nước đang trong giai đoạn chuyển đổi sang mơ hình kinh tế mở như Việt Nam, khi mà các nguyên, vật liệu đầu vào thiết yếu cho sản xuất và công nghệ nhập khẩu từ nước ngồi thì đánh giá giá trị nội tệ cao so với ngoại tệ sẽ làm chi phí nhập khẩu thấp, khơng ảnh hưởng đến mục tiêu chống lạm phát nhưng sẽ ảnh hưởng đến mục tiêu xuất khẩu hàng hóa và sản xuất hàng

45

hóa. Vì vậy, bài tốn tỷ giá là một bài tốn tương đối khó khăn, làm thế nào để đạt được mục tiêu kinh tế trong từng thời kỳ.

Trung Quốc là nền kinh tế mới nổi, tương đối phát triển nhưng đồng nhân dân tệ cũng chưa được tự do chuyển đổi, hiện tại họ thực hiện chính sách thả nổi có kiểm sốt trong biên độ hẹp, khi đồng tiền RMB được đánh giá giá trị thấp sẽ tạo đà cho sự phát triển kinh tế và xuất khẩu nhưng sẽ ảnh hưởng đến mục tiêu công bằng thương mại và vấp phải phản ứng từ phía các nước đối tác có thâm hụt thương mại.

Trung Quốc đã xây dựng một hệ thống cung cấp hệ thống giao dịch - CFETS phục vụ cho các giao dịch tiền tệ và ngoại hối của các Ngân hàng trong nước, một mặt để tạo điều kiện cho các ngân hàng và tổ chức tài chính nhỏ có thể tham gia thị trường tạo điều kiện phát triển thị trường giao dịch và quản lý phát triển các nghiệp vụ thị trường. Mặt khác, đây cũng là công cụ để quản lý thị trường, thống kê các nghiệp vụ và theo dõi sát các biến động thị trường. Hệ thống này đồng thời cũng đảm đương vai trò như một trung gian để chọn giá tốt nhất cho các ngân hàng giao dịch trên thị trường.

Ket luận Chương 1

Thị trường ngoại tệ liên ngân hàng ra đời và tồn tại là một tất yếu khách quan của nền kinh tế thị trường nhằm điều tiết và cung ứng, đầu tư các nguồn vốn đáp ứng nhu cầu của nền kinh tế, góp phần thúc đẩy phát triển sản xuất trong nước cũng như quốc tế. Nhưng muốn thị trường phát triển phục vụ tốt mục tiêu kinh tế quốc gia, chúng ta cũng cần phải hiểu rõ các đặc điểm, có chế hoạt động của nó để từ đó có các biện pháp, chính sách để kích thích sự phát triển thị trường, chẳng hạn các biện pháp tạo điều kiện cho các TCTD nhỏ có thể tham gia giao dịch trên thị trường, tạo ra các hệ thống hoạt động như trung tâm mơi giới... nhưng tất cả các chính sách, biện pháp kích thích,

46

phải dựa trên cơ sở nhu cầu của thị trường.

Để tạo điều kiện phát triển TTNTLNH thì hàng hóa trên thị trường đó phải đa dạng, đó chính là các cơng cụ nghiệp vụ trên thị trường và các thành viên tham gia thị trường phải được bình đẳng trong quan hệ.

Đối với chính sách tỷ giá, các quốc gia có thể lựa chọn chính sách tỷ giá tùy thuộc vào mục tiêu cần đạt được từng thời kỳ, chẳng hạn trong giai đoạn lạm phát chính sách tỷ giá sẽ đánh giá theo giá trị thực và khơng có tỷ lệ phá giá đồng tiền nội địa. Vì vậy, sự lựa chọn và áp dụng linh hoạt chính sách tỷ giá hối đối sẽ kích thích phát triển kinh tế, xã hội.

Với điều kiện Việt Nam là quốc gia đang trong giai đoạn chuyển đổi, mở cửa, cần phải học hỏi kinh nghiệm phát triển TTNTLNH từ nhiều quốc gia khác nhau, từ đó ta có thể rút kinh nghiệm thực tế để tìm ra hướng đi phù hợp với Việt Nam để hồn thiện và phát triển TTNTLNH.

47

CHƯƠNG 2

THỰC TRẠNG THỊ TRƯỜNG NGOẠI TỆ LIÊN NGÂN HÀNG VIỆT NAM

2.1. QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH 2.1.1. Giai đoạn trước năm 1991

Đây là thời kỳ nền kinh tế mang tính kế hoạch hóa tập trung, nhà nước can thiệp vào mọi mặt kinh tế, xã hội và hoạch định ra chính sách vi mơ, vĩ mơ. Nền kinh tế đóng cửa, hướng nội, mọi quan hệ thông qua hệ thống độc quyền Nhà nước.

Cơ chế tỷ giá cố định, mang tính áp đặt khơng theo quy luật cung, cầu thị trường. Đồng Việt Nam được định giá cao so với ngoại tệ và tác động xấu đến hoạt động xuất khẩu, cán cân thương mại thâm hụt nặng nề.

