Mục tiêu cụ thể

Một phần của tài liệu 1383 thực trạng và giải pháp phát triển thanh toán không dùng tiền mặt tại NH công thương việt nam chi nhánh bình xuyên luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 100)

Đến cuối năm 2020, tỷ trọng tiền mặt trên tổng phương tiện thanh toán ở mức thấp hơn 10%. Tính đến tháng 10/2017, tỷ lệ này đang ở mức 11,5%. Từ năm 2015 đến nay, mức sử dụng tiền mặt dao động trong khoảng 11 - 13%, mặc dù tính theo giá trị tuyệt đối thì lượng tiền mặt đang lưu thông đã tăng hơn gấp 2 lần.

Tuy nhiên, nếu xét trong cả giai đoạn dài thì tỷ lệ này đã giảm từ 23,7% vào năm

2015 xuống còn 14,02% năm 2014 và xuống 11,5% như hiện nay. Do đó, việc đặt chỉ tiêu tỷ trọng tiền mặt trên tổng phương diện thanh toán giảm thấp hơn 10% không phải quá khó đối với sự phát triển như hiện nay.

Phát triển mạnh thanh toán thẻ qua các thiết bị chấp nhận thẻ tại điểm bán; nâng dần số lượng, giá trị giao dịch thanh toán thẻ qua các thiết bị chấp nhận thẻ. Đến năm 2020, toàn thị trường có trên 300.000 thiết bị chấp nhận thẻ POS được lắp đặt với số lượng giao dịch đạt khoảng 200 triệu giao dịch/năm.

Tính đến quý III/2017 thì số máy POS đang có là 250.455, với tổng lượng giao dịch hơn 66,5 triệu trong 9 tháng, tăng so với số lượng giao dịch gần 60 triệu của cả năm

2016 và có thể tăng hơn 3 lần số lượng giao dịch của năm 2015.

Tính riêng Ngân hàng thương mại cổ phần công thương Việt Nam (Vietinbank) chỉ từ 25 - 30 máy ATM năm 2015, đến nay, hệ thống máy ATM của VietinBank đã tăng lên gần 1.900 máy, được phân bổ rộng khắp tại các khu dân cư, trường học, bệnh viện, khách

- 89 -

sạn, khu công nghiệp, trung tâm thương mại... Số lượng POS của VietinBank cũng phát triển mạnh, đạt hơn 65.000 máy. Năm 2017, doanh số thanh toán thẻ của VietinBank tăng trưởng mạnh, đạt hơn 313.000 tỷ đồng.

Thúc đẩy thanh toán điện tử trong thương mại điện tử, thực hiện mục tiêu của Ke hoạch tổng thể phát triển thương mại điện tử giai đoạn 2016 - 2020 (100% các siêu thị, trung tâm mua sắm và cơ sở phân phối hiện đại có thiết bị chấp nhận thẻ và cho phép người tiêu dùng thanh toán không dùng tiền mặt khi mua hàng; 70% các đơn vị cung cấp dịch vụ điện, nước, viễn thông và truyền thông chấp nhận thanh toán hóa đơn của các cá nhân, hộ gia đình qua các hình thức thanh toán không dùng tiền mặt; 50% cá nhân, hộ gia đình ở các thành phố lớn sử dụng phương tiện thanh toán không dùng tiền mặt trong mua sắm, tiêu dùng).

Hiện tại hầu như các siêu thị, trung tâm mua sắm đều có trang bị thiết bị chấp nhận thẻ, thậm chí có ở các khách sạn, nhà hàng. Các ngân hàng đã có dịch vụ thanh toán tự động hóa đơn tiền điện, nước, cước viễn thông, truyền hình và ai có tài khoản thanh toán tại ngân hàng đều dễ dàng đăng ký sử dụng dịch vụ này, do đó mục tiêu này là rất khả thi và có thể thực hiện được trong thời gian sớm hơn hoạch định.

