về khung pháp lý:
Cịn có sự chồng chéo nội dung điều chỉnh giữa các quy định, quy chế như trường hợp quyết định 101/1999/QĐ-NHNN13 ngày 26/3/1999 về việc quy chế hoạt động của thị trường ngoại tệ liên ngân hàng và quyết định Số 1452/2004/QĐ-NHNN ngày 10/11/2004 đã quy định chồng chéo về mặt nghiệp vụ, thời gian giao dịch, phương tiện giao dịch, đối tượng giao dịch các nghiệp ngoại hối.
về quy định thành viên tham gia TTNTLNH
Theo quy định hiện hành, các ngân hàng được cấp phép giao dịch hối đối và sau khi hồn tất các thủ tục theo quy định số 101/1999/QĐ-NHNN13 ngày 26/3/1999 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam: “Các tổ chức tín dụng phải làm đơn xin gia nhập Thị trường ngoại tệ liên ngân hàng gửi Ngân hàng Nhà nước (Sở giao dịch)” và sẽ được phép giao dịch hối đoái với NHNNVN. Như vậy, các TCTD đã được cấp phép giao dịch hối đối mặc dù đã có giấy phép nhưng vẫn phải đề nghị cấp chứng nhận để giao dịch trên thị trường để giao dịch được với ngân hàng nhà nước. Nảy sinh tình trạng giấy phép con, gây ra chậm trễ và dễ vi phạm quy định trên thị trường vì trên thực tế, một số TCTD chưa giao dịch mua, bán ngoại tệ với Ngân hàng Nhà nước vẫn thực hiện giao dịch với các tổ chức đối tác khác sẽ vi phạm quy định và quy định trên làm tăng thêm thủ tục hành chính.
Nghiệp vụ trên TTNTLNH
Sự phát triển các cơng cụ nghiệp vụ trên TTNTLNH là do yêu cầu tất yếu của thị trường, mặc dù khung pháp lý đã hình thành nhưng hiểu biết và
69
trình độ của các khách hàng của các TCTD cịn có hạn chế.
Thị trường các cơng cụ tài chính phái sinh đã hình thành ở Việt Nam, tuy nhiên còn rất nhỏ bé và chưa phổ biến, hiện đang trên TTNTLNH đang sử dụng các nghiệp vụ giao ngay, kỳ hạn, hoán đổi, tiền gửi & tiền vay. Trong đó doanh số giao dịch lớn nhất vẫn là nghiệp vụ cơ bản giao ngay. Nguyên nhân chủ yếu của tình trạng này là do mức độ phát triển của thị trường ngoại hối, tiền tệ, thị trường vốn còn thấp, trên thị trường còn thiếu vắng các nhà đầu tư am hiểu về lợi ích cũng như kỹ thuật tính tốn lợi nhuận từ các loại nghiệp vụ này. Sự kém phát triển của thị trường phái sinh là một thách thức không nhỏ trong quá trình hội nhập và mở cửa thị trường tài chính ở Việt Nam. Khi mà rủi ro ln là bạn đường của các nhà đầu tư và ngày càng gia tăng trong quá trình hội nhập, thì phát triển thị trường các nghiệp vụ phái sinh được xem như lá chắn quan trọng để hạn chế rủi ro thị trường đối với những nhà đầu tư.
Đối với các nghiệp vụ phái sinh được hình thành và theo thơng lệ giao dịch, các nghiệp vụ này về bản chất là các hợp đồng thương mại được ký kết giữa các ngân hàng với nhau, giữa các ngân hàng với khách hàng. Vì vậy, việc quy định và ra các chế tài liên quan đến các nghiệp vụ cần phải sát với thực tế thị trường.
về tỷ giá và cơ chế tỷ giá:
Giữa tỷ giá công bố của NHNNVN và tỷ giá thị trường tự do cịn có sự khác biệt lớn do có những thời kỳ cơ chế tỷ giá của NHTW phục vụ mục tiêu chính sách tiền tệ, chẳng hạn như chống lạm phát, ngăn ngừa suy giảm kinh tế...
Việc điều hành theo cơ chế tỷ giá hiện tại cịn có hạn chế: + Thị trường ngoại tệ phi chính thức cịn tồn tại
+ Chưa khắc phục được triệt để tình trạng mất cân đối cung cầu ngoại tệ trong nền kinh tế và sức ép vượt ra ngoài biên độ tỷ giá của đồng bản tệ, vì
70
vậy trong một số thời điểm tình trạng khó khăn về thanh khoản ngoại tệ hoặc dư thừa ngoại tệ của hệ thống ngân hàng, khó khăn trong việc bán hoặc tiếp cận ngoại tệ của các doanh nghiệp vẫn xảy ra.
