Kết quả đạt được

Một phần của tài liệu 1383 thực trạng và giải pháp phát triển thanh toán không dùng tiền mặt tại NH công thương việt nam chi nhánh bình xuyên luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 90)

Bảng 2. 19: Lợi nhuận thu về qua các hình thức TTKDTM

- 80 -

Từ bảng 2.19 ta thấy năm 2015 lợi nhuận thu về từ phương thức thanh toán truyền thống là 1.987 tỷ đồng, chiếm 55.89% trong tổng số lợi nhuận, phương thức hiện đại là 1.568 tỷ đồng, chiếm 44.11%. Tuy nhiên sang đến năm 2016, tổng lợi nhuận theo phương thức truyền thống là 2.619 tỷ đồng nhưng chỉ còn chiếm 53.04%, trong khi đó tổng lợi nhuận của phương thức hiện đại là 2.319 tỷ đồng, chiếm 46.96% so với tổng lợi nhận. Điều này chứng tỏ phương thức thanh toán của các doanh nghiệp đang dịch chuyển từ phương thức truyền thống sang hiện đại. Đặc biệt trong năm 2017, lợi nhuận thu về từ phương thức thanh toán hiện đại là 4.012 tỷ đồng, chiếm 50.16% còn phương thức truyền thống là 3.987 tỷ đồng chỉ chiếm có 49.84% so với tổng lợi nhuận.

Việc doanh nghiệp ngày càng ưa chuộng phương thức thanh toán hiện đại hơn chứng tỏ chi nhánh đang đi đúng hướng trong việc phát triển thanh toán không dùng tiền mặt. Phương thức TTKDTM hiện đại sẽ giúp giảm thiểu bớt công việc cho các giao dịch viên, cũng như giảm thiểu thời gian chờ đợi, di chuyển cho doanh nghiệp cũng như cá nhân khách hàng mà vẫn đảm bảo nhanh chóng, hiệu quả, kịp thời và chính xác.

Qua việc phân tích đánh giá thực trạng thanh toán nói chung và TTKDTM nói riêng của NHTM cổ phần công thương Việt nam chi nhánh Bình Xuyên trong 3 năm gần đây ta thấy rằng: mặc dù gặp rất nhiều khó khăn như nền kinh tế tỉnh nhà phát triển, do ảnh hưởng của nền kinh tế thế giới suy thoái, cùng với sự cạnh tranh gay gắt của các tổ chức tín dụng khác trên địa bàn. Nhưng với sự quyết tâm của ban lãnh đạo, cùng toàn thể cán bộ công nhân viên đã dần vượt qua được những khó khăn, trở ngại, giành thế chủ động để hòa vào với nền kinh tế thị trường. Trong thành tích kinh doanh nói chung, nghiệp vụ TTKDTM có những đóng góp đáng kể là :Tổng khối lượng TTKDTM qua ngân hàng tăng trưởng đều đặn hàng năm với tốc độ tương đối cao.

Từ nền tảng là thanh toán hoàn toàn thủ công ( mọi giao dịch thanh toán đều dựa trên cơ sở chứng từ giấy ) chuyển dần sang phương thức xử lý bán tự động sử dụng chứng từ điện tử, đến nay các giao dịch thanh toán được xử lý điện tử chiếm tỷ trọng khá lớn.

- 81 -

Trong thực hiện nghiệp vụ không để xảy ra sai sót lớn, giấy tờ chính xác, thanh toán điện tử và bù trừ nhanh chóng, thuận tiện cho khách hàng đến giao dịch.

Ngân hàng đã cung cấp dịch vụ thanh toán cho khách hàng với chất lượng tốt, tổ chức thanh toán nhanh chóng, hướng dẫn khách hành sử dụng các hình thức thanh toán phù hợp, nhân viên có thái độ hòa nhã, tôn trọng khách hàng.

Thực hiện nghiệp vụ không để sai sót lớn, giấy tờ chính xác, thanh toán điện tử và bù trừ nhanh chóng, chính xác, thuận tiện cho khách hàng đến giao dịch.