Tập trung phát triển một số phương tiện và hình thức thanh toán mới, hiện đại, phục vụ cho khu vực nông thôn, vùng sâu, vùng xa, góp phần thúc đẩy Tài chính toàn diện (Financial Inclusion); tăng mạnh số người dân được tiếp cận các dịch vụ thanh toán, nâng tỷ lệ người dân từ 15 tuổi trở lên có tài khoản tại ngân hàng lên mức ít nhất 70% vào cuối năm 2020.

Hiện tại số tài khoản tiền gửi thanh toán cá nhân là 66,7 triệu người, chiếm 73% tổng dân số.

Đây có lẽ là mục tiêu khó nhất vì để phát triển các dịch vụ tài chính về khu vực nông thôn cần phải khuyến khích được các ngân hàng phát triển mạng lưới sâu rộng, trong khi nhiều ngân hàng hiện nay chỉ muốn phát triển mạng lưới tại các đô thị lớn, thậm chí

- 90 -

một số ngân hàng còn định hướng thu hẹp dần mạng lưới truyền thống, thay vào đó phát triển các kênh giao dịch hiện đại như Ebanking, Autobanking.

Để có thể phát triển các hình thức, phương tiện thanh toán hiện đại ở khu vực nông thôn đòi hỏi việc nâng cao dân trí cho người dân, tuy nhiên việc này khó có thể thực hiện trong ngắn hạn.

3.2. Một SO giải pháp phát triển thanh toán không dùng tiền mặt tại Vietinbank - Chi nhánh Bình Xuyên

3.2.1. Đối với Ngân hàng thương mại cổ phần Công thương Việt Nam

Mục tiêu trung, dài hạn của VietinBank là trở thành ngân hàng hàng đầu khu vực thông qua việc nâng cao năng lực cạnh tranh, năng lực quản trị, phát triển mạnh mẽ về mọi mặt hoạt động, mở rộng mạng lưới vươn tầm khu vực và quốc tế, trở thành cầu nối quan trọng trong việc thúc đẩy quan hệ kinh tế chiến lược giữa Việt Nam và các quốc gia trên thế giới. Đồng thời với đó, VietinBank nỗ lực nâng cao giá trị thương hiệu trong và ngoài nước.

VietinBank nhận định rõ ràng cải biến mô hình kinh doanh và phương thức bán hàng chính là nhân tố đột phá đảm bảo tăng trưởng bền vững, nâng cao năng lực cạnh tranh của ngân hàng trước làn sóng hội nhập dự báo sẽ ngày càng mạnh mẽ trong thời gian tới. Đồng thời, VietinBank nắm bắt linh hoạt và kịp thời các xu hướng tài chính của các nền kinh tế phát triển trong khu vực và trên thế giới cùng với sự phát triển của công nghệ trong Ngành Tài chính - Ngân hàng để đẩy mạnh hiện đại hóa, đẩy nhanh hoạt động số hóa ngân hàng, phát triển các sản phẩm, dịch vụ hiện đại có hàm lượng công nghệ cao, đáp ứng nhu cầu của thị trường.

Với vị thế là ngân hàng thương mại hàng đầu Việt Nam, VietinBank không đơn thuần theo đuổi mục tiêu kinh doanh hiệu quả và tăng trưởng lợi nhuận mà hướng đến lợi ích to lớn hơn là gắn sự phát triển với kinh tế - xã hội của đất nước, góp phần cùng Đảng, Chính phủ thực hiện cải thiện môi trường xã hội, thúc đẩy tăng trưởng bền vững, thực hiện tốt công tác an sinh xã hội. VietinBank tiếp tục khẳng định vị thế là ngân hàng đi đầu

- 91 -

thực hiện nghĩa vụ với cộng đồng, công tác an sinh xã hội, đồng hành cùng doanh nghiệp triển khai dự án xanh, dự án bảo vệ môi trường, đồng thời đẩy mạnh đầu tư cho giáo dục, y tế, cơ sở hạ tầng hướng tới mục tiêu phát triển bền vững, thể hiện đúng triết lý “Nâng giá trị cuộc sống”.