Nguyên nhân là do khả năng can thiệp ngoại tệ của NHNN còn hạn chế do Dự trữ ngoại hối nhà nước có hạn, ngồi ra, hiệu quả của việc điều tiết thị trường ngoại hối cũng bị hạn chế một phần do buộc phải có sự lựa chọn, đánh đổi, ưu tiên để phục vụ mục tiêu ổn định tổng thể kinh tế vĩ mơ.
+ Khó ứng dụng các lý thuyết tỷ giá để đánh giá do có sự can thiệp điều tiết của nhà nước cho các mục tiêu vĩ mô tổng thể.
+ Trong một số thời điểm, cơ chế điều tiết tỷ giá của NHNN còn tạo kỳ vọng tỷ giá chưa hợp lý trên thị trường, phần nào tác động tới tâm lý găm giữ ngoại tệ của các chủ thể tham gia thị trường.
Nhìn chung, mặc dù cịn bộc lộ hạn chế, nhưng cơ chế tỷ giá linh hoạt có điều tiết thơng qua cơng cụ tỷ giá trung tâm và biên độ tỷ giá vẫn là cần thiết và là lựa chọn hợp lý trong điều kiện nền kinh tế Việt Nam hiện nay, là bước đi thích hợp tiến tới cơ chế tỷ giá linh hoạt hơn, nhất là trong bối cảnh khủng hoảng kinh tế, tài chính tồn cầu.
Ket luận Chương 2
Thị trường ngoại tệ liên ngân hàng Việt Nam trong những năm gần đây đã có những chuyển biến tích cực, góp phần khơng nhỏ vào sự phát triển của nền kinh tế nước ta. Với số lượng thành viên TTNTLNH năm 2007 chỉ có 69, đến năm 2009 số lượng đã lên tới 83 và còn tiếp tục mở rộng. Khung pháp lý và cấu trúc thị trường cũng đang dần được hoàn thiện theo hướng hội nhập với các tiêu chuẩn quốc tế và thông lệ thị trường. Doanh số giao dịch trên thị TTNTLNH trong thời gian qua còn thấp, các nghiệp vụ phái sinh chưa được sử dụng rộng rãi vì hiểu biết, kinh nghiệm sử dụng các nghiệp vụ để phòng
71
ngừa rủi ro của các doanh nghiệp, cá nhân cịn hạn chế, chính vì thế các ngân hàng phải đi tạo ra hàng hóa và hướng dẫn, tiếp thị các hàng hóa đó trên thị trường để thị trường thấy được lợi ích, chấp nhận sử dụng. về vấn đề này NHNN và các NHTMQD phải là những người đi tiên phong có tính chất hướng dẫn thị trường, làm cho thị trường quen thuộc với các sản phẩm và có các chính sách kích thích phát triển thị trường. Về cơ chế tỷ giá của NHNN cho tới đầu năm 2010 đã bình ổn được TTNTLNH và góp phần tạo nền tảng cho các hoạt động kinh tế, nhưng về lâu dài chính sách tỷ giá phải đảm bảo triệt tiêu thị trường phi chính thức và tiến tới tự do hóa tỷ giá.
72
CHƯƠNG 3
GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN VÀ PHÁT TRIỂN
THỊ TRƯỜNG NGOẠI TỆ LIÊN NGÂN HÀNG VIỆT NAM
3.1. ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNG NGOẠI TỆ LIÊN NGÂN HÀNG VIỆT NAM
3.1.1. Môi trường kinh tế thế giới
Cuộc khủng hoảng tài chính bắt nguồn từ Mỹ, bùng no từ ngày 15/9/2008 đã lan rộng, trở thành khủng hoảng tài chính trên phạm vi tồn cầu. Cho đến nay, Mỹ và châu Âu bị ảnh hưởng nặng nề nhất; riêng Mỹ, IMF đã nâng mức dự báo về những thiệt hại do cuộc khủng hoảng tài chính Mỹ gây ra lên đến 1.400 tỷ USD. Một số nước khác có thị trường vốn liên thơng với Mỹ và châu Âu chịu ảnh hưởng trực tiếp; thị trường tài chính các nước châu Á và Nam Mỹ cũng bị ảnh hưởng nhưng mức độ chưa lớn.
