Chỉ tiêu số lượng DNNVV có quan hệ tín dụng với ngân hàng

Một phần của tài liệu 1394 tín dụng doanh nghiệp nhỏ và vừa tại NHTM CP ngoại thương việt nam chi nhánh hoàn kiếm trong bối cảnh hiện nay luận văn thạc sĩ kinh tế (Trang 30)

Chỉ tiêu này cho biết sự gia tăng hoặc giảm sút các DNNVV có quan hệ tín dụng ngân hàng. Đây cũng là một chỉ tiêu phản ánh khả năng mở rộng tín dụng của ngân hàng đối với DNNVV. Số lượng DNNVV gia tăng cho thấy khả năng mở rộng, phát triển khách hàng của chi nhánh ngày càng tốt. Số lượng DNNVV ngày càng tăng cũng cho thấy chất lượng phục vụ khách hàng của chi nhánh ngày càng được nâng cao. Các doanh nghiệp có quan hệ với VCB Hoàn Kiếm nếu được phục vụ tốt sẽ giới thiệu các khách hàng, các doanh nghiệp tốt cho chi nhánh.

Số lượng DNNVV có quan hệ với chi nhánh ngày càng tăng lên, ngoài việc giúp tăng dư nợ, chi nhánh sẽ tăng được thu nhập từ việc cung cấp các

dịch vụ khác như thanh toán trong và ngoài nước, đổ lương qua tài khoản, phát hành thẻ tín dụng, thẻ thanh toán, thẻ ghi nợ nội địa...

1.3.2. Chỉ tiêu dư nợ tín dụng đối với DNNVV

Dư nợ tín dụng là số tiền mà Ngân hàng hiện đang cho khách hàng vay tính đến thời điểm xác định. Đây là chỉ tiêu mang tính chất tích lũy qua các thời kì. Ngân hàng tính lãi cho vay cũng dựa trên dư nợ tín dụng tới thời điểm tính lãi, tức lợi nhuận của ngân hàng có được từ hoạt động cho vay ( lợi nhuận từ lãi vay) trong kì có được phụ thuộc vào dư nợ tín dụng của ngân hàng với doanh nghiệp đó. Vì vậy, số dư nợ tín dụng càng lớn và dư nợ kì sau lớn hơn kì trước là biểu hiện phản ánh mức độ mở rộng cho vay của Ngân hàng với DNNVV đang tăng lên. Dư nợ tín dụng tại một thời điểm nhất định cho biết quy mô tín dụng của Ngân hàng tại thời điểm đó.

* Mức tăng dư nợ tín dụng

-V r = ^ʌ' J - ɪ^ʌ' J - 1

Trong đó:

+ ∕√- -: là mức tăng dư nợ tín dụng đối với DNNVV + T - : là dư nợ tín dụng năm t của DNNVV

+ D V : là dư nợ tín dụng năm t-1 của DNNVV.

Ý nghĩa: Chỉ tiêu này cho thấy sự gia tăng tuyệt đối của dư nợ tín dụng: + Nếu N- ■ ■ > 0 thì có nghĩa Ngân hàng đã mở rộng tín dụng đối với DNNVV.

+ Nếu N--; < 0 có nghĩa là Ngân hàng đã thực hiện thu hẹp tín dụng đối với DNNVV.

* Tốc độ tăng trưởng dư nợ tín dụng

,∏.>jy < *100%

Ý nghĩa: Chỉ tiêu cho biết tốc độ tăng dư nợ tín dụng của ngân hàng cho DNNVV năm nay so với năm trước thay đổi bao nhiêu phần trăm.

* Tỷ trọng dư nợ tín dụng

TTr1V = * 100%

Trong đó:

+ TV- -: là mức dư nợ tín dụng đối với DNNVV + DN: là tổng dư nợ của Ngân hàng.

Ý nghĩa: Chỉ tiêu phản ánh dư nợ tín dụng của khối DNNVV chiếm bao nhiêu phần trăm trong tổng dư nợ của Ngân hàng. Nếu tỷ trọng này tăng tức là Ngân hàng đang tiến hành mở rộng tín dụng với DNNVV.