Việc thực hiện thanh toán hệ thống đã tăng cường trách nhiệm trong quản lý điều hành vốn tại cơ sở. Việc quản lý vốn chặt chẽ nhưng linh hoạt, hệ số sử dụng vốn trong kinh doanh của toàn hệ thống tăng lên rõ rệt.

Dịch vụ tài khoản cá nhân của ngân hàng phát triển khá nhanh.

Thực hiện thanh toán toàn hệ thống đã tăng cường trách nhiệm trong quản lý điều hành vốn tại cơ sở. Việc quản lý vốn chặt chẽ nhưng linh hoạt, hệ số sử dụng vốn của ngân hàng tăng lên rõ rệt.

2.3.2. Một sổ tồn tại và nguyên nhân

2.3.2.1. Tồn tại:

Bên cạnh những thành tích đã đạt được trong công tác TTKDTM thì tại CN vẫn tồn tại những hạn chế cần khắc phục đó là:

Nhìn chung, thanh toán bằng tiền mặt vẫn còn rất phổ biến trong nền kinh tế, tiền mặt là phương tiện thanh toán chiếm tỷ trọng lớn trong khi vực doanh nghiệp và chiếm đại đa số trong các giao dịch thanh toán của khu vực dân cư.

Việc TTKDTM phục vụ cho khách hàng là các doanh nghiệp nhỏ và cho cá nhân còn ít, đa phần nghiệp vụ TTKDTM phục vụ cho các doanh nghiệp lớn và các cơ quan hành chính sự nghiệp, còn đại bộ phận dân cư vẫn chưa được tiếp cận với các dịnh vụ thanh toán của ngân hàng.

- 82 -

Việc sử dụng các hình thức TTKDTM còn đơn điệu chủ yếu là UNC - chuyển tiền, còn các hình thức khác ra đời chủ yếu mang tính hình thức, hiệu quả không cao. Cơ sở vật chất hạ tầng và trang thiết bị phục vụ công tác thanh toán tuy đã được đầu tư nhưng vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu trong hiện đại hóa ngân hàng để tăng sức cạnh tranh.

Thẻ thanh toán là một hình thức thanh toán hiện đại, việc áp dụng thẻ thanh toán được áp dụng theo quyết định số 371/1999/QĐ - NHNN1 ngày 19/10/1999 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, đây là một công cụ thanh toán hiện đại cho phép thanh toán với tốc độ nhanh, nó là công cụ thanh toán tự động, khách hàng có thể tự phục vụ mà không cần sự tham gia trực tiếp của nhân viên ngân hàng, thẻ gọn nhẹ, sử dụng đơn giản, an toàn và hiện này thẻ đang được sử dụng rộng rãi trên toàn quốc. Tuy nhiên, thẻ thanh toán lại chưa phát triển thậm chí là không có tại chi nhánh, đây là một hạn chế rất cơ bản tại chi nhánh. Thẻ thanh toán chưa có tại chi nhánh là do đây là một công cụ thanh toán hiện đại do đó nó đòi hỏi cơ sở vật chất hiện đại, tiên tiến, trình độ của những người tham gia vào trong quá trình thanh toán bằng thẻ ngân hàng cũng cao.

2.3.2.2. Nguyên nhân chủ quan

Các dịch vụ TTKDTM chỉ tập trung phát triển tại thị xã/thành phố chưa mở rộng ra các huyện, xã trong tỉnh. Thiếu các tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán hoạt động mang tính chuyên nghiệp, phục vụ cho một số đối tượng, một số lĩnh vực hoặc vùng sâu, vùng xa, nông thôn và các địa phương có nền kinh tế kém phát triển.

Thủ tục trong TTKDTM còn rườm rà, hình thức thanh toán còn đơn điệu, chất lượng dịch vụ kém, thanh toán còn chậm và phức tạp với một lượng lớn giấy tờ và rất nhiều chữ ký.

