Các nhân tố ảnh hưởng tới hoạt động tín dụng đối với DNNVV của

Một phần của tài liệu 1394 tín dụng doanh nghiệp nhỏ và vừa tại NHTM CP ngoại thương việt nam chi nhánh hoàn kiếm trong bối cảnh hiện nay luận văn thạc sĩ kinh tế (Trang 33 - 89)

1.4.1. Nhóm các nhân tố thuộc về ngân hàng 1.4.1.1. Chinh sách của ngân hàng

Hoạt động tín dụng là hoạt động bao trùm của ngân hàng. Với tầm quan trọng và qui mô lớn, hoạt động này phải được thực hiện theo một chính sách rõ ràng. Chính sách tín dụng là kim chỉ nam đảm bảo cho hoạt động tín dụng đi đúng hướng, quyết định sự thành công hay thất bại của ngân hàng. Một chính sách tín dụng đúng đắn, đồng bộ và đầy đủ sẽ xây dựng phương hướng cho cán bộ tín dụng khi thực hiện nhiệm vụ của mình, hạn chế rủi ro. Ngược lại, một chính sách tín dụng không thống nhất và đồng bộ sẽ gây các quyết định sai lệch cho cán bộ tín dụng, rủi ro lớn vì không cấp đúng đối tượng. Chính sách tín dụng của mỗi ngân hàng là khác nhau và thay đổi theo từng thời kỳ. Chính sách tín dụng bao gồm:

V Chính sách khách hàng:

Khách hàng của ngân hàng thì rất đa dạng và phong phú, không phân biệt loại hình kinh doanh, đối tượng. Phân loại khách hàng có ý nghĩa rất quan trọng đối với ngân hàng. Ngân hàng có thể phân loại khách hàng truyền thống, khách hàng quan trọng và khách hàng khác. Đối với loại khách hàng quan trọng và truyền thống, ngân hàng thường cho hưởng ưu đãi hơn so với các khách hàng khác như: lãi suất thấp, dịch vụ kèm theo... Ngoài ra, ngân hàng cũng nên thường xuyên chấm điểm tín dụng đối với khách hàng nhằm xác định doanh nghiệp tốt hay không tốt, từ đó có kế hoạch quan hệ tín dụng lâu dài hay không.

V Quy định về tài sản đảm bảo ( TSĐB):

Ngân hàng có thể tài trợ cho doanh nghiệp bằng uy tín của mình đối với các khách hàng quan trọng và truyền thống. Còn đối với khách hàng khác, ngân hàng thường yêu cầu có TSĐB khi họ có nhu cầu vay vốn ngân hàng nhằm hạn chế bớt các thiệt hại cho ngân hàng khi khách hàng có khó khăn

không trả được nợ. Chính sách đảm bảo bao gồm các loại TSĐB cho mỗi loại hình tín dụng, tỷ lệ % cho vay trên TSĐB, định giá và quản lý TSĐB... Chính sách TSĐB ảnh hưởng rất lớn đến mở rộng tín dụng của ngân hàng, đặc biệt là cho các DNNVV - hầu hết các TSĐB có giá trị nhỏ, không đáp ứng được yêu cầu của ngân hàng.

V Chính sách lãi suất:

Lãi suất là chi phí của việc sử dụng vốn. Ngân hàng cần linh hoạt trong việc xác định lãi suất tuỳ thuộc vào từng khách hàng, thời hạn vay, loại tiền, qui mô tín dụng. Chính sách lãi suất là nhân tố ảnh hưởng tới mở rộng tín dụng đối với DNNVV của ngân hàng, bởi lẽ, nếu lãi suất thấp sẽ khuyến khích doanh nghiệp sử dụng tín dụng ngân hàng và ngược lại.