1.3.3. Chỉ tiêu tỷ lệ nợ quá hạn và nợ xấu

Dư nợ quá hạn DNNVV

- Tỷ lệ nợ quá hạn =---x 100% đối với DNNVV Tổng dư nợ tín dụng DNNVV

Chỉ tiêu tỷ lệ nợ quá hạn là một trong những chỉ tiêu quan trọng để đánh giá chất lượng tín dụng của ngân hàng, nó phản ảnh những rủi ro tín dụng mà ngân hàng phải đối mặt. Nhìn vào tỷ lệ nợ quá hạn ta có thể đánh giá được một phần chất lượng tín dụng của ngân hàng. Nếu chỉ tiêu này cao, ngân hàng sẽ bị đánh giá là có chất lượng tín dụng thấp và ngược lại nếu chỉ tiêu này thấp ngân hàng sẽ được đánh giá là có chất lượng tín dung cao. Tuy nhiên, nợ quá hạn là một vấn đề khó tránh khỏi trong hoạt động tín dụng ngân hàng. Do đó điều quan trọng là ngân hàng cần duy trì tỷ lệ nợ quá hạn ở mức thấp nhất là có thể chấp nhận được.

Dư nợ xấu DNNVV

- Tỷ lệ nợ xấu =---x 100%

Theo quyết định số 493/2005/QĐ-NHNN ngày 22/4/2005 của Ngân hàng Nhà nước thì nợ xấu là nợ từ nhóm 3 đến nhóm 5 và tỷ lệ nợ xấu trên tổng dư nợ là tỷ lệ đánh giá chất lượng tín dụng của tổ chức tín dụng. Chỉ tiêu này cao hay thấp cho thấy được mức độ an toàn tín dụng của ngân hàng .

Đối với trường hợp doanh nghiệp có nhiều hơn một khoản nợ với tổ chức tín dụng mà có bất kỳ khoản nợ bị chuyển sang nhóm nợ rủi ro cao hơn thì tổ chức tín dụng bắt buộc phải phân loại các khoản nợ còn lại của doanh nghiệp đó vào các nhóm nợ rủi ro cao hơn tương ứng với mức độ rủi ro.

Dư nợ xấu DNNVV

- Tỷ lệ nơ xấu =---x 100%

đối với DNNVV Tổng dư nợ xấu

1.3.4. Chỉ tiêu tỷ trọng thu nhập từ hoạt động tín dụng đối với DNNVV

TN từ hoạt động tín dụng DNNVV

Tỷ trọng thu nhập từ hoạt động =---x 100%

tín dụng Tổng thu nhập của ngân hàng

Chỉ tiêu này phản ánh phần trăm thu nhập tín dụng đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ trong tổng thu nhập của ngân hàng. Nó trực tiếp cho thấy hiệu quả của hoạt động tín dụng đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ và khả năng sinh lời từ hoạt động này. Tỷ trọng thu nhập từ hoạt động tín dụng đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ càng cao thì càng chứng tỏ chất lượng tín dụng đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ càng cao và ngược lại.

1.4. Các nhân tố ảnh hưởng tới hoạt động tín dụng đối với DNNVV củaNgân hàng thương mại. Ngân hàng thương mại.

1.4.1. Nhóm các nhân tố thuộc về ngân hàng 1.4.1.1. Chinh sách của ngân hàng

Hoạt động tín dụng là hoạt động bao trùm của ngân hàng. Với tầm quan trọng và qui mô lớn, hoạt động này phải được thực hiện theo một chính sách rõ ràng. Chính sách tín dụng là kim chỉ nam đảm bảo cho hoạt động tín dụng đi đúng hướng, quyết định sự thành công hay thất bại của ngân hàng. Một chính sách tín dụng đúng đắn, đồng bộ và đầy đủ sẽ xây dựng phương hướng cho cán bộ tín dụng khi thực hiện nhiệm vụ của mình, hạn chế rủi ro. Ngược lại, một chính sách tín dụng không thống nhất và đồng bộ sẽ gây các quyết định sai lệch cho cán bộ tín dụng, rủi ro lớn vì không cấp đúng đối tượng. Chính sách tín dụng của mỗi ngân hàng là khác nhau và thay đổi theo từng thời kỳ. Chính sách tín dụng bao gồm:

V Chính sách khách hàng:

Khách hàng của ngân hàng thì rất đa dạng và phong phú, không phân biệt loại hình kinh doanh, đối tượng. Phân loại khách hàng có ý nghĩa rất quan trọng đối với ngân hàng. Ngân hàng có thể phân loại khách hàng truyền thống, khách hàng quan trọng và khách hàng khác. Đối với loại khách hàng quan trọng và truyền thống, ngân hàng thường cho hưởng ưu đãi hơn so với các khách hàng khác như: lãi suất thấp, dịch vụ kèm theo... Ngoài ra, ngân hàng cũng nên thường xuyên chấm điểm tín dụng đối với khách hàng nhằm xác định doanh nghiệp tốt hay không tốt, từ đó có kế hoạch quan hệ tín dụng lâu dài hay không.

