Nâng cao chất lượng thẩm định và xếp loại tín dụng khách hàng

Một phần của tài liệu 1394 tín dụng doanh nghiệp nhỏ và vừa tại NHTM CP ngoại thương việt nam chi nhánh hoàn kiếm trong bối cảnh hiện nay luận văn thạc sĩ kinh tế (Trang 95)

Thẩm định tín dụng là sử dụng các công cụ kỹ thuật phân tích nhằm kiểm tra, đánh giá mức độ tin cậy và rủi ro của một dự án mà khách hàng đã xuất trình để phục vụ cho việc ra quyết định tín dụng; công việc này nhằm phân tích và giúp nhà quản lý hiểu được tính chất khả thi thực sự của dự án về mặt kinh tế đứng trên góc độ của ngân hàng, từ đó giảm xác suất của hai loại sai lầm khi quyết định cho vay: (1) cho một dự án tồi và (2) từ chối cho vay một dự án tốt.

Chính vì vậy, xây dựng một quy trình thẩm định hợp lý, khoa học kết hợp với việc giải quyết đồng bộ, thực hiện nghiêm túc tất cả các khâu trong quy trình đó; tiến hành thẩm định khách hàng là DNNVV với sự toàn diện trong đánh giá cả về năng lực pháp lý, năng lực tài chính, năng lực kinh doanh sẽ đem lại một phán quyết tín dụng đúng đắn, góp phần nâng cao chất lượng tín dụng và hiệu quả kinh doanh cho chi nhánh Vietcombank Hoàn Kiếm năm 2010.

a, Một mặt, NHTMCP Ngoại thương Việt Nam - Chi nhánh Hoàn Kiếm cần có sự ứng dụng linh hoạt, phù hợp hơn nữa về việc áp dụng quy trình thẩm định tín dụng; so sánh phân loại hợp lý, tạo sự tinh giản cần thiết, tiết kiệm thời gian và chi phí cho doanh nghiệp trong hoạt động cho vay tín dụng DNNVV so với đối tượng khách hàng là doanh nghiệp lớn nhằm thúc đẩy quá trình tiếp xúc và sử dụng vốn tín dụng của các DNNVV này.

b, Mặt khác, các nhà quản trị ngân hàng của chi nhánh Hoàn Kiếm vẫn phải đảm bảo được việc xét duyệt chặt chẽ quy trình tín dụng: khách hàng phải đảm bảo đầy đủ các điều kiện vay vốn theo quy định cụ thể đối với từng loại cho vay để sẵn sàng thực hiện việc trả nợ gốc và lãi đúng hạn; phương án vay vốn của khách hàng phải hiệu quả, có tính khả thi; hồ sơ thủ tục vay vốn

phải đầy đủ hợp pháp theo chế độ quy định, nếu xảy ra tố tụng tranh chấp thì phải đảm bảo an toàn về mặt pháp lý và kinh tế cho ngân hàng.

- Thu thập thông tin chính xác, kịp thời: Đây là công việc quan trọng đầu tiên 1 cán bộ tín dụng dùng làm cơ sở để đánh giá khách hàng vay vốn. Trên lý thuyết, thông tin tín dụng có thể được ngân hàng thu thập từ nhiều nguồn khác nhau như: phỏng vấn trực tiếp khách hàng đến vay vốn hoặc thu thập qua các hồ sơ lưu trữ từ lần vay trước của khách hàng; thông qua các báo cáo tài chính, tình hình sản xuất kinh doanh, phương án sản xuất kinh doanh hoặc thông tin từ các cơ quan Nhà nước như Trung tâm thông tin tín dụng CICB hoặc các công ty chuyên cung cấp thông tin. Trong đó, các nhà quản trị cần nhận thấy rõ chất lượng thông tin từ việc phỏng vấn bản thân khách hàng, xem xét báo cáo tài chính hay kế hoạch sản xuất kinh doanh dự kiến không hoàn toàn đáng tin cậy bởi lẽ một khách hàng muốn vay vốn của Ngân hàng thì họ luôn tìm cách để cung cấp cho Ngân hàng những thông tin sạch và tốt nhất của mình. Do đó, hiện nay, đối với hệ thống NHTM nói chung hay chi nhánh Vietcombank Hoàn Kiếm nói riêng, thông tin từ CIC vẫn được đánh giá là có chất lượng và độ tin cậy cao do đây là cơ quan có nhiệm vụ chuyên biệt là tập hợp và cung cấp thông tin tín dụng cho các NHTM do NHNN quản lý.

