Tăng cường chất lượng, hiệu quả hoạt động kiểm tra, kiểm soát nội bộ

Một phần của tài liệu 1428 xử lý nợ xấu tại NH nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh tỉnh lạng sơn luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 98)

- Củng cố, kiện toàn hệ thống kiểm tra, kiểm soát nội bộ. Hệ thống kiểm tra nội bộ chuyên trách và các cán bộ kiểm tra hoạt động độc lập với các bộ phận nghiệp vụ và được độc lập đánh giá, kết luận, kiến nghị trong hoạt động kiểm tra kiểm soát.

- Xây dựng hoàn chỉnh các quy chế, quy trình kiểm tra. Xây dựng chương trình kiểm tra định kỳ (kể cả hệ thống giám sát từ xa) để giám sát phòng ngừa phòng ngừa mọi sai sót, mọi hành vi vi phạm pháp luật để bảo đảm an toàn hoạt động kinh doanh toàn hệ thống và từng đơn vị thành viên. Chủ động kiểm tra kiến nghị xử lý các trường hợp sai phạm, đảm bảo mọi hoạt động của Ngân hàng đều được kiểm tra kiểm soát chặt chẽ.

- Hệ thống kiểm tra phải chịu trách nhiệm trước giám đốc và việc kiểm tra giám sát bảo đảm thông suốt, an toàn và đúng pháp luật mọi hoạt động nghiệp vụ của Ngân hàng.

- Trên cơ sở xây dựng các hệ thống chỉ tiêu đánh giá hiệu quả chung của Ngân hàng, xây dựng và phát triển hệ thống thu thập, quản lý và cung cấp thông tin quản lý rủi ro trên tất cả các mặt hoạt động phục vụ cho việc kiểm tra kiểm soát đạt hiệu quả cao hơn.

- Chỉ đạo và thường xuyên kiểm tra việc thực hiện những kiến nghị của kiểm tra NHNN.

3.3. MỘT SỐ KIẾN NGHỊ 3.3.1. Kiến nghị với Chính phủ

- Hoàn thiện hệ thống văn bản pháp luật với những quy định cụ thể, rõ ràng; giảm thiểu những quy định khác nhau trong các hệ thống văn bản luật.

Từ đó tạo hành lang pháp lý vững chắc, đảm bảo quyền và nghĩa vụ chính đáng của các chủ thể tham gia hoạt động trong nền kinh tế. Đặc biệt cần nhanh chóng hoàn thiện hệ thống văn bản pháp luật về hoạt động của NHTM và hoạt động quản trị ngân hàng.

- Chính phủ cần hoàn thiện môi trường pháp lý cho hoạt động Ngân hàng. Cụ thể là: Sửa đổi Nghị định 163/2006/NĐ-CP ngày 29/12/2006 về giao dịch bảo đảm, tạo hành lang pháp lý đồng bộ cho hoạt động ngân hàng được an toàn, thông thoáng, phù hợp với thông lệ quốc tế.

- Hậu quả của gánh nặng nợ xấu không phải do Ngân hàng mà đây vốn là hậu quả của cơ cấu kinh tế không hợp lý, sự điều hành yếu kém của đại bộ phận doanh nghiệp Nhà nước. Vì vậy, Chính phủ cần tiến hành đẩy mạnh công tác đổi mới, sắp xếp lại, cổ phần hoá các doanh nghiệp Nhà nước để giúp Ngân hàng có điều kiện tiến hành thu nợ cũng như tạo nên khu vực kinh tế mới năng động hiệu quả hơn. Điều này tạo cơ hội mới để Ngân hàng có thể tăng cường đầu tư cho nền kinh tế và góp phần hạn chế nợ xấu.

- Chính phủ cần chỉ đạo quyết liệt hơn nữa và giao trách nhiệm cụ thể đối với các Bộ, ngành, địa phương phối hợp với các cơ quan ban ngành cùng với ngân hàng trong việc xử lý nợ xấu theo Nghị quyết 42. Điều này sẽ giúp cho Ngân hàng có thể tiến hành nhanh quá trình xử lý nợ và hạn chế những chi phí phát sinh trong quá trình thu nợ.