1.4.1.2. Quy trình tín dụng

Quy trình tín dụng bắt đầu từ khi tiếp nhận hồ sơ đến khi thu hồi nợ vay. Việc thực hiện quy trình này như thế nào sẽ ảnh hưởng trực tiếp tới hiệu quả của việc cho vay. Quy trình tín dụng gồm rất nhiều khâu, nếu không được chấp hành một cách đúng đắn, chính xác nhịp nhàng thì rất dễ xảy ra rủi ro gây thất thoát vốn của ngân hàng, mặt khác quy trình này phải đảm bảo được tính thuận tiện, gọn nhẹ không gây khó khăn, mất thời gian cho khách hàng thì mới thu hút được đông đảo khách hàng tới vay vốn.

Trong quy trình tín dụng một khâu đặc biệt quan trọng quyết định tới hiệu quả công tác tín dụng đó chính là khâu thẩm định. Công việc này cần tiến hành một chặt chẽ, xác thực và hoàn thiện. Cán bộ TD khi tiến hành thẩm định không chỉ thu thập thông tin phân tích mà phải đi vào thực tế để kiểm tra. Kết quả của công tác thẩm định để đưa ra quyết định có cho vay hay không, kết quả thẩm định càng chính xác bao nhiêu thì hiệu quả cho vay càng cao bấy nhiêu. Đi đôi với việc mở rộng cho vay ngân hàng cần phải nâng cao chất lượng thẩm định.

1.4.1.3. Trinh độ cán bộ tín dụng

Nhân tố con người là nhân tố trọng tâm trong mọi hoạt động, con người là yếu tố quyết định tới sự thành công hay thất bại trong quản lý vốn tín dụng cũng như trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng. Thực tế cho thấy một trong những vấn đề có tính quyết định tới chất lượng TD cao hay thấp phụ thuộc khá nhiều từ việc hoạch định các chủ trương, chính sách tới việc thẩm định dự án, xét duyệt hồ sơ, kiểm tra việc sử dụng vốn, thu đòi nợ... của ngân hàng mà nhân tố con người là không thể thiếu được. Trình độ chuyên môn của cán bộ tín dụng là nhân tố ảnh hưởng trực tiếp tới kết quả của những khoản vay ngân hàng, từ đó quyết định tới chất lượng tín dụng ngân hàng. Trình độ chuyên môn của cán bộ ngân hàng được thể hiện qua khả năng hiểu biết về nghiệp vụ tín dụng, kỹ năng làm việc nhanh và có hiệu quả, khả năng phán đoán được các tình huống, kinh nghiệm làm việc... Ngoài ra cán bộ TD cần phải có kiến thức về quản trị kinh doanh, kinh tế học, kiến thức tài chính- kế toán... Một các bộ tín dụng có trình độ chuyên môn cao được thể hiện qua kết quả làm việc và đặc biệt là qua các quyết định chính xác khi tiếp cận với mỗi nghiệp vụ phát sinh.

Chất lượng cán bộ là "cơ sở vật chất " để thực hiện những kế hoạch kinh doanh trong cơ chế thị trường xuyên thay đổi và có nhiều biến động như hiện nay. Do vậy trong quá trình tuyển chọn cán bộ ngân hàng cần phải ưu đãi những người có tư cách đạo đức tốt, giỏi chuyên môn nghiệp vụ, năng động sáng tạo. Trong quá trình hoạt động thường xuyên tiến hành đào tạo và đào tạo lại cán bộ để năng cao chất lượng cán bộ, đảm bảo quá trình thực thi nhiệm vụ được nhanh chóng, chính xác, linh hoạt trong xử lý những sai sót có thể xẩy ra.

Một ngân hàng có đội ngũ cán bộ được đào tạo với chất lượng, trình độ chuyên môn giỏi thì việc quản lý thực hiện các nghiệp vụ TD ngân hàng nói

riêng và các nghiệp vụ ngân hàng nói chung sẽ trở nên quy củ, có hệ thống và đạt hiệu quả cao hơn. Ngoài ra, nó còn giúp cho ngân hàng tránh được các rủi ro có thể xẩy ra.