- Phân tích tín dụng: là quá trình xử lý thông tin một cách khoa học nhằm hiểu rõ thêm về khách hàng và phương án sản xuất kinh doanh để phục vụ cho việc ra quyết định tín dụng. Công việc quan trọng nhất của giai đoạn này đó là cán bộ tín dụng chi nhánh Hoàn Kiếm phải đưa ra được kết luận về chất lượng DNNVV đang nghiên cứu và hiệu quả của dự án, phương án sản xuất kinh doanh. Qua phân tích tín dụng, ngân hàng sẽ thay thế những cảm nhận chủ quan của mình về khách hàng và phương án vay vốn bằng những chứng cứ và lý lẽ khoa học dựa trên cơ sở thông tin và xử lý thông tin; từ đó phân

tích tín dụng giúp ngân hàng tránh được hai loại sai lầm: cấp tín dụng cho khách hàng xấu và từ chối cấp tín dụng cho khách hàng tốt. Yếu tố tiên quyết cần phân tích là tình hình tài chính thông qua các hệ số tài chính cơ bản của khách hàng và hiệu quả của phương án sản xuất kinh doanh. Bên cạnh đó là phải phân loại khách hàng có khả năng thu hồi nợ thấp vì họ không sẵn lòng trả nợ mặc dù có tình hình tài chính lành mạnh và phương án sản xuất kinh doanh khả thi. Những biểu hiện cụ thể: tiến hàng trả kì gốc, lãi muộn mặc dù tình hình kinh doanh tốt; tài sản đảm bảo có giá trị lớn, bảo đảm cho toàn bộ hợp đồng tín dụng nhưng bản thân khách hàng lại tiến hàng trả gốc lãi chậm hoặc không trả...

VD: Dựa trên việc nghiên cứu phương pháp DIP (Debtor-in-Possesion)1

trong tình huống cụ thể: khách hàng của chi nhánh Hoàn Kiếm được nhận định là doanh nghiệp có lịch sử trả nợ tại các Ngân hàng khác tốt. Tuy nhiên, điểm bất lợi của doanh nghiệp là họ hoạt động trong lĩnh vực sản xuất, đang trong quá trình tái cơ cấu tổ chức, sở hữu giá trị khoản phải thu và hàng tồn kho lớn. Trong trường hợp này, nếu nghiên cứu của cán bộ tín dụng cho thấy, khách hàng có hệ thống kế toán làm việc hiệu quả trong việc quản lý tài sản đảm bảo và hàng tồn kho, ngân hàng vẫn có thể tiến hành mở rộng quan hệ tín dụng với DNNVV đó và sử dụng giá trị của hàng tồn kho và khoản phải thu như một tài sản đảm bảo tài chính. Để đảm bảo an toàn cho ngân hàng, trong hợp đồng tín dụng nên quy định rõ: ngân hàng là đơn vị có vai trò quyết định, hưởng lợi ích đầu tiên từ tài sản đảm bảo trong trường hợp xảy ra tranh chấp tín dụng. Quyết định đó vừa tạo điều kiện giúp DNNVV này đang trong giai đoạn khó khăn có thể tiến hành tái cơ cấu lại và đi vào hoạt động, vừa giúp duy trì quan hệ tín dụng giữa doanh nghiệp với ngân hàng ở mức độ hợp lý,

hứa hẹn đem lại nguồn lợi nhuận trong tương lai ổn định và phát triển cho ngân hàng.