Dựa trên những thay đổi về chính sách pháp lý cũng như đề xuất, định hướng của Bộ Tài chính, Ngân hàng nhà nước Việt Nam, để thực hiện mục tiêu trung hạn và dài hạn hướng tới phát triển bền vững của VietinBank, cần có những thay đổi như sau trong công cuộc thúc đẩy thanh toán không dùng tiền mặt tại Ngân hàng:

Điều chỉnh biểu phí thực hiện tại Ngân hàng:Hiện nay, Ngân hàng VietinBank áp dụng nhiều khoản phí đối với sử dụng thẻ ATM:Phát hành thẻ ghi nợ nội địa: phí phát hành, phí duy trì, hạn mức rút tiền trong ngày, hạn mức thanh toán, phí chuyển khoản liên ngân hàng, số tiền phải giữ lại trong thẻ. Phát hành thẻ ghi nợ quốc tế: phí phát hành, phí duy trì, hạn mức rút tiền trong ngày, hạn mức thanh toán, phí chuyển khoản. Đối với những người không sử dụng thường xuyên hình thức dùng thẻ ATM thay cho tiền mặt, thì các biểu phí này còn khá cao và nhiều loại, cần xem xét giảm mức phí này ( ví dụ phí chuyển khoản ngoài ngân hàng ...( thấp hơn so với phí gửi tiền mặt ngoài Ngân hàng...) để người dân thấy được tiện ích của việc sử dụng thẻ ATM thanh toán tiện lợi hơn tiền mặt, có như vậy mới tăng số lượng người sử dụng thẻ ATM để thanh toán (chứ không phải chỉ để rút tiền).

Hiện đại hoá Ngân hàng :Mặc dù đã đưa vào sử dụng phần mềm chuyển tiền trực tuyến và ứng dụng chuyển tiền IPay, nhưng những ứng dụng này vẫn còn nhiều thao tác rườm rà, gây khó khăn cho người sử dụng, dẫn đến số lượng người sử dụng còn hạn chế, không tận dụng được hết công dụng của phần mềm, do đó, VietinBank cần chú trọng hơn về mặt này để việc sử dụng ứng dụng Ipay được dễ dàng, thuận tiện hơn.

Bảo mật thông tin^Song song với việc phát triển các phần mềm và ứng dụng Ngân hàng điện tử, VietinBank cần đặc biệt chú trọng vấn đề bảo mật. Trong tình hình phát triển tốc độ công nghệ cao, các hacker có thể lợi dụng sự thiếu bảo mật của hệ thống để

- 92 -

thực hiện các hành vi xấu, ảnh hưởng đến quyền lợi của khách hàng như: ăn cắp thông tin, chuyển tiền ra ngoài hệ thống... thì việc có một hệ thống bảo mật ứng dụng công nghệ cao, giảm thiểu tối đa việc rò rỉ, lỗi mạng. phần nào giúp khách hàng an tâm khi sử dụng các dịch vụ của VietinBank, tăng số lượng người sử dụng ATM và sử dụng phần mềm/ứng dụng thanh toán trực tuyến.

Mở rộng số lượng chi nhánh và văn phòng giao dịch về nông thôn: Hệ thống mạng lưới trong nước gồm 155 chi nhánh, trên 1.000 phòng giao dịch và quỹ tiết kiệm. Tuy nhiên, ở một số địa phương, chỉ có 01 chi nhánh/văn phòng giao dịch trên địa bàn toàn huyện/thị trấn, số lượng này cần được tăng lên để đạt mức độ “phủ sóng” hình anh Ngân hàng Vietin trên toàn quốc.

Tăng mật độ cây ATM ở các vùng nông thôn: Cùng với việc nghiên cứu để gia tăng các tiện ích sản phẩm cho khách hàng, VietinBank đã chú trọng mở rộng mạng lưới thanh toán. Từ 25 - 30 máy ATM năm 2001, đến nay, hệ thống máy ATM của VietinBank đã tăng lên gần 1.900 máy, được phân bổ rộng khắp tại các khu dân cư, trường học, bệnh viện, khách sạn, khu công nghiệp, trung tâm thương mại.nhưng con số này cần được gia tăng hơn,phát triển song song, đồng bộ cùng việc mở chi nhánh tại các vùng nông thôn, vùng sâu vùng xa trên cả nước.