V Quy định về tài sản đảm bảo ( TSĐB):

Ngân hàng có thể tài trợ cho doanh nghiệp bằng uy tín của mình đối với các khách hàng quan trọng và truyền thống. Còn đối với khách hàng khác, ngân hàng thường yêu cầu có TSĐB khi họ có nhu cầu vay vốn ngân hàng nhằm hạn chế bớt các thiệt hại cho ngân hàng khi khách hàng có khó khăn

không trả được nợ. Chính sách đảm bảo bao gồm các loại TSĐB cho mỗi loại hình tín dụng, tỷ lệ % cho vay trên TSĐB, định giá và quản lý TSĐB... Chính sách TSĐB ảnh hưởng rất lớn đến mở rộng tín dụng của ngân hàng, đặc biệt là cho các DNNVV - hầu hết các TSĐB có giá trị nhỏ, không đáp ứng được yêu cầu của ngân hàng.

V Chính sách lãi suất:

Lãi suất là chi phí của việc sử dụng vốn. Ngân hàng cần linh hoạt trong việc xác định lãi suất tuỳ thuộc vào từng khách hàng, thời hạn vay, loại tiền, qui mô tín dụng. Chính sách lãi suất là nhân tố ảnh hưởng tới mở rộng tín dụng đối với DNNVV của ngân hàng, bởi lẽ, nếu lãi suất thấp sẽ khuyến khích doanh nghiệp sử dụng tín dụng ngân hàng và ngược lại.

1.4.1.2. Quy trình tín dụng

Quy trình tín dụng bắt đầu từ khi tiếp nhận hồ sơ đến khi thu hồi nợ vay. Việc thực hiện quy trình này như thế nào sẽ ảnh hưởng trực tiếp tới hiệu quả của việc cho vay. Quy trình tín dụng gồm rất nhiều khâu, nếu không được chấp hành một cách đúng đắn, chính xác nhịp nhàng thì rất dễ xảy ra rủi ro gây thất thoát vốn của ngân hàng, mặt khác quy trình này phải đảm bảo được tính thuận tiện, gọn nhẹ không gây khó khăn, mất thời gian cho khách hàng thì mới thu hút được đông đảo khách hàng tới vay vốn.

Trong quy trình tín dụng một khâu đặc biệt quan trọng quyết định tới hiệu quả công tác tín dụng đó chính là khâu thẩm định. Công việc này cần tiến hành một chặt chẽ, xác thực và hoàn thiện. Cán bộ TD khi tiến hành thẩm định không chỉ thu thập thông tin phân tích mà phải đi vào thực tế để kiểm tra. Kết quả của công tác thẩm định để đưa ra quyết định có cho vay hay không, kết quả thẩm định càng chính xác bao nhiêu thì hiệu quả cho vay càng cao bấy nhiêu. Đi đôi với việc mở rộng cho vay ngân hàng cần phải nâng cao chất lượng thẩm định.

1.4.1.3. Trinh độ cán bộ tín dụng

Nhân tố con người là nhân tố trọng tâm trong mọi hoạt động, con người là yếu tố quyết định tới sự thành công hay thất bại trong quản lý vốn tín dụng cũng như trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng. Thực tế cho thấy một trong những vấn đề có tính quyết định tới chất lượng TD cao hay thấp phụ thuộc khá nhiều từ việc hoạch định các chủ trương, chính sách tới việc thẩm định dự án, xét duyệt hồ sơ, kiểm tra việc sử dụng vốn, thu đòi nợ... của ngân hàng mà nhân tố con người là không thể thiếu được. Trình độ chuyên môn của cán bộ tín dụng là nhân tố ảnh hưởng trực tiếp tới kết quả của những khoản vay ngân hàng, từ đó quyết định tới chất lượng tín dụng ngân hàng. Trình độ chuyên môn của cán bộ ngân hàng được thể hiện qua khả năng hiểu biết về nghiệp vụ tín dụng, kỹ năng làm việc nhanh và có hiệu quả, khả năng phán đoán được các tình huống, kinh nghiệm làm việc... Ngoài ra cán bộ TD cần phải có kiến thức về quản trị kinh doanh, kinh tế học, kiến thức tài chính- kế toán... Một các bộ tín dụng có trình độ chuyên môn cao được thể hiện qua kết quả làm việc và đặc biệt là qua các quyết định chính xác khi tiếp cận với mỗi nghiệp vụ phát sinh.