1.4.1.4. Công tác thẩm định

Đây là bước rất quan trọng trong quy trình tín dụng, nếu làm tốt bước thẩm định này sẽ hạn chế được rất nhiều rủi ro cho ngân hàng. Nội dung thẩm định bao gồm:

a) Thẩm định về tư cách của khách hàng:

Thẩm định tư cách khách hàng: Trên cơ sở các hồ sơ do khách hàng cung cấp, Chuyên viên phân tích tín dụng có trách nhiệm tìm hiểu tư cách của khách hàng như có đủ năng lực dân sự, năng lực hành vi dân sự hay không, được thành lập và hoạt động có đúng quy định không, người đại diện pháp nhân đã đúng thẩm quyền chưa... và đối chiếu với các qui định của pháp luật hiện hành để xem xét khách hàng có đủ điều kiện kinh doanh và vay vốn hay không.

Đánh giá uy tín, năng lực và tư cách của người vay vốn hoặc người đại diện pháp nhân: cần tìm hiểu rõ về người vay vốn (hoặc người đại diện pháp nhân), về các khía cạnh: tư cách đạo đức, trình độ và kinh nghiệm quản lý, các chức vụ đã trải qua, tác phong lãnh đạo và uy tín trong quan hệ với các ngân hàng cũng như với các đối tác khác trong quá trình kinh doanh. Tuy nhiên việc tìm hiểu cần tiến hành khéo léo và tế nhị. Xem xét lịch sử hình thành và quá trình phát triển của doanh nghiệp để rút ra những điểm mạnh, điểm yếu của khách hàng.

b) Thẩm định về tình hình sản xuất kinh doanh:

Mục tiêu của phần thẩm định này là tìm hiểu và làm rõ các khía cạnh liên quan đến quá trình sản xuất, kinh doanh của khách hàng một cách đầy đủ nhất để từ đó có kết luận về tình hình sản xuất kinh doanh của khách hàng như lĩnh

vực kinh doanh có phù hợp với tình hình hiện tại và tương lai, chủng loại sản phẩm sản xuất hoặc dịch vụ dùng cho đối tượng tiêu thụ nào, khả năng phát triển thị trường và đối thủ cạnh tranh từ đó đánh giá khả năng tồn tại và phát triển của khách hàng để có quyết định cho việc cấp tín dụng một cách chính xác.

c) Phân tích tình hình tài chính:

Việc đánh giá khách hàng theo góc độ định tính là nhằm tìm hiểu ý muốn hoàn trả của người vay. Còn mục đích của việc phân tích tài chính của khách hàng là xem xét khả năng thực tế của doanh nghiệp về tiềm lực tài chính, trên cơ sở đó đánh giá được khả năng của khách hàng về nguồn vốn chủ sở hữu, nguồn vốn chiếm dụng và vốn vay, hàng hoá tồn kho, cơ cấu tài sản lưu động và cố định đến thời điểm hiện tại là phân tích định lượng, từ đó có kết luận về thực trạng khách hàng có khả năng hoàn trả nợ vay cho Ngân hàng hay không.

d) Thẩm định phương án sản xuất kinh doanh:

Mục đích của việc thẩm định phương án kinh doanh, hoặc kế hoạch sản xuất kinh doanh là nhằm đánh giá khách hàng có khả năng thực hiện được phương án sản xuất kinh doanh/kế hoạch kinh doanh hay không, phương thức thực hiện như thế nào, hiệu quả ra sao. Khách hàng có trả được nợ hay không, có nguồn trả nợ thực tế hay không phụ thuộc vào việc có thực hiện được phương án sản xuất kinh doanh hay không. Do đó thẩm định phương án sản xuất kinh doanh của khách hàng là việc hết sức quan trọng đối với công tác cho vay của Ngân hàng.