3.3.2. Kiến nghị với các cơ quan quản lý nhà nước

Giải pháp Xử lý nợ xấu của chi nhánh NHNo&PTNT tỉnh Lạng Sơn chỉ có thể thực hiện tốt nếu điều kiện kinh tế - xã hội và môi trường pháp lý ổn định, điều này khẳng định vai trò to lớn của Nhà nước và Chính phủ đối với hoạt động ngân hàng. Các chính sách mà Chính phủ cần làm để các NHTM nói chung và NHNo & PTNT nói riêng có điều kiện hoạt động tốt và hiệu quả có thể kể đến là:

- Cần hình thành và phát triển các tổ chức quản lý chuyên trách về thu thập, xử lý và cung cấp thông tin nhằm nâng cao tính hiệu quả thông tin của thị truờng, tạo điều kiện cho các ngân hàng trong việc đánh giá và dự báo rủi ro tín dụng. Tiếp tục phát triển và nâng cao tính hiệu quả của trung tâm thông tin tín dụng CIC xứng đáng là trung tâm xử lý dữ liệu nhanh chóng, với những thông tin đuợc cập nhật thuờng xuyên, đầy đủ, hỗ trợ đắc lực cho các NHTM.

- Thúc đẩy sự phát triển đồng bộ hệ thống thị truờng, đặc biệt là thị truờng tiền tệ, thị truờng BĐS, thị truờng chứng khoán. Hạn chế những hiện tuợng đầu cơ, thao túng thị truờng,.. nâng cao tính hiệu quả thị truờng.

- Xúc tiến việc thành lập thị truờng mua bán nợ và có thể cho phép sự tham gia của các tổ chức nuớc ngoài vào thị truờng này.

- Nhanh chóng cổ phần hóa các NHTM nhà nuớc, hạn chế sự can thiệp trực tiếp của các cơ quan quản lý nhà nuớc vào hoạt động của các NHTM nhà nuớc, tạo môi truờng cạnh tranh lành mạnh cho các tổ chức tài chính.

- Giám sát và tạo điều kiện cho hoạt động của các hiệp hội ngân hàng, hiệp hội các doanh nghiệp vừa và nhỏ,...Qua đó hỗ trợ và huớng dẫn hoạt động cho các doanh nghiệp và ngân hàng.

- Kiến nghị với Bộ Tài chính phối hợp với Bộ Tài nguyên và Môi truờng huớng dẫn chi tiết, cụ thể về việc nộp thuế khi xử lý tài sản bảo đảm của khách hàng khi thực hiện thu hồi nợ vay theo đúng tinh thần Nghị quyết 42/2017/QH14.

- Kiến nghị với Bộ Tài nguyên và Môi truờng huớng dẫn thủ tục chuyển quyền sử hữu, quyền sử dụng tài sản cho bên mua, bên nhận chuyển nhuợng tài sản bảo đảm của khoản nợ xấu của Tổ chức Tín dụng theo quy định tại Nghị quyết 42; sớm trình Chính phủ ban hành văn bản sửa đổi, bổ sung, thay thế Nghị định 163/2006/NĐ-CP ngày 29/12/2006 về giao dịch bảo đảm.

cấp tích cực phối hợp với Ngân hàng trong việc giữ gìn trật tự an ninh khi thu giữ tài sản bảo đảm.

- Cơ quan thi hành án tập trung và quyết liệt hơn nữa để giải quyết dứt điểm các vụ việc đang thi hành án.

- Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm soát nhân dân tối cao, Bộ Công An, cơ quan Thi hành án sớm có văn bản chỉ đạo về việc hoàn trả tài sản bảo đảm là vật chứng trong vụ án hình sự sau khi hoàn tất các thủ tục xác minh chứng cứ quy định tại Nghị quyết 42.

- UBND tỉnh, thành phố cần: tiếp tục rà soát, có văn bản huớng dẫn, chỉ đạo tới các cấp chính quyền cơ sở (phuờng xã) để huớng dẫn thực hiện theo NQ 42 và phân công trách nhiệm hỗ trợ quá trình thực hiện phuơng án thu giữ tài sản bảo đảm; quy định cơ chế giải quyết các vấn đề phát sinh nhằm đảm bảo an ninh trật tự, an toàn xã hội của chính quyền địa phuơng các cấp và cơ quan công an nơi tiến hành thu giữ tài sản bảo đảm hỗ trợ tốt nhất quá trình Agribank tiến hành thu giữ tài sản bảo đảm tại địa phuơng.

3.3.3. Kiến nghị với Ngân hàng nhà nước

- Nhanh chóng hoàn thiện và ban hành hệ thống văn bản pháp luật về hoạt động ngân hàng và quản trị rủi ro, xử lý nợ xấu trong hoạt động ngân hàng, đưa ra những hướng dẫn cụ thể cho các NHTM Việt Nam.

- Đẩy mạnh sự phát triển của thị trường nội tệ và ngoại tệ liên ngân hàng, tạo môi trường phát triển các nghiệp vụ tài chính phái sinh và thực hiện các biện pháp phòng ngừa rủi ro tín dụng. Đưa ra các quy định cụ thể để hướng dẫn và tạo điều kiện cho sự tham gia của các TCTD, TCKT và các doanh nghiệp.