Sau cuộc khủng hoảng tài chính tồn cầu năm 2008, trong bối cảnh tình hình trong nước và quốc tế có những diễn biến phức tạp, nền kinh tế nước ta đã bị những tác động khơng nhỏ, gây khơng ít khó khăn ảnh hưởng đến tốc độ tăng trưởng kinh tế và hậu quả của nó cịn kéo dài. Trong năm 2009, khi nền kinh tế thế giới chưa thốt khỏi suy thối, các quốc gia đang phải có các chính sách tiền tệ, tài khóa tích cực để phục hồi kinh tế. Việt Nam cũng khơng thể nằm ngồi xu hướng đó, đây cũng là thời kỳ chống suy giảm kinh tế của nước ta, một năm đầy biến động và khó khăn. Đầu năm 2010, khi các quốc gia trên thế giới vừa thốt khỏi suy thối, tình hình phục hồi và tăng trưởng kinh tế vẫn chưa On định, sự kiện cuộc khủng hoảng nợ Hy Lạp tác động mạnh mẽ đến tồn bộ khối đồng tiền chung Châu Âu và có nguy cơ lan rộng tồn cầu, tác động mạnh mẽ đến sự phát triển kinh tế thế giới. Trước tình hình trên, một số nhà phân tích kinh tế và thị trường dự báo năm 2010 - 2011 sẽ chỉ là sự
73
khởi đầu phục hồi nền kinh tế thế giới và sẽ cịn nhiều khó khăn, thách thức phía trước.
3.1.2. Cơ hội và thách thức của Thị trường ngoại tệ liên ngân hàng Việt Nam trong giai đoạn hiện nay
3.1.2.1. Cơ hội
- Môi trường kinh tế xã hội của Việt Nam được đánh giá là ổn định trong khu vực Châu Á.
- Hệ thống Ngân hàng ngày càng phát triển và đa dạng loại hình đầu tư, đặc biệt có sự tham gia của các ngân hàng nước ngoài, liên doanh với nước ngoài... tiềm năng phát triển thị trường rất lớn.
- Hội nhập quốc tế sẽ nâng cao tính cạnh tranh và kỷ luật thị trường trong hoạt động ngân hàng sẽ khuyến khích tạo ra những TCTD có quy mơ lớn, tài chính lành mạnh và kinh doanh hiệu quả, các TCTD kinh doanh yếu kém sẽ bị đào thải hoặc phải vươn lên, nếu muốn tồn tại.
- Hội nhập cũng sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho các TCTD trong nước thâm nhập vào thị trường quốc tế, mở ra cơ hội cho ngành NH thực hiện các cuộc trao đổi, hợp tác quốc tế trong các lĩnh vực quản lý kinh doanh, dịch vụ và phát triển các sản phẩm dịch vụ ngân hàng mới. Vì thế uy tín và vị thế của hệ thống NHVN sẽ được nâng lên, ít nhất là trên thị trường khu vực. Điều này thực sự tạo cho hệ thống NHVN nói chung và các NHTMCP nói riêng nhiều cơ hội để từng bước nâng cao hiệu quả điều hành và phát triển vững mạnh. - Tranh thủ nguồn vốn đầu tư, cơng nghệ nước ngồi.
- Thị trường tài chính sẽ cạnh tranh và phát triển nhanh, sản phẩm ngân hàng ngày càng được sử dụng đa dạng. Như vậy hệ thống ngân hàng VN sẽ phải nâng cao năng lực cạnh tranh tự đổi mới hoạt động.
- Cơ hội học hỏi và tìm hiểu kinh nghiệm của các quốc gia khác để phát triển bền vững TTNTLNH.
74
- Cơ hội để đào tạo và mở rộng nguồn nhân lực hoạt động ngân hàng từ nguồn lực của các quốc gia khác.
3.1.2.2. Thách thức
- Do vị thế đặc biệt của Mỹ và Châu Âu là những trung tâm tài chính lớn của thế giới, là các nhà đầu tư hàng đầu vào Việt Nam, cũng là nơi có lượng Việt kiều đông trên thế giới, nên xét về mặt tổng thể, khủng hoảng tài chính tại Mỹ và Châu Âu cũng ảnh hưởng nhất định đến nền kinh tế Việt Nam, về các mặt như:
Xuất khẩu giảm sẽ dẫn tới nguồn thu ngoại tệ giảm;
Về nguồn kiều hối từ Mỹ và các quốc gia có khủng hoảng sẽ giảm khi thu nhập Việt Kiều tại các quốc gia giảm;
Nguồn vốn đầu tư nước ngồi, nguồn tín dụng trên thị trường tài chính quốc tế bị thu hẹp do các nhà đầu tư nước ngồi gặp khó khăn về tài chính và cả sự thận trọng hơn khi đưa ra những quyết định đầu tư. Điều này làm cho hoạt động đầu tư trực tiếp và gián tiếp suy giảm trên phạm vi toàn cầu và Việt Nam không phải ngoại lệ;
Giá xăng dầu, các nguyên vật liệu đầu vào và hàng hóa tiêu dùng nhập khẩu có xu hướng biến động khó dự báo sẽ tác động đến lạm phát; Cuộc khủng hoảng tài chính cịn gây ra tác động khác đến khu vực thị trường chứng khốn.