+ Thẩm định hiệu quả của dự án, phương án đầu tư cũng là một công việc phức tạp, đòi hỏi cán bộ tín dụng chi nhánh Hoàn Kiếm thực hiện chặt chẽ, nghiêm túc và chính xác để đảm bảo phát triển mạnh và bền vững tín dụng đối với DNNVV của chi nhánh năm 2010. Cơ sở để đánh giá hiệu quả của các dự án tiến hành phân tích chính là việc đánh giá dòng ngân lưu tăng thêm của một công ty khi có dự án so với dòng ngân lưu của công ty khi không có dự án và suất chiết khấu hợp lý, dựa vào đó để quy đổi dòng ngân lưu ở những thời điểm khác nhau về cùng một mốc chung để so sánh.

Hình: quy trình phân tích và ra quyết định đầu tư

Trong quá trình phân tính, cán bộ tín dụng cần nhận định rõ: (1) những sai sót chủ quan có thể do khách hàng lập dự án, vì quá mong muốn nhận được vốn đầu tư hay do áp lực kinh tế nào đó đã thổi phồng doanh thu và dồn ép chi phí đầu tư dự án, tính toán không chính xác chi phí hàng năm để có ngân lưu đẹp như mong muốn. Để tránh sai sót này, cán bộ thẩm định cần phải nâng cao khả năng hiểu biết, sự am hiểu tình hình cụ thể của triển vọng,

đặc điểm ngành sản xuất kinh doanh để ước lượng hợp lý về doanh thu và chi phí dự án. Ngoài ra, ban lãnh đạo chi nhánh ngân hàng nên sử dụng đội ngũ chuyên gia kỹ thuật để ước lượng tốt hạng mục chi phí đầu tư dự án nhằm hạn chế rủi ro trong quá trình đưa ra quyết định. (2) những sai sót khách quan có thể do trình độ và kinh nghiệm của người lập dự án còn hạn chế Do đó, cán bộ tín dụng cần trao đổi và góp ý thêm để cả ngân hàng và khách hàng đều hiểu kỹ hơn về thực chất và triển vọng của dự án. (3) Bên cạnh việc nắm bắt sai sót do khách hàng có thể mắc phải, cán bộ tín dụng chi nhánh NHTMCP Ngoại thương Việt Nam - Chi nhánh Hoàn Kiếm cần phải đánh giá chính xác hiệu quả của phương án thông qua các chỉ tiêu kinh tế như: IRR (tỉ suất sinh lời nội bộ), NPV (giá trị hiện tại ròng), PBP (thời gian hoàn vốn)...,chú ý tới thời giá tiền tệ bên cạnh các dữ liệu kế toán khác, yếu tố khách quan như tỷ lệ lạm phát kỳ vọng để từ đó tính toán suất chiết khấu thực tế và xem xét kỹ những hiệu quả đem lại cho xã hội của dự án.

3.2.5. Nâng cáo chất lượng hệ thống chấm điểm và xếp hạng tín dụng nội bộ

Theo điều 7, quyết định 493/2005/QĐ-NHNN có quy định: “ Hệ thống

xếp hạng tín dụng (XHTD) nội bộ phù hợp với hoạt động kinh doanh, đối tượng kinh doanh, tính chất rủi ro của khoản nợ của tổ chức tín dụng”.

