Thực trạng nợ xấu

Một phần của tài liệu 1428 xử lý nợ xấu tại NH nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh tỉnh lạng sơn luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 68)

2.2.2.1. về qui mô nợ xấu.

Bảng 2.5: Quy mô nợ xấu giai đoạn (2014- 2017)

xấu xấu Công ty CP 14,29 5 17.2 % 10,72 4 36.1 % 1,404 7,72% 12,77 6 32% Công ty TNHH 46,33 55.8 62 2.1 127 0.7% 0,44 1% DNTN 2,59 9 % 3.1 - % 0.0 _______ 0% HTX 36 0 0.4 % 34 8 1.2 % ________ 0.005% 0,2 1% Hộ GĐ, CN 19,44 23.4 18,02 60.6 16,663 91.58 25,97 66% Tổng cộng 83,03 2 100, 0 29,72 4 100,0 18,195 100.0 39,39 7 100

Nguồn: Báo cáo cân đối của NHNo & PTNT tỉnh Lạng Sơn qua các năm từ 2014-2017

Qua bảng số liệu trên cho thấy trong bốn năm từ năm 2014-2017 thì năm 2014 có số nợ xấu cao nhất là 83 tỷ đồng, chiếm 2,54% trên tổng du nợ cho vay, so với tỷ lệ nợ xấu chung cuả các NHTM thì đây là tỷ lệ chua phải là cao (mức trung bình cho phép là 3%), điều này cho thấy Agribank chi nhánh Lạng Sơn đảm bảo chất luợng tín dụng tuơng đối tốt, chua có tiềm ẩn về rủi ro tín dụng.

Năm 2015, nợ xấu của Agribank chi nhánh Lạng Sơn tiếp tục giảm ở mức 29,9 tỷ đồng, chiếm 0,725% khi du nợ cho vay vẫn tiếp tục tăng đạt mức 4.122 tỷ đồng, Với tỷ lệ nợ xấu chỉ ở mức thấp nhu vậy, chứng tỏ chất luợng tín dụng của Agribank chi nhánh Lạng Sơn tiếp tục đuợc duy trì và ngày càng đi vào chất luợng.

Năm 2016, khi tổng du nợ cho vay đạt 5.755 tỷ đồng thì nợ xấu chỉ có

18,2 tỷ, chiếm 0,32% trên tổng du nợ cho vay. Đây là tỷ lệ nợ xấu đuợc coi là rất thấp mà hiện tại nhiều NHTM muốn phấn đấu đạt đuợc.

Năm 2017, khi tổng du nợ cho vay đạt 6.808 tỷ đồng thì nợ xấu chỉ có 39,3 tỷ, chiếm 0,58% trên tổng du nợ cho vay. Đây là tỷ lệ nợ xấu khá thấp chứng tỏ chất luợng tín dụng của Agribank chi nhánh Lạng Sơn tiếp tục đuợc duy trì tốt.

Chỉ tiêu nợ xấu của từng năm càng ngày càng giảm và rất thấp . Chất luợng hoạt động tín dụng của Agribank chi nhánh tỉnh Lạng Sơn là tốt, không

ẩn chứa nhiều rủi ro trong hoạt động tín dụng. Tại Agribank chi nhánh Lạng Sơn năm 2014 nợ xấu ở mức tương đối cao chiếm tỷ lệ 2,54%/ tổng dư nợ, đối tượng chủ yếu là các doanh nghiệp có dư nợ lớn, tập trung tại địa bàn Thành Phố, Lộc Bình quá trình xử lý, thu hồi nợ kéo dài và gặp nhiều khó khăn, vướng mắc. Năm 2015, được coi là năm thành công trong điều hành chính sách tiền tệ của NHNN; với các giải pháp quyết liệt để xử lí nợ xấu theo Đề án của Chính phủ; ngành Ngân hàng đã cơ bản xử lí được nợ xấu và đưa nợ xấu về mức dưới 3%/tổng dư nợ. Tại địa bàn tỉnh Lạng Sơn, các ngân hàng cũng rất nỗ lực và tích cực tìm ra các giải pháp phù hợp để giảm nợ xấu. Đến cuối năm 2015, nợ xấu toàn địa bàn là 164 tỷ đồng chiếm 1,02%/tổng dư nợ (giảm 178 tỷ đồng = 1,76%). Riêng Agribank tỉnh Lạng Sơn tỷ lệ nợ xấu giảm khá tốt xuống còn 0,72%/tổng dư nợ. Bước sang năm 2016, nợ xấu tại Agribank chi nhánh tỉnh Lạng Sơn tiếp tục có xu hướng giảm hơn xuống còn 0,32%/tổng dư nợ, do chi nhánh đã tập trung xử lý quyết liệt, giảm thiểu nợ xấu bằng nhiều hình thức. Tuy nhiên đến năm 2017, nợ xấu tại chi nhánh lại có xu hướng tăng trở lại ở mức 0.58%/tổng dư nợ.