- Trình độ về quản lý, nghiệp vụ cán bộ Ngân hàng trong nước còn hạn chế, chưa trải qua kinh nghiệm thực tế về ứng dụng và nghiệp vụ ngân hàng tiên tiến.
- Tăng sức ép cạnh tranh về mặt nghiệp vụ, công nghệ, dịch vụ giữa thị trường trong nước và quốc tế, vì khi mở cửa thị trường đồng nghĩa với việc Việt Nam phải chấp nhận luật chơi chung, bình đẳng áp dụng cho tất cả các nước, như vậy các Ngân hàng Việt Nam sẽ phải chịu sự cạnh tranh mạnh mẽ
75
từ các Ngân hàng nước ngoài.
- Nguồn vốn của các ngân hàng trong nước còn tương đối thấp so với các ngân hàng nước ngoài, hoạt động các ngân hàng trong nước chưa được mở rộng ra nước ngồi và có kinh nghiệm cạnh tranh tại các nước khác.
- Khi nền kinh tế hội nhập, chính sách tiền tệ, tài chính sẽ giảm tính độc lập và chúng ta chỉ có thể đạt được cùng một lúc tối đa hai mục tiêu. Như vậy, tự do hoá cán cân vốn đồng nghĩa với việc NHTW phải từ bỏ một trong hai mục tiêu: (1) cố định tỷ giá hoặc neo giữ tỷ giá ở một mức độ ổn định tương đối; (2) độc lập trong chính sách tiền tệ, trong đó có mục tiêu lạm phát, lãi suất.
3.1.3. Định hướng hoàn thiện, phát triển TTNTLNH Việt Nam
Trong bối cảnh các quốc gia trên thế giới đang trong giai đoạn phục hồi kinh tế, tốc độ tăng trưởng kinh tế không ổn định, nguy cơ khủng hoảng nợ tại Châu Âu lan rộng cịn là vấn đề nóng của thế giới. Biến động giá trị các đồng tiền bất thường, nền kinh tế nước ta đang trong thời kỳ hội nhập với kinh tế thế giới và các ngân hàng cũng cần phải có các định hướng thích hợp để tiến tới hội nhập và hoạt động của TTNTLNH cũng phải có các bước đi tiến tới thị trường tồn cầu:
- Tiến tới hội nhập thị trường liên ngân hàng quốc tế, từng bước nâng cao vị thế đồng tiền Việt Nam, đưa VND trở thành đồng tiền tự do chuyển đổi.
- Xóa bỏ thị trường ngoại tệ phi chính thức thơng qua cơ chế điều hành tỷ giá và biện pháp chế tài quản lý ngoại hối.
- Hoàn thiện và phát triển TTNTLNH để tiến tới tỷ giá phản ánh đúng cung cầu ngoại tệ của nền kinh tế. hướng tới tự do hóa tỷ giá.
- Ban hành và hoàn thiện khung pháp lý cho các hoạt động nghiệp vụ ngoại hối trên thị trường.
- Đa dạng hóa các cơng cụ nghiệp vụ trên TTNTLNH
76
theo nhu cầu thị trường.
- Hiện đại hóa và đoi mới trang thiết bị, đào tạo cán bộ để kịp thời tiến tới hội nhập quốc tế.
- Ngân hàng Trung ương thực hiện đúng chức năng vừa là người tham gia, vừa là chủ thể quản lý và điều tiết thị trường, như vậy các biện pháp nâng quỹ dự trữ ngoại hối nhằm đáp ứng yêu cầu can thiệp thị trường trong trường hợp cần thiết là một yêu cầu tất yếu trong thời gian tới.
- Triển khai các phương án thúc đẩy sự phát triển TTNTLNH thông qua các dịch vụ môi giới, các hệ thống cung cấp thông tin, tạo điều kiện cho các ngân hàng, TCTD vừa và nhỏ có thể tham gia mua, bán trên thị trường.
- Nghiên cứu phát triển hệ thống thanh tốn, các cơng cụ hỗ trợ thanh tốn cho các nghiệp vụ ngoại hối để đáp ứng hoạt động của TTNTLNH.
- Tổ chức lại các ngân hàng thương mại Nhà nước. Trước hết, thay đổi cơ chế tài chính trong các ngân hàng này theo hướng hạch toán độc lập giữa các chi nhánh với nhau và với Hội sở chính. Tiếp theo đó, tiến hành cổ phần hố các ngân hàng thương mại Nhà nước. Với giải pháp này thì số lượng các chủ thể tham gia trên thị trường sẽ không chỉ tăng lên về mặt số lượng mà còn khẳng định ý nghĩa thực sự của các giao dịch. Sau khi các chi nhánh của các ngân hàng thương mại được hạch toán kinh doanh độc lập, sẽ khơng cịn trơng chờ