Công tác tuyên truyền chưa hiệu quả hầu như ngân hàng ở trong trạng thái “đợi khách” chứ chưa chủ động lôi cuốn khách hàng đến với mình, mạng lưới thanh toán chưa rộng chỉ bó hẹp sự giao dịch trong hệ thống của mình, việc hợp tác với các ngân hàng trên địa bà chưa được đồng bộ từ đó làm tốc độ thanh toán chậm, thủ tục rườm ra.

- 83 -

Chất lượng, tiện ích và tính đa dạng về dịch vụ TTKDTM chưa phong phú. Khả năng đáp ứng nhu cầu của nhiều loại đối tượng sử dụng còn hạn chế. Các phương tiện thanh toán không dùng tiền mặt chưa đạt được tính tiện ích và phạm vi thanh toán để thay thế cho tiền mặt. Phương thức giao dịch chủ yếu tiếp xúc trực tiếp và mặt đối mặt. Để được nhận một sản phẩm dịch vụ của ngân hàng, các chủ thể tham gia thường phải đến các điểm giao dịch của ngân hàng. Phương thức giao dịch từ xa, dựa trên nền tảng công nghệ thông tin hiện đại như giao dịch qua internet, qua mobile, homebanking ... chưa phát triển hoặc mới chỉ dừng lại ở quy mô nhỏ hẹp.

Trình độ cán bộ vẫn còn hạn chế, số cán bộ mới vào ngành có trình độ về chuyên môn, có khả năng tiếp thu khoa học kỹ thuật nhưng lại thiếu kinh nghiệm trong công việc giao tiếp, ứng xử với khách hàng; do đó dẫn đến những kết quả không như mong muốn.

2.3.2.3. Nguyên nhân khách quan

Do thói quen và nhận thức, sau đổi mới ngành ngân hàng thì toàn bộ yêu cầu quản lý tiền mặt áp dụng trước đó được loại bỏ, tiền mặt trở nên thành một công cụ thanh toán không hạn chế về đối tượng và phạm vi sử dụng. Hầu hết mọi chi phí liên quan đến tiền mặt trong lưu thông như in ấn, phát hành, thu hủy, an ninh là chi phí xã hội và do Nhà nước chịu, các nhân người thanh toán chỉ phải trả phần phần nhỏ nhất ( kiểm đếm, vận chuyển ), trong khi đó tiền mặt có ưu việc rất lớn đó là thanh toán tức thời và vô danh, thủ tục đơn giản. Vì vậy, tiền mặt đã trở thành một công cụ rất được ưa chuộng trong thanh toán và từ lâu đã trở thành thói quen khó thay đổi của các doanh nghiệp và người tiêu dùng. Đặc biệt, do thu nhập của người dân thấp vì vậy việc sử dụng tiền mặt chiếm đa số. Thói quen sử dụng tiền mặt trong thanh toán hiện nay là một lực cản lớn trong việc phát triển TTKDTM

Vốn là một hạn chế lớn cho quá trình mở rộng và phát triển TTKDTM cho các NHTM nói chung và đối với CN nói riêng. Trong những năm qua Chính phủ và NHNN đã

- 84 -

tập trung đầu tư vốn cho việc hiện đại hóa công nghệ thanh toán nhưng số vốn vẫn còn ít ỏi chưa đáp ứng được nhu cầu.

Các văn bản pháp quy của Chính Phủ chưa đồng bộ, còn nhiều điều chưa hợp lý, cơ chế thanh toán chưa hấp dẫn khách hàng.

Để có thể khách phục được những hạn chế còn tồn tại và phát triển TTKDTM tại CN thì Ngân hàng cần có những định hướng và mục tiêu cụ thể và giải pháp để phát triển hình thức thanh toán này.