Trong quá trình áp dụng xây dựng, phát triển hệ thống XHTD nội bộ ở các NHTM hàng đầu Việt Nam như Agribank, Vietinbank, BIDV và về sau là cả Vietcombank theo yêu cầu của NHNN, các nhà quản trị hoàn toàn có thể đồng ý một điều: hệ thống XHTD sẽ giúp các NHTM quản trị rủi ro tín dụng bằng phương pháp tiên tiến, giúp kiểm soát mức độ tín nhiệm khách hàng, thiết lập mức lãi suất cho vay phù hợp với dự báo khả năng thất bại tương ứng với các nhóm khách hàng đang xét. Các NHTM có thể đánh giá hiệu quả danh mục cho vay thông qua giám sát sự thay đổi dư nợ và phân loại nợ trong từng

nhóm khách hàng đã được xếp hạng, qua đó điều chỉnh danh mục theo hướng ưu tiên nguồn lực vào những nhóm khách hàng an toàn.

Ở Vietcombank, việc chấm điểm XHTD doanh nghiệp được thực hiện theo công văn số 1348/NHNT-QLTD ngày 22/12/2003 về việc ban hành hệ thống XHTD doanh nghiệp và công văn số 279/NHNT.CSTD ngày 09/03/2007 về việc chỉnh sửa hệ thống XHTD doanh nghiệp. Và gần đây nhất, hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ mới của NHTMCP Ngoại Thương Việt Nam đã được bắt đầu triển khai, áp dụng trên quy mô toàn hệ thống từ tháng 08/2009.

Đối với NHTMCP Ngoại thương Việt Nam - Chi nhánh Hoàn Kiếm, kết quả XHTD đối với DNNVV sẽ được sử dụng cho các mục đích xác định giới hạn tín dụng; quyết định từ chối hay đồng ý cấp tín dụng, quyết định mức lãi suất cho vay với khách hàng hay xác định yêu cầu về tài sản đảm bảo; giúp ngân hàng đánh giá hiện trạng khách hàng trong quá trình theo dõi vốn vay; Quản lý danh mục tín dụng và yêu cầu trích lập dự phòng rủi ro. Do tầm quan trọng đặc biệt của hoạt động XHTD nội bộ, người nghiên cứu nhận thấy để thực hiện mục tiêu tăng trưởng đối với tín dụng cho vay DNNVV ở chi nhánh Hoàn Kiếm năm 2011, hệ thống XHTD nội bộ cần được chi nhánh chú ý thực hiện như sau:

- Cán bộ tín dụng có nhiệm vụ thực hiện phân loại doanh nghiệp khách quan, công tâm, hợp lý đối với các tiêu chí về quy mô, hình thức sở hữu, ngành nghề kinh doanh của DNNVV đang xem xét bởi lẽ đối với một bộ chỉ tiêu giá trị xếp hạng doanh nghiệp, việc thay đổi hình thức kinh doanh đôi khi sẽ dẫn đến những nhận định thiếu hợp lý khi so sánh trọng số từng ngành hay điểm số các chỉ tiêu tài chính cũng như phi tài chính, từ đó dẫn đến những quyết định tín dụng sai lầm.

- Cán bộ tín dụng cần tiến hành tìm hiểu thông tin đầy đủ, kịp thời, phân tích chính xác và quyết định điểm số hợp lý ở các nhóm chỉ tiêu phi tài chính nhạy cảm như: thời gian làm lãnh đạo doanh nghiệp của giám đốc, cung cấp thông tin đầy đủ và đúng hẹn theo yêu cầu của Vietcombank, vị thế của doanh nghiệp trên thị trường chứng khoán, uy tín của doanh nghiệp trên toàn cầu, khả năng đối phó với sự thay đổi, đa dạng hóa ngành nghề lĩnh vực kinh doanh, mở rộng quy mô, triển vọng ngành, nguy cơ vỡ nợ, chính sách Nhà nước tác động đến doanh nghiệp.. .để đem lại kết quả chấm điểm sát với tình hình kinh doanh và năng lực của doanh nghiệp nhất, phục vụ hiệu quả cho việc ra quyết định cho vay đối với DNNVV của ban lãnh đạo chi nhánh.