1.4.1.5. Mạng lưới phân phối của ngân hàng

Hệ thống phân phối của ngân hàng hiện nay thể hiện ở hai hình thức: hệ thống chi nhánh, phòng giao dịch và các dịch vụ cung cấp trực tuyến thông qua internet. Hệ thống kênh phân phối thể hiện ở số lượng chi nhánh và các

đơn vị trực thuộc như ngân hàng cũng như sự phân bố các chi nhánh theo lãnh thổ đại lý. Ngân hàng nào có mạng lưới hoạt động rộng khắp thì sẽ có nhiều cơ hội tiếp xúc với khách hàng hơn, được biết đến nhiều hơn, phát triển được các sản phẩm và dịch vụ của mình, tăng thị phần trong hệ thống ngân hàng. Do hoạt động tín dụng trong ngân hàng là cơ bản và quan trọng nên mạng lưới ngân hàng cũng là nhân tố ảnh hưởng tới việc tiếp cận tín dụng của các doanh nghiệp.

Bên cạnh đó, phát triển các dịch vụ hỗ trợ khách hàng giao dịch trực tuyến như internet banking, mobile banking, home banking, ....cũng sẽ làm tăng khả năng cạnh tranh của ngân hàng.

1.4.1.6. Nguồn vốn của ngân hàng

Nguồn vốn ngân hàng gồm: Vốn chủ sở hữu và nợ phải trả. Nợ phải trả chiếm tỷ trọng lớn trong tổng nguồn vốn và phải kể đến nguồn vốn huy động từ các tổ chức, cá nhân trong nền kinh tế. Do đó, muốn mở rộng tín dụng thì ngân hàng cần phải có nguồn vốn huy động dồi dào về khối lượng và kỳ hạn nhằm đáp ứng nhu cầu chi trả và nhu cầu vốn của các thành phần kinh tế. Điều đó được thể hiện qua tính đa dạng hoá các kênh huy động vốn, mức độ tiếp cận đến các nguồn vốn và qui mô vốn có khả năng huy động qua các kênh và được biểu hiện: Mức tiết kiệm trong dân cư phản ánh tổng quan về lượng cung vốn trong nền kinh tế, khả năng huy động các nguồn vốn hỗ trợ bên ngoài như ODA,FDI.. Một ngân hàng có nguồn vốn nhỏ bé thì việc mở rộng tín dụng là rất khó khăn do DNNVV có nhu cầu vốn trung và dài hạn là chủ yếu.

1.4.1.7. Công nghệ thông tin

Đây là thành phần quan trọng nhất trong yếu tố về cơ sở hạ tầng cần thiết trong lĩnh vực ngân hàng. Công nghệ ngân hàng không chỉ bao gồm công nghệ mang tính tác nghiệp như: hệ thống thanh toán điện tử, hệ thống

ngân hàng bán lẻ, máy rút tiền tự động ATM... mà còn là hệ thống báo cáo rủi ro... Công nghệ ngân hàng hiện đại tạo lợi thế cạnh tranh của ngân hàng trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế, làm tăng lợi nhuận ngân hàng, tiết kiệm thời gian giao dịch của khách hàng, ngân hàng điện tử (e-bank, homebank.. ). Đặc biệt, công nghệ có vai trò quan trọng trong việc tìm kiếm tìm kiếm thông tin đối với khách hàng là các TCKT vì hầu hết doanh nghiệp nào cũng có website riêng, hay định lượng rủi ro các dự án một cách tương đối chính xác.. Từ đó, qui trình phân tích tín dụng có thể diễn ra trong thời gian ngắn và các cán bộ tín dụng đưa quyết định cho vay nhanh nhất có thể. Muốn vậy, bên cạnh việc đổi mới công nghệ, nhân viên công nghệ thông tin ngân hàng cần bắt kịp và tiếp cận sự phát triển công nghệ ngân hàng.