Máy POS thanh toán: Số lượng POS của VietinBank cũng phát triển mạnh, đạt hơn 65.000 máy. Năm 2017, doanh số thanh toán thẻ của VietinBank tăng trưởng mạnh, đạt hơn 313.000 tỷ đồng. Càng ngày, nhu cầu sử dụng thẻ thanh toán của người dân càng nhiều, từ ở siêu thị, quán ăn, quán café, mua hàng giao tận nhà hoặc các dịch vụ thanh toán tiền điện, nước, cước Internet, cước điện thoại trả sau.nên việc phát triển hơn nữa số lượng máy POS và hệ thống thanh toán linh hoạt là cần thiết.

Mở rộng chi nhánh nước ngoài : Trên thị trường quốc tế, VietinBank có 2 chi nhánh ở CHLB Đức, 1 ngân hàng con 100% vốn tại CHDCND Lào và 1 văn phòng đại diện ở Myanmar. Cùng với sự phát triển về xuất nhập khẩu đa dạng, nên việc mở rộng thêm các chi nhánh ở nước ngoài cũng góp phần thúc đẩy quá trình thanh toán không

- 93 -

dùng tiền mặt bằng hình thức thanh toán qua thẻ tín dụng hoặc thư L/C (với hoạt động xuất nhập khẩu).

về Nhân sự, VietinBank đã triển khai đề án tinh giản lao động, hướng đến tăng năng suất lao động, nâng cao chất lượng nhân sự theo hướng tinh gọn và tinh nhuệ, đồng thời nâng cao hiệu quả hoạt động, chuyển đổi văn hoá, hướng tới khách hàng. Do vậy, để phát triển đồng bộ mạng lưới, mở rộng quy mô số lượng đi đôi chất lượng nên lượng nhân sự phát triển về trình độ chuyên môn nghiệp vụ, phát triển đồng bộ cả nhân viên trong toàn hệ thống Ngân hàng , cả các chi nhánh vietinBank ở nước ngoài.

3.2.2. Xây dựng, phát triển các hệ thống và dịch vụ thanh toán bán lẻ tại Vietinbank chỉ nhánh Bình Xuyên

Tăng cường dịch vụ thanh toán thẻ: Tiếp tục phát triển (cả về số lượng và chất lượng) kết hợp với sắp xếp hợp lý, nâng cao chất lượng, hiệu quả mạng lưới POS; phát triển mạng lưới POS dùng chung, thanh toán POS trên thiết bị di động (mPOS); tăng cường chấp nhận thanh toán thẻ trong các giao dịch thanh toán trực tuyến; mở rộng ra các cơ sở y tế, bệnh viện, trường học.Nghiên cứu, áp dụng các công nghệ thanh toán hiện đại mới với chi phí hợp lý, tốc độ thanh toán nhanh, đơn giản, tiện dụng và chất lượng cao.Khuyến khích phát triển các loại thẻ đa dụng, đa năng, thẻ phi vật lý, thẻ không tiếp xúc (để thu phí cầu đường, mua xăng dầu, mua vé xe buýt, đi taxi, chi trả bảo hiểm xã hội, thu học phí...).Nghiên cứu, triển khai một số biện pháp hành chính kết hợp với các biện pháp khuyến khích về lợi ích kinh tế nhằm phát triển thanh toán thẻ tại các điểm bán lẻ hàng hóa, dịch vụ; áp dụng các chế tài xử phạt mạnh hơn đối với vi phạm thu phụ phí thanh toán tại các điểm bán lẻ.