- Đối với hoạt động mua bán nợ và công tác xử lý tài sản đảm bảo của các nợ khoản nợ có khả năng mất vốn cần có sự hướng dẫn và hỗ trợ từ phía các cơ quan quản lý nhà nước.

địa phương các cấp chung tay, tích cực phối hợp, không để tình trạng Ngân hàng tiếp tục đơn độc trong việc xử lý nợ xấu.

3.3.4. Kiến nghị với Agribank.

- Nghiên cứu cải tiến hồ sơ thủ tục tín dụng, theo hướng đơn giản nhưng đảm bảo tính pháp lý. Ký kết, tiếp nhận nhiều nguồn ủy thác trong và ngoài nước, đặc biệt là nguồn vốn trung và dài hạn, lãi suất thấp để đầu tư cho nông nghiệp và nông thôn.

- Hiện nay mức ủy quyền cho vay tối đa của các phòng giao dịch của chi nhánh đối với một khách hàng là rất thấp, đề nghị Agribank ra văn bản nâng mức phán quyết về hạn mức tín dụng.

- Hoàn thiện hệ thống chấm điểm tín dụng theo hướng ngày càng chặt chẽ hơn, sát hơn với các tiêu chuẩn quốc tế, nâng cao tính khách quan và tính hiệu quả cho công tác thẩm định tín dụng khách hàng.

- Trên sở tăng cường hiệu quả hoạt động giám sát nội bộ, cần có sự phân công, phân nhiệm rõ ràng giữa các bộ phận phòng ban và các cấp quản lý, tăng cường tính độc lập và chủ động của các chi nhánh.

- Thiết lập bộ phận chuyên trách liên kết hoạt động và thông tin giữa các bộ phận, các chi nhánh. Từ đó, một mặt tăng cường tính hiệu quả giám sát hoạt động

toàn hệ thống, mặt khác hỗ trợ kịp thời hoạt động của từng bộ phận, chi nhánh.

- Đẩy mạnh công tác quản trị rủi ro nói chung mà quản trị rủi ro tín dụng nói riêng thông qua việc triển khai các quy định và biện pháp cụ thể đối với các cấp quản lý cũng như cán bộ nhân viên.

- Tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát. Ngoài việc kiểm tra kiểm soát theo định kỳ, Agribank cần tổ chức nhiều đợt kiểm tra đột xuất tại các Chi nhánh có biểu hiện bất thường, kiểm tra chéo giữa các Chi nhánh, giữa các CBTD với nhau.

công tác phí, bảo hộ lao động, đào tạo nâng cao trình độ nghiệp vụ, kiến thức pháp lu ật, thẩm định dự án.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 3

Với sự tìm hiểu thực tế và những đánh giá một cách tổng quát về định hướng phát triển của chi nhánh NHNo&PTNT tỉnh Lạng Sơn trong những năm tới, tác giả đã đưa ra một số giải pháp nhằm giúp chi nhánh có thể nâng cao chất lượng tín dụng, đẩy mạnh được công tác xử lý nợ xấu dựa trên những điều kiện thuận lợi do hệ thống chính sách, sự quan tâm của Nhà nước, Ngân hàng Nhà nước mang lại hay những giải pháp từ phía bản thân nội lực của NHNo&PTNT Việt Nam và chi nhánh NHNo&PTNT tỉnh Lạng Sơn .

Phải nói rằng, nếu chi nhánh NHNo&PTNT tỉnh Lạng Sơn có thể kết hợp hài hòa giữa lợi ích kinh tế của chi nhánh với lợi ích cá nhân và đặt nó trong mối quan hệ trong hệ thống và nền kinh tế đất nước thì chi nhánh sẽ có được bước tiến đáng kể cho hoạt động kinh doanh của mình và cho cả hoạt động xử lý nợ xấu, đó sẽ là những điều kiện và những giải pháp giúp chi nhánh NHNo&PTNT tỉnh Lạng Sơn nâng cao chất lượng và tăng trưởng tín dụng, hạn chế nợ xấu phù hợp với kế hoạch NHNo&PTNT Việt Nam giao và mang lại hiệu quả kinh doanh cho chi nhánh.

KẾT LUẬN

Quá trình hội nhập vào nền kinh tế khu vực và thế giới đang mở ra nhiều cơ hội cho hệ thống NHTM nói chung và Agribank Chi nhánh tỉnh Lạng Sơn nói riêng nhung cũng đặt ra những thách thức không nhỏ đòi hỏi phải có những thay đổi thích ứng, đặc biệt là công tác tín dụng. Hiện nay, Agribank Chi nhánh tỉnh Lạng Sơn đang đẩy mạnh các giải pháp hữu hiệu nhằm làm tốt công tác xử lý nợ xấu, nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng để đảm bảo hoạt động của Chi nhánh hiệu quả, bền vững. Không ngừng mở rộng thị phần, tăng sức cạnh tranh, nâng vị thế của mình.