2.2.2.2. Cơ cấu nợ xấu.

a) Nợ xấu phân theo thành phần kinh tế.

Bảng 2.6: Nợ xấu phân theo thành phần kinh tế.

Biểu đồ 2.4: Sự biến động tỷ lệ nợ xấu của các thành phần kinh tế tại Agribank chi nhánh Lạng Sơn từ năm 2014-2017.

—Công ty cổ phần -■-Công ty TNHH —À— Doanh nghiệp nhân —*— Hợp tác xã —*— Hộ gia đình, cá nhân

Trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn các doanh nghiệp nhà nước hầu hết là doanh nghiệp nhỏ và vừa đã được cổ phần hóa, hoạt động của các doanh nghiệp này tương đối có hiệu quả. Tuy nhiên, số lượng doanh nghiệp nhà nước ít (100% vốn nhà nước và có vốn nhà nước tham gia chỉ có 05 doanh nghiệp: Công ty sổ số, Công ty Chợ, Công ty cấp thoát nước...); do đó sự đóng góp của các doanh nghiệp này vào phát triển kinh tế xã hội của tỉnh hạn chế và các doanh nghiệp này đều không có quan hệ vay vốn với ngân hàng. Số có quan hệ vay vốn là nhóm các công ty cổ phần (CTCP), công ty trách nhiệm hữu hạn (TNHH), doanh nghiệp tư nhân (DNTN), hộ gia đình, cá nhân...

Phân tích bảng số liệu và sơ đồ trên thấy rằng: Nợ xấu của khối Hộ gia đình và cá nhân thường xuyên cao hơn nợ xấu của thành phần khối Doanh nghiệp và hợp tác xã, bình quân các năm thành phần hộ gia đình, cá nhân có tỷ lệ nợ xấu bằng 58,33% tổng nợ xấu toàn địa bàn, còn lại 41,67% tổng nợ xấu là của khối các doanh nghiệp.

Nhóm công ty cổ phần (CTCP) và công ty trách nhiệm hữu hạn (TNHH) là nhóm thường xuyên có nợ xấu cao nhất trong các thành phần kinh tế doanh nghiệp, tương ứng với dư nợ của các doanh nghiệp này cũng chiếm tỷ trọng

cao trong cơ cấu dư nợ của các ngân hàng.

Năm 2014, nợ xấu của nhóm CTCP và công ty TNHH trên địa bàn 60.633 tỷ đồng, chiếm 73% tổng nợ xấu (cao nhất trong giai đoạn 2014- 2017), và đến năm 2015 nợ xấu giảm còn 11.351 tỷ đồng, nhưng chiếm tỷ trọng 38.2% tổng nợ xấu toàn địa bàn. Tuy nhiên tỷ lệ nợ xấu/dư nợ của 02 loại hình doanh nghiệp này đã giảm nhanh xuống còn 8.42% năm 2016.

Nợ xấu của hộ gia đình, cá nhân trong giai đoạn 2014 - 2017 cũng là một mối quan tâm trong công tác xử lí nợ xấu của ngân hàng, vì trong những năm trước, các ngân hàng đầu tư mạnh cho vay hộ kinh doanh, đặc biệt là cho vay tiêu dùng; việc thẩm định và kiểm tra trước, trong và sau khi cho vay nhiều khi bị nới lỏng, do vậy nợ xấu phát sinh cao, thường xuyên chiếm tỷ trọng từ trên 30% đến trên 40% tổng nợ xấu toàn địa bàn.

Các ngân hàng đã rất tích cực rà soát, cơ cấu lại các khoản nợ, thực hiện các giải pháp quyết liệt để thu hồi nợ, nhưng nợ xấu của thành phần này đã không giảm xuống mà tỷ lệ vẫn tăng lên, năm 2016 ở mức 16.663 tỷ chiếm 91.58% tổng nợ xấu.

b) Nợ xấu phân theo ngành kinh tế.

Theo số liệu báo cáo của NHNN chi nhánh tỉnh Lạng Sơn năm 2017, nợ xấu tập trung vào Hoạt động tiêu dùng và chi tiêu cá nhân (40,8%); Sản xuất nông lâm nghiệp (17,9%); thương mại, dịch vụ, (5,8%)... nợ xấu ngành SX công nghiệp chiếm tỷ lệ (5,2%) .