- Kết quả chấm điểm XHTD đối với doanh nghiệp mới phải được chi nhánh lưu giữ đầy đủ cùng hồ sơ tín dụng của khách hàng kể cả đối với những khách hàng bị từ chối; định kỳ hàng năm chấm và xếp hạng doanh nghiệp vay vốn 1 lần để làm cơ sở giúp ban lãnh đạo quyết định quan hệ tín dụng, thay đổi hạn mức tín dụng, thay đổi mức trích lập dự phòng rủi ro trong trường hợp cần thiết cho các khách hàng DNNVV lâu năm.

+ Bên cạnh đó, cán bộ khách hàng cần phối hợp sử dụng hợp lý, đầy đủ, mô hình 6C để có những đánh giá chính xác. Mô hình 6C được thể hiện theo sơ đồ sau:

Sơ đồ: Mô hình 6C 3.2.6. Nâng cao chất lượng thông tin tín dụng

Hoạt động tín dụng nhạy cảm với mọi biến động trong nền kinh tế và rủi ro tín dụng mang tính hệ thống. Sự đổ vỡ của một tổ chức tín dụng có nguy cơ kéo theo sự đổ vỡ của cả hệ thống. Một trong những nguyên nhân sâu sa của rủi ro tín dụng là thiếu thông tin về khách hàng, dẫn tới rủi ro lựa chọn đối nghịch hay rủi ro đạo đức. Nguồn và chất lượng thông tin là vô cùng quan trọng. Một nguồn thông tin đáng tin cậy sẽ làm giảm sự bất cân xứng về thông tin giữa người cho vay và người đi vay. Thực tế cho thấy, các hoạt động tín dụng kém hiệu quả một phần là do thiếu thông tin về người đi vay, đặc biệt là các DNNVV. Thông thường, các khách hàng có lịch sử tín dụng tồi , mong đạt được các khoản tín dụng từ ngân hàng nên họ che dấu các thông tin, đưa ra các thông tin sai lệch cho ngân hàng. Một nguồn thông tin tốt sẽ giúp ngân hàng tránh được rủi ro đạo đức, lại giúp phân loại, đánh giá khách hàng, từ đó xác định quan hệ lâu dài hay không.

thông qua website, thông qua bạn hàng của khách hàng như các nhà cung cấp... để đánh giá quan hệ làm ăn hay nợ nần của doanh nghiệp. Một cách khác, VCB Hoàn Kiếm có thể thông qua ngân hàng khác, cơ quan thuế, công ty kiểm toán. mà doanh nghiệp từng là khách hàng của họ. Hiện nay, nhiều ngân hàng hợp tác với Trung tâm thông tin tín dụng - CIC để chia sẻ các thông tin tín dụng như : hồ sơ kinh tế khách hàng, tình hình tài chính, quan hệ tín dụng, phân tích và xếp loại tín dụng các doanh nghiệp.

3.2.7. Hiện đại hóa trang thiết bị và công nghệ trong ngân hàng

Công nghệ, đặc biệt công nghệ thông tin, là yếu tố quan trọng nhất trong các yếu tố về cơ sở hạ tầng cần thiết trong lĩnh vực ngân hàng. Trong cuốn: “Quản trị ngân hàng thương mại”, Peter Roses viết: “ Hệ thống ngân hàng hiện đại càng ngày càng giống với một ngành của chi phí cố định...Ngân hàng muốn duy trì lợi nhuận và khả năng cạnh tranh phải mở rộng hoạt động, thường bằng cách giành ưu thế với các ngân hàng nhỏ không có khả năng theo kịp những thay đổi về công nghệ...”. Ông nhận thấy máy móc ngày càng đảm nhận nhiều công việc hàng ngày trong ngân hàng. Công nghệ không

Một phần của tài liệu 1394 tín dụng doanh nghiệp nhỏ và vừa tại NHTM CP ngoại thương việt nam chi nhánh hoàn kiếm trong bối cảnh hiện nay luận văn thạc sĩ kinh tế (Trang 95)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(116 trang)
w