Theo Nghị định 53/HĐBT ngày 26/3/1988, cho phép tách hệ thống ngân hàng Việt Nam từ một cấp thành hai cấp: Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNNVN) và hệ thống ngân hàng chuyên doanh. Trong đó NHNNVN thực hiện chức năng quản lý vĩ mơ, ban hành chính sách tiền tệ, tín dụng và ngân hàng; Ngân hàng chuyên doanh thực hiện chức năng kinh doanh tiền tệ, tín dụng. Khi đó, Ngân hàng Ngoại thương là ngân hàng duy nhất được hoạt động kinh doanh ngoại hối, thanh toán quốc tế và mở tài khoản ngoại tệ tại nước ngoài trong thời gian dài.

Sau khi có nghị định số 161/HĐBT về “Điều lệ quản lý ngoại hối” của nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam ban hành kèm thông tư hướng dẫn số 33, với nội dung: ngoài Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam là cơ quan được phép kinh doanh ngoại hối thì các ngân hàng chuyên doanh khác, ngân hàng liên doanh với nước ngoài, chi nhánh ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam, các tổ chức muốn kinh doanh ngoại hối hoặc dịch vụ thu ngoại tệ muốn

48

thực hiện dịch vụ trên phải được sự cho phép của NHNNTW, đây cũng là khung pháp lý tiền đề cho phép thị trường ngoại tệ liên ngân hàng hình thành, tạo ra một mơi trường chứa đựng các yếu tố cạnh tranh thị trường.

Nhưng về tỷ giá, Việt Nam vẫn duy trì chính sách tỷ giá cơng bố chính thức, tỷ giá mua bán của các ngân hàng trên cơ sở tỷ giá chính thức cộng trừ 5% và chênh lệch giữa tỷ giá mua bán quy định là 0,5% vì vậy, tỷ giá vẫn khơng sát với thực tế và đã hình thành thị trường ngoại tệ ngầm ngồi thị trường chính thức.

Kết luận: đây là thời kỳ chưa có TTNTLNH

2.1.2. Giai đoạn 1991 - 1994

Trong giai đoạn này nền kinh tế nước ta đang tiếp tục chuyển đổi sang cơ chế thị trường. Đứng trước tình hình thị trường các nước XHCN đang thu hẹp, đồng tiền sử dụng trong thanh toán quốc tế được sử dụng bằng các ngoại tệ tự do chuyển đổi. Cán cân vãng lai và cán cân thương mại Việt Nam thâm hụt nặng nề, Chính phủ đã thành lập “Quỹ điều hòa ngoại tệ” tại NHNNVN để đáp ứng nhu cầu thiết yếu về ngoại tệ của nền kinh tế trong những giai đoạn đầu cịn khó khăn và can thiệp nhằm bình ổn thị trường ngoại hối. Năm 1991 cũng là năm đánh dấu mốc hình thành cho thị trường ngoại hối Việt Nam đó là việc Thống đốc NHNN đã ra quyết định số 107-NH/QĐ ngày 16/8/1991 về việc ban hành quy chế hoạt động của Trung tâm giao dịch ngoại tệ. Trên cơ sở đó, hai trung tâm giao dịch ngoại tệ đã được thành lập và đi vào hoạt động tại TP Hồ Chí Minh và Hà Nội. Nội dung Quy chế hoạt động như sau:

Nhằm hình thành một thị trường ngoại tệ có tổ chức ở Việt Nam. Thơng qua hai trung tâm, NHNNVN có thể nắm bắt thực tế về cung cầu ngoại tệ, đồng thời tăng cường công tác giám sát quản lý vĩ mô của Nhà nước về tiền tệ:

49

- Thành viên tham gia:

a. Các ngân hàng được phép kinh doanh ngoại hối;

b. Các to chức xuất nhập khẩu kinh doanh trực tiếp với nước ngoài; các to chức, đơn vị kinh doanh dịch vụ thu ngoại tệ;

c. Ngân hàng Nhà nước TW. -Tổ chức của Trung tâm:

a. Do một Ban điều hành lãnh đạo, gồm ba đại diện của NHNNVN và bốn đại diện của các ngân hàng được phép kinh doanh ngoại tệ;

b. Chủ tịch Ban điều hành là đại diện của NHNNVN c. Ban điều hành do Thống đốc NHNNVN chỉ định.

d. Ban điều hành chịu trách nhiệm giám sát việc tổ chức thực hiện phiên giao dịch thông qua Tổ nghiệp vụ thị trường.

- Mục đích giao dịch tại Trung tâm a. Đối với NHNN

Mua, bán ngoại tệ theo yêu cầu Nhà nước; Tăng quỹ dự trữ ngoại tệ quốc tế và can thiệp thị trường.

b. Đối với các Ngân hàng

Đáp ứng nhu cầu mua, bán ngoại tệ của khách hàng c. Đối với các đơn vị tổ chức:

Bán ngoại tệ để đáp ứng nhu cầu VND; Mua ngoại tệ đế đáp ứng nhu cầu thanh tốn nước ngồi (chỉ mua ngoại tệ để sử dụng cho các khoản thanh tốn phát sinh trong vịng 7 ngày kể từ ngày mua ngoại tệ).

- Thời gian giao dịch: tổ chức đấu giá vào 14 giờ thứ Ba và thứ Sáu hàng

Một phần của tài liệu 1366 thị trường ngoại tệ liên NH việt nam thực trạng và giải pháp luận văn thạc sĩ kinh tế (Trang 50)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(104 trang)
w