Tầm quan trọng của xử lýnợ xấu

Một phần của tài liệu 1428 xử lý nợ xấu tại NH nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh tỉnh lạng sơn luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 27 - 29)

Nợ xấu có tác động rất lớn tới hoạt động kinh doanh của Ngân hàng, nó là một trong những nguyên nhân chính gây sụp đổ Ngân hàng. Do đó, việc xử lý nợ xấu có ý nghĩa hết sức quan trọng đối với hoạt động kinh doanh tại Ngân hàng. Xử lý tốt sẽ tạo ra một danh mục cho vay có chất lượng, nâng cao chất lượng của hoạt động cho vay, hạn chế tổn thất và tăng lợi nhuận cho Ngân hàng, từ đó kích thích các hoạt động khác của Ngân hàng phát triển. Vì thu nhập từ hoạt động tín dụng luôn đóng một tỷ trọng lớn trong tổng thu nhập của Ngân hàng nên hoạt động có hiệu quả có ảnh hưởng rất lớn đến các hoạt động khác của Ngân hàng. Việc có ít khoản vay có vấn đề sẽ giúp Ngân hàng không phải tốn một lượng vốn phải trích cho quỹ dự phòng rủi ro và quỹ dự phòng tài chính. Chính vì điều này sẽ giúp Ngân hàng có thể mở rộng các hoạt động khác như tăng cường mở rộng hệ thống chi nhánh, mở rộng các sản phẩm dịch vụ mới.

Mặt khác, xử lý tốt nợ xấu không chỉ giúp ngân hàng mà còn giúp cho nền kinh tế để thanh lọc cơ thể của các ngân hàng trở nên lành mạnh hơn và để cho các ngân hàng tập trung vốn cho tăng trưởng nền kinh tế. Chính vì vậy nền kinh tế đang cần một hệ thống ngân hàng lành mạnh và phục vụ hữu hiệu cho Quốc gia. Đây cũng chính là mục đích tối hậu trong vấn đề xử lý nợ xấu.

Việc xử lý nợ xấu sẽ giúp cho hệ thống Ngân hàng thoát khỏi nguy cơ đổ vỡ hàng loạt, doanh nghiệp sẽ tiếp cận được nguồn vốn rẻ một cách dễ dàng hơn, không như trước đây cho nên việc tái sản xuất sẽ được đẩy mạnh,

thất nghiệp sụt giảm vấn đề an ninh xã hội ổn định. Bên cạnh đó, thanh lọc nợ xấu khỏi ngân hàng sẽ tạo lòng tin nơi công chúng.

Thời gian qua, nợ xấu ngân hàng là vấn đề nhức nhối đối với nền kinh tế

nói chung và các ngân hàng thương mại nói riêng, tỷ lệ nợ xấu cao không cho phép các ngân hàng tăng trưởng dư nợ tín dụng, điều này gián tiếp ảnh hưởng đến việc thực hiện các chỉ tiêu kinh tế vĩ mô đã được chính phủ đặt ra. Nhiệm vụ xử lý nợ xấu là yêu cầu quan trọng trong quá trình tái cơ cấu ngành ngân hàng, tạo tiền đề cho sự lớn mạnh của các ngân hàng thương mại tại Việt Nam, từ đó mà nền kinh tế mới tham gia hội nhập sâu rộng với kinh tế thế giới.

Xử lý nợ xấu ảnh hưởng đến việc thu Ngân sách, trong bối cảnh nợ công đang tăng cao thì việc giải bài toán tăng thu Ngân sách rất quan trọng. Trong hoạt động của Ngân hàng thương mại, khi phát sinh nợ xấu thì các Ngân hàng phải trích lập dự phòng rủi ro, hành động này ảnh hưởng đến lợi nhuận của các Ngân hàng đồng thời gián tiếp ảnh hưởng đến việc nộp Ngân sách. Hơn nữa, các Ngân hàng phải duy trì mức lãi suất cao hơn vì việc trích lập dự phòng rủi ro, kéo theo chi phí vốn của doanh nghiệp vay vốn tăng lên theo làm cho lợi nhuận của doanh nghiệp giảm đi, và thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp cũng thấp hơn.

Kết quả xử lý nợ xấu trong thời gian qua chưa được như kỳ vọng, mặc dù đã nhận được sự hỗ trợ của Chính phủ, NHNN... và nỗ lực tự thân của các NHTM. Việc xử lý nợ xấu là công việc không hề đơn giản mất nhiều thời gian và tiền bạc. Do đó việc xử lý nợ xấu trong thời gian tới rất quan trọng, nhằm xử lý triệt để mục tiêu lành mạnh tình hình tài chính của các Ngân hàng thương mại trong quá trình tái cơ cấu hệ thống Ngân hàng, đồng thời giải bài toán tăng thu Ngân sách, giảm mặt bằng lãi suất cho vay trong nền kinh tế.

Qua những phân tích nêu trên, chúng ta có thể hiểu được tầm quan trọng của xử lý nợ xấu của hệ thống Ngân hàng, đã biết được nợ xấu tác động

thế nào tới “sức khỏe” nền kinh tế, tới hoạt động sản xuất kinh doanh của DN. Vì vậy, nhiệm vụ xử lý nợ xấu của ngành Ngân hàng tiếp tục cần phải được đặt lên hàng đầu, cần sự vào cuộc mạnh mẽ hơn nữa của các cơ quan chức năng, giúp cho việc xử lý nợ xấu đi vào thực chất.

Một phần của tài liệu 1428 xử lý nợ xấu tại NH nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh tỉnh lạng sơn luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 27 - 29)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(105 trang)
w