Xây dựng, phát triển Hệ thống bù trừ điện tử tự động cho các giao dịch thanh toán bán lẻ (ACH)Hệ thống ACH cung ứng dịch vụ bù trừ cho các giao dịch qua các phương tiện và kênh thanh toán khác nhau, phục vụ nhu cầu thanh toán của nhiều đối tượng như doanh nghiệp, cá nhân, cơ quan chính phủ; hệ thống xử lý các giao dịch ghi có và ghi nợ trực tiếp, phương tiện thanh toán mới, bù trừ các giao dịch thương mại điện tử và nộp thuế

- 94 -

điện tử.Hệ thống ACH hoạt động liên tục 24/7, đảm bảo hoàn tất nghĩa vụ giữa các khách hàng theo thời gian thực hoặc gần thời gian thực; là đầu mối kết nối với các hệ thống bán lẻ khác trong khu vực và trên thế giới. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam thực hiện quản lý, giám sát chặt chẽ đối với Hệ thống ACH, đảm bảo vận hành an toàn, hiệu quả, thông suốt phục vụ cho mục tiêu chung của thị trường, phù hợp thông lệ quốc tế .Ngân hàng Nhà nước Việt Nam phê duyệt các quy định và quy chế hoạt động của các hệ thống thanh toán bán lẻ quan trọng, trong đó làm rõ chức năng, nhiệm vụ và đặc điểm của hệ thống; cơ chế quản lý rủi ro, giải quyết tranh chấp; hướng dẫn vận hành, biện pháp xử lý khi một thành viên không tuân thủ quy định; trách nhiệm của thành viên hệ thống; biện pháp quản lý; các thông tin cơ bản của tin điện; cơ chế hoạt động liên tục; phí.

Hoàn thiện hệ thống thanh toán nội bộ của các ngân hàng. Xây dựng, cập nhật, hoàn thiện hệ thống thanh toán nội bộ, hệ thống core banking của các ngân hàng thương mại; đảm bảo kết nối thông suốt và tự động hóa khi kết nối với Hệ thống ACH và Hệ thống IBPS của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam; tiếp tục đầu tư cơ sở hạ tầng, phát triển mạnh các phương thức thanh toán điện tử như ngân hàng trực tuyến, thanh toán qua Internet, điện thoại di động, thanh toán không tiếp xúc và chấp nhận thanh toán không tiếp xúc, thanh toán không tiếp xúc trên di động, thanh toán trường gần (NFC) trên di động, thanh toán dựa trên nền tảng công nghệ đám mây, thanh toán số và thương mại dựa trên thiết bị điện tử; áp dụng các biện pháp an ninh, bảo mật mới, tiên tiến phù hợp với xu hướng thanh toán trên thế giới, đảm bảo thanh toán nhanh chóng, an ninh an toàn, ti ện lợi và có chi phí hợp lý.

Phát triển thanh toán điện tử phục vụ thương mại điện tử: Hoàn thiện, tăng cường kết nối giữa hạ tầng thanh toán điện tử của hệ thống ngân hàng với hạ tầng thanh toán của các đơn vị để đáp ứng tốt hơn yêu cầu thanh toán điện tử trong thương mại điện tử, tại các điểm bán lẻ và thanh toán hóa đơn hàng hóa, dịch vụ trực tuyến.Khuyến khích sử dụng các thiết bị điện tử để thanh toán hàng hóa, dịch vụ trên các kênh thanh toán điện tử khác nhau.Triển khai các biện pháp nâng cao chất lượng dịch vụ thương mại điện tử, tạo lập

- 95 -

nền tảng cho phát triển các dịch vụ thanh toán điện tử.Khuyến khích cơ quan, đơn vị, người dân, doanh nghiệp sử dụng các dịch vụ của Hệ thống ACH để thanh toán các loại cước, phí định kỳ, thanh toán trong hoạt động thương mại điện tử.

Phát triển, sắp xếp phù hợp mạng lưới máy giao dịch tự động (ATM): Nghiên cứu xây dựng, thực hiện quy hoạch lại mạng lưới ATM tại Việt Nam, đảm bảo hoạt động hiệu

Một phần của tài liệu 1383 thực trạng và giải pháp phát triển thanh toán không dùng tiền mặt tại NH công thương việt nam chi nhánh bình xuyên luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 100)