- 85 -

KẾT LUẬN CHƯƠNG 2

Vietinbank Bình Xuyên là một trong những đom vị điển hình của chi nhánh trong việc đi lên, xây dựng và phát triển chi nhánh. Nam tại vị trí đắc địa của tỉnh Vĩnh Phúc, các chính sách, định hướng đúng đắn của ban giám đốc cùng với sự đồng lòng của toàn thể cán bộ nhân viên trong chi nhánh đã đưa chi nhánh ngày càng đi lên.

Ngày này, để khắc phục các nhược điểm gây ra trong giao dịch tiền mặt thì thanh toán không dùng tiền mặt đang ngày càng được sử dụng nhiều hom. Điều này thể hiện qua việc tăng trưởng từng năm, năm sau cao hom năm trước. Lượng tiền m⅞t trong lưu thông ngày cảng giảm, chứng tỏ chính sách mà chi nhánh đề ra hoàn toàn đúng đắn. Các giao dịch đảm bảo cân khớp, đúng, đủ, kịp thời chính xác. Ngân hàng đã cung cấp dịch vụ thanh toán cho khách hàng với chất lượng tốt, tổ chức thanh toán nhanh chóng, hướng dẫn khách hành sử dụng các hình thức thanh toán phù hợp, nhân viên có thái độ hòa nhã, tôn trọng khách hàng.

Bên cạnh những thành tích đã đạt được trong công tác TTKDTM thì tại CN vẫn tồn tại những hạn chế cần khắc phục đó là: thanh toán bằng tiền m⅞t vẫn là một thói quen phổ biến trong nền kinh tế, chiếm tỷ trọng lớn trong nền kinh tế. Việc sử dụng thanh toán không dùng tiền m⅞t mới chỉ được các khách hàng doanh nghiệp lớn, nhỏ và vừa, 1 phần ít cá nhân sử dụng.

Doanh số các hình thức thanh toán không dùng tiền mặt tăng qua các năm, nhưng có những hình thức chưa thực sự phát huy hết hiệu quả của nó. Hlnh thức được ưa chuộng nhiều nhất là uỷ nhiệm chi và thư tín dụng, Ngoài ra, đối với séc chưa phát huy đc tính năng thanh toán trao đổi mua bán. Thẻ vẫn chỉ là công cụ để khách hàng rút tiền m⅞t, chưa phát huy được các tính năng thanh toán tại các điểm có lắp d⅞t thiết bị thanh toán.

Bên cạnh các hình thức thanh toán truyền thong, thì hiện nay còn có thêm kênh thanh toán mới là dịch vụ ngân hàng điện tử. Đối với cá nhâ có thể thực hiện chuyển tiền

- 86 -

quá Ipay mobile, doanh nghiệp chuyển qua hình thức thanh toán Efast. Hình thức này đang được các khách hàng rất quan tâm và ưa chuộng bởi sự thuận tiện, nhanh chóng kịp thời mà nó mang lại.

Mặc dù có ưu điểm, cũng có hạn chế, nhưng nhận thấy phát triển thanh toán không dùng tiền m⅞t đang là XU thế mới của toàn thế giới, cũng như có thể giảm thiểu bớt các công việc cho nhân viên, nên Vietinbank chi nhánh Binh Xuyên đã và đang phát huy tất cả các khả năng cũng như tiềm lực của chi nhánh để đưa chi nhánh đi lên là một trong những chi nhánh đi đầu về phát triển thanh toán không dùng tiền m⅞t.

- 87 -

CHƯƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN THANH TOÁN KHÔNG DÙNG TIỀN MẶT TẠI NGÂN HÀNG CÔNG THƯƠNG

CHI NHÁNH BÌNH XUYÊN

3.1. Mục tiêu phát triển TTKDTM tại ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam chinhánh Bình Xuyên nhánh Bình Xuyên