Chất lượng cán bộ là "cơ sở vật chất " để thực hiện những kế hoạch kinh doanh trong cơ chế thị trường xuyên thay đổi và có nhiều biến động như hiện nay. Do vậy trong quá trình tuyển chọn cán bộ ngân hàng cần phải ưu đãi những người có tư cách đạo đức tốt, giỏi chuyên môn nghiệp vụ, năng động sáng tạo. Trong quá trình hoạt động thường xuyên tiến hành đào tạo và đào tạo lại cán bộ để năng cao chất lượng cán bộ, đảm bảo quá trình thực thi nhiệm vụ được nhanh chóng, chính xác, linh hoạt trong xử lý những sai sót có thể xẩy ra.

Một ngân hàng có đội ngũ cán bộ được đào tạo với chất lượng, trình độ chuyên môn giỏi thì việc quản lý thực hiện các nghiệp vụ TD ngân hàng nói

riêng và các nghiệp vụ ngân hàng nói chung sẽ trở nên quy củ, có hệ thống và đạt hiệu quả cao hơn. Ngoài ra, nó còn giúp cho ngân hàng tránh được các rủi ro có thể xẩy ra.

1.4.1.4. Công tác thẩm định

Đây là bước rất quan trọng trong quy trình tín dụng, nếu làm tốt bước thẩm định này sẽ hạn chế được rất nhiều rủi ro cho ngân hàng. Nội dung thẩm định bao gồm:

a) Thẩm định về tư cách của khách hàng:

Thẩm định tư cách khách hàng: Trên cơ sở các hồ sơ do khách hàng cung cấp, Chuyên viên phân tích tín dụng có trách nhiệm tìm hiểu tư cách của khách hàng như có đủ năng lực dân sự, năng lực hành vi dân sự hay không, được thành lập và hoạt động có đúng quy định không, người đại diện pháp nhân đã đúng thẩm quyền chưa... và đối chiếu với các qui định của pháp luật hiện hành để xem xét khách hàng có đủ điều kiện kinh doanh và vay vốn hay không.

Đánh giá uy tín, năng lực và tư cách của người vay vốn hoặc người đại diện pháp nhân: cần tìm hiểu rõ về người vay vốn (hoặc người đại diện pháp nhân), về các khía cạnh: tư cách đạo đức, trình độ và kinh nghiệm quản lý, các chức vụ đã trải qua, tác phong lãnh đạo và uy tín trong quan hệ với các ngân hàng cũng như với các đối tác khác trong quá trình kinh doanh. Tuy nhiên việc tìm hiểu cần tiến hành khéo léo và tế nhị. Xem xét lịch sử hình thành và quá trình phát triển của doanh nghiệp để rút ra những điểm mạnh, điểm yếu của khách hàng.

b) Thẩm định về tình hình sản xuất kinh doanh:

Mục tiêu của phần thẩm định này là tìm hiểu và làm rõ các khía cạnh liên quan đến quá trình sản xuất, kinh doanh của khách hàng một cách đầy đủ nhất để từ đó có kết luận về tình hình sản xuất kinh doanh của khách hàng như lĩnh

vực kinh doanh có phù hợp với tình hình hiện tại và tương lai, chủng loại sản phẩm sản xuất hoặc dịch vụ dùng cho đối tượng tiêu thụ nào, khả năng phát triển thị trường và đối thủ cạnh tranh từ đó đánh giá khả năng tồn tại và phát triển của khách hàng để có quyết định cho việc cấp tín dụng một cách chính xác.

c) Phân tích tình hình tài chính:

Việc đánh giá khách hàng theo góc độ định tính là nhằm tìm hiểu ý muốn hoàn trả của người vay. Còn mục đích của việc phân tích tài chính của khách hàng là xem xét khả năng thực tế của doanh nghiệp về tiềm lực tài chính, trên cơ sở đó đánh giá được khả năng của khách hàng về nguồn vốn chủ sở hữu, nguồn vốn chiếm dụng và vốn vay, hàng hoá tồn kho, cơ cấu tài sản lưu động và cố định đến thời điểm hiện tại là phân tích định lượng, từ đó có kết luận về thực trạng khách hàng có khả năng hoàn trả nợ vay cho Ngân hàng hay không.

d) Thẩm định phương án sản xuất kinh doanh:

Mục đích của việc thẩm định phương án kinh doanh, hoặc kế hoạch sản xuất kinh doanh là nhằm đánh giá khách hàng có khả năng thực hiện được phương án sản xuất kinh doanh/kế hoạch kinh doanh hay không, phương thức

Một phần của tài liệu 1394 tín dụng doanh nghiệp nhỏ và vừa tại NHTM CP ngoại thương việt nam chi nhánh hoàn kiếm trong bối cảnh hiện nay luận văn thạc sĩ kinh tế (Trang 30)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(116 trang)
w