Trong phạm vi nghiên cứu, Luận văn đã khái quát những vấn đề về xử lý nợ xấu hiệu quả tín dụng của NHTM, mục đích và ý nghĩa của việc xử lý nợ xấu

nâng cao hiệu quả tín dụng tại NHTM. Trên cơ sở phân tích thực trạng hiệu quả

tín dụng tại Agribank Chi nhánh tỉnh Lạng Sơn, tìm ra những tồn tại, yếu kém và

những nguyên nhân. Luận văn đã đua ra các giải pháp xử lý nợ xấu nâng cao hiệu

quả tín dụng tại Chi nhánh. Đồng thời, với định huớng và quan điểm phát triển kinh tế của Đảng và Nhà nuớc, chiến luợc phát triển kinh tế xã hội và của ngành

ngân hàng và địa phuơng. Luận văn cũng đề xuất một số kiến nghị với các cơ quan Nhà nuớc có thẩm quyền, Ngân hàng Nhà nuớc và NHNo & PTNT Việt Nam nhằm thực hiện đuợc các giải pháp đã đề ra, góp phần từng buớc nâng cao

hiệu quả tín dụng, hiệu quả kinh doanh của Agribank Chi nhánh tỉnh Lạng Sơn,

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Hồ Diệu (2000), Tín dụng ngân hàng, NXB thống kê Hà Nội.

2. Trần Đình Định, Quản trị rủi ro trong hoạt động ngân hàng theo chuẩn mực, thông lệ quốc tế và quy định của Việt Nam, NXB Tư Pháp 2/2008.

3. TS. Nguyễn Đại Lai: “Làm gì để xử lý nợ xấu ”, Tạp chí Cộng sản, 05/01/2013.

4. Tô Kim Ngọc (2005), Lý thuyết tiền tệ ngân hàng; Nhà xuất bản thống kê Hà Nội.

5. Nguyễn Văn Tiến (1999), Quản trị rủi ro trong kinh doanh ngân hàng, Nhà xuất bản thống kê Hà Nội.

6. TS. Nguyên Thị Kim Thanh: “Lựa chọn mô hình xử lý nợ xấu ở Việt Nam ”, Tạp chí Tài chính số 11/2012.

7. Luật Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (2010).

8. Luật các Tổ chức tín dụng (2010).

9. Các Văn bản hiện hành của NHNN Việt Nam và của NHNo & PTNT Việt Nam.

10.NHNo&PTNT Chi nhánh tỉnh Lạng Sơn, Báo cáo tổng kết hoạt động kinh doanh năm 2014, 2015, 2016, 2017.

11.NHNo&PTNT Chi nhánh tỉnh Lạng Sơn, Báo cáo kế toán năm 2014, 2015, 2016, 2017.

12.Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam, Lịch sử 25 năm xây dựng và trưởng thành, Nhà xuất bản Văn hóa thông tin, Hà Nội.

13.Một số các Luận án Tiến sỹ và Luận văn tiến sỹ được lưu trữ tại thư viện các Trường Đại học, Học viện.

14.http: //www.ncseif.gov.vn/sites/vie/Pages/noxaucuahethongngan-nd- 16314.html

15.Http: //ub.com.vn/ threads/xu-ly-no-xau-thong-qua-amc-va-kinh-nghiem- cho-viet-nam.11426/.

16.bài viết: “Bức tranh toàn diện về xử lý nợ xấu ngân hàng từ 2010 đến tháng 8/2015”, http://cafef.vn/tai-chinh-ngan-hang/buc-tranh-toan- dien-ve-xu-ly-no-xau-ngan-hang-tu-2010-den-thang-8-2015-. 20150904084710834.chn. 17.http: //agribank. ngan-hang.com/chi-nhanh/lang-son 18.http: //agribank. ngan-hang.com/chi-nhanh/lang-son/chi-nhanh-thanh-pho- lang-son 19.http: //www.thesaigontimes .vn/taichinh/nganhang/ 20.https://www.sbv.gov.vn/webcenter/portal/vi/menu/rm/apph/tbnh; 21.https://voer.edu.vn/m/hieu-qua-cua-tin-dung/b44bd 171 22.http://www.tailieu.tv/tai-lieu/hieu-qua-cua-tin-dung-21401/ 23.http://tailieu.vn/doc/thuyet-trinh-quan-ly-no-xau-tai-viet-na1686642.html

Một phần của tài liệu 1428 xử lý nợ xấu tại NH nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh tỉnh lạng sơn luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 98)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(105 trang)
w