Lợi ích của việc sử dụng các phương tiện thanh toán không dùng tiền mặt là rất rõ ràng, ngoài các yếu tố thuận tiện, nhanh chóng, giảm chi phí, nó còn giúp Ngân hàng Nhà nước tăng khả năng kiểm soát lượng tiền trong nền kinh tế, từ đó có thể điều tiết lượng cung tiền cho phù hợp, kiểm soát lạm phát cũng như hỗ trợ các cơ quan chức năng tăng cường phòng chống tham nhũng và tội phạm kinh tế.Chỉ xét riêng hình thức thẻ Ngân hàng (thẻ ATM) đã được đại bộ phận người dân sở hữu và sử dụng. Hình thức sử dụng Séc hoặc Lệnh chi, Nhờ thu cũng được các Doanh nghiệp sử dụng, phần vì tính tiện lợi, phần vì sự nhanh chóng, hiệu quả của các hình thức này. Đối với Thư tín dụng, được coi là hình thức thanh toán an toàn, đảm bảo nhất trong hoạt động xuất nhập khẩu, được áp dụng rộng rãi và phổ biến trong hệ thống Ngân hàng thế giới, góp phần không nhỏ cho sự gia tăng các hoạt động ngoại thương.

Với mức độ phát triển của hệ thống ngân hàng, đa dạng trong thanh toán, nâng cao tính hiệu quả của phương pháp thanh toán không dùng tiền mặt, trong thời gian tới, định hướng sử dụng phương pháp thanh toán không dùng tiền mặt được Chính phủ đặt ra tại Quyết định số: 2545/QĐ-TTg ngày 30/12/2016 về việc phê duyệt đề án phát triển thanh toán không dùng tiền mặt tại Việt Nam giai đoạn năm 2016-2020.

3.1.1 Mục tiêu tổng quát

Tạo sự chuyển biến rõ rệt về thanh toán không dùng tiền mặt trong nền kinh tế, làm thay đổi dần tập quán sử dụng các phương tiện thanh toán trong xã hội, giảm chi phí xã hội liên quan đến tiền mặt, giảm tỷ lệ tiền mặt trong lưu thông tính trên GDP, tiền mặt trên

- 88 -

tổng phương tiện thanh toán.Đảm bảo an ninh, an toàn và hiệu quả hoạt động của các hệ thống thanh quyết toán, các dịch vụ, phương tiện thanh toán không dùng tiền mặt; tạo lập cơ chế hiệu quả bảo vệ người tiêu dùng các dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt.

Thúc đẩy việc sử dụng thanh toán điện tử, giảm sử dụng tiền mặt trong các giao dịch thanh toán giữa cá nhân, doanh nghiệp và Chính phủ.Nâng cao hiệu quả quản lý, giám sát của các cơ quan quản lý nhà nước, minh bạch hóa các hoạt động thanh toán trong nền kinh tế và thu nhập cá nhân trong xã hội, góp phần vào công tác phòng, chống tham nhũng, tiêu cực và tội phạm kinh tế.

3.2.2. Mục tiêu cụ thể

Đến cuối năm 2020, tỷ trọng tiền mặt trên tổng phương tiện thanh toán ở mức thấp hơn 10%. Tính đến tháng 10/2017, tỷ lệ này đang ở mức 11,5%. Từ năm 2015 đến nay, mức sử dụng tiền mặt dao động trong khoảng 11 - 13%, mặc dù tính theo giá trị tuyệt đối thì lượng tiền mặt đang lưu thông đã tăng hơn gấp 2 lần.

Tuy nhiên, nếu xét trong cả giai đoạn dài thì tỷ lệ này đã giảm từ 23,7% vào năm

2015 xuống còn 14,02% năm 2014 và xuống 11,5% như hiện nay. Do đó, việc đặt chỉ tiêu tỷ trọng tiền mặt trên tổng phương diện thanh toán giảm thấp hơn 10% không phải quá khó đối với sự phát triển như hiện nay.

Phát triển mạnh thanh toán thẻ qua các thiết bị chấp nhận thẻ tại điểm bán; nâng

Một phần của tài liệu 1383 thực trạng và giải pháp phát triển thanh toán không dùng tiền mặt tại NH công thương việt nam chi nhánh bình xuyên luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 90)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(126 trang)
w