1.4.2. Nhóm các nhân tố thuộc về doanh nghiệp nhỏ và vừa 1.4.2.1. Chiến lược kinh doanh của DNNVV

Chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp bao gồm: định hướng phát triển của doanh nghiệp trong tương lai, kế hoạch sử dụng vốn cũng như phương án chi trả nợ cho ngân hàng. Đây được coi là nhân tố quan trọng để ngân hàng quyết định cho vay hay không. Một tình hình kinh doanh hiệu quả, chiến lược sử dụng vốn rõ ràng cùng với việc trả nợ đúng hạn là yếu tố để ngân hàng tiếp tục và mở rộng tín dụng với doanh nghiệp.

1.4.2.2. Năng lực của doanh nghiệp

Không một doanh nghiệp nào đi vay lại không muốn món vay đem lại hiệu quả, nhưng nhiều khi do năng lực kinh doanh còn hạn chế doanh nghiệp không thực hiện được mục tiêu đã đề ra và làm ảnh hưởng đến khoản tín dụng mà doanh nghiệp đã nhận từ ngân hàng. Năng lực của một doanh nghiệp được thể hiện qua ba yếu tố: năng lực tài chính, năng lực sản xuất và năng lực cạnh tranh.

Năng lực tài chính của một DN là nguồn lực tài chính của bản thân DN, là khả năng tạo tiền, tổ chức lưu chuyển tiền hợp lý, đảm bảo khả năng thanh toán thể hiện ở quy mô vốn, chất lượng tài sản và khả năng sinh lời... đủ để đảm bảo và duy trì hoạt động kinh doanh được tiến hành bình thường. Năng lực tài chính của doanh nghiệp thể hiện nguồn lực tài chính hiện có, bao gồm: quy mô vốn, chất lượng tài sản, khả năng thanh toán, khả năng sinh lời.

Năng lực sản xuất của doanh nghiệp thể hiện ở nguồn nhân lực, dây chuyền sản xuất, máy móc, thiết bị và công nghệ sử dụng.

Năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp là khả năng duy trì và mở rộng thị phần, thu lợi nhuận của doanh nghiệp. Năng lực cạnh tranh theo cách hiểu khác còn là khả năng chống chịu trước sự tấn công của doanh nghiệp khác.

1.4.2.3. Trình độ quản lý của nhà quản trị doanh nghiệp

Trình độ quản lý vẫn luôn được ngân hàng quan tâm. Nhiều phương án kinh doanh khả thi nhưng do khả năng quản lý doanh nghiệp yếu kém nên ngân hàng đã quyết định không cho vay. Nhà quản trị doanh nghiệp có trình độ quản lý càng tốt sẽ đảm bảo cho hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp ổn định, tránh được những thất thoát, hạn chế đến mức thấp nhất những rủi ro trong hoạt động của doanh nghiệp. Qua đó sẽ đảm bảo cho phương án kinh doanh hiệu quả, vốn vay từ ngân hàng được sử dụng đúng mục đích, sinh lời và tạo ra lợi nhuận. Ngân hàng sẽ hạn chế được rủi ro mất vốn hay doanh nghiệp không trả được nợ.

1.4.2.4. Đạo đức của người đi vay

Ngân hàng chỉ quyết định cho vay sau khi đã phân tích kỹ các yếu tố có liên quan đến khả năng của người vay trong việc hoàn trả nợ và cách thức sử dụng vốn vay. Nhưng thông tin này có thể bị thay đổi sau khi doanh nghiệp nhận được tiền vay. Thực tế, nhiều doanh nghiệp đã sử dụng vốn vay không

Một phần của tài liệu 1394 tín dụng doanh nghiệp nhỏ và vừa tại NHTM CP ngoại thương việt nam chi nhánh hoàn kiếm trong bối cảnh hiện nay luận văn thạc sĩ kinh tế (Trang 33 - 89)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(116 trang)
w