Lạng Sơn là tỉnh có nền kinh tế phát triển chậm, mặc dù GDP hằng năm tăng trưởng bình quân trên 8%, nhưng xuất phát điểm của Lạng Sơn thấp, cơ cấu kinh tế chủ yếu là nông nghiệp, công nghiệp không phát triển; trong những năm gần đây, phát huy thế mạnh là khu vực biên giới có các cửa khẩu nối liên Việt Nam - Trung Quốc. Định hướng của tỉnh là song song với việc phát triển các ngành kinh tế thì dịch vụ, du lịch cũng là một mũi nhọn để Lạng Sơn phát triển nhanh và bền vững.

Bảng 2.7: Nợ xấu phân theo ngành kinh tế

Xây dựng 18.148 21,9 % 1.250 4,2% 750 4,1% 12.784 32% Nông, lâm nghiệp 5 7.46 9,0% 6.652 %22,4 83.25 17,9% 27.57 19% Hoạt động tiêu dùng và chi tiêu cá nhân 5.182 6,2% 5.771 %19,4 07.43 40,8% 78.47 22% Khác 25.089 30,2 % 14.251 47,9 % 4.74 7 26,1% 7.79 6 20% Cộng 83.033 100,0 % 29.724 100,0 % 18.194 100,0% 39.397 100%

sản xuất nông lâm nghiệp vẫn là ngành có nợ xấu nợ lớn nhất, tiếp đến là ngành thuơng mại, dịch vụ; công nghiệp; do tác động của cung cầu thị trường... hàng tồn kho lớn, nhu cầu chi tiêu giảm sút, nên tổng nợ xấu của 2 nhóm ngành này chiếm tỷ trọng cao hơn các ngành khác. Tuy nhiên, nền kinh tế phục hồi, khởi sắc, bà con nông dân không tiêu thụ được sản phẩm, khi nhu cầu chi tiêu người dân tăng trở lại. thì việc giải quyết nợ xấu nhóm này trên địa bàn sẽ được xử lí tương đối có hiệu quả.

Ngành thương mại, dịch vụ là nhóm ngành sử dụng vốn sai mục đích nhiều nhất; thực tế cho thấy, khi vay được vốn, thường họ chỉ đầu tư vào SX- KD thực một phần, phần khác đầu tư bất động sản, chứng khoán, thậm chí là

cho vay nặng lãi... nên khi thị trường BĐS đóng băng, tình hình kinh tế suy giảm... không có nguồn thu. Nhóm ngành kinh tế này có thành phần hộ gia đình, cá nhân; vì vậy, số lượng khách hàng tương đối lớn; việc giám sát sử dụng vốn vay khó khăn hơn. Chính vì vậy, không chủ quan và các ngân hàng vẫn cần phải sát sao hơn trong quá trình thẩm định, cho vay, kiểm tra việc sử dụng vốn vay để kiểm soát được chất lượng tín dụng, đồng thời xử lí những vấn đề phát sinh được kịp thời.

Cho vay Hoạt động tiêu dùng và chi tiêu cá nhân có tỷ lệ nợ xấu khá cao trong các ngành kinh tế có quan hệ tín dụng với Agribank chi nhánh tỉnh Lạng Sơn, nhưng thực tế thì số tuyệt đối dư nợ cho vay nhóm này cũng rất cao, đạt 8.477 tỷ đồng tại thời điểm 31/12/2017.

Tỷ lệ nợ xấu nhóm ngành xây dựng có xu hướng tăng trở lại. Trong những năm qua, việc thị trường BĐS trên địa bàn đóng băng kéo dài và nợ đọng xây dựng cơ bản cao, khả năng sinh lời không có, đã tác động không nhỏ tới khả năng trả nợ của các DN hai lĩnh vực này. Mặc dù trong năm 2017, UBND tỉnh Lạng Sơn đã thực hiện nhiều giải pháp tăng cường quản lý vốn đầu tư ngân sách và cân đối thanh toán nợ đọng xây dựng cơ bản bằng việc rà soát lại các dự án đầu tư, phê duyệt và khởi công các dự án mới có hiệu quả, tập trung xử lý và khơi thông những dự án còn dang dở; Nhưng nguồn thu ngân sách thấp dẫn đến việc thanh toán vốn cho lĩnh vực xây dựng cơ bản ít làm cho các công ty xây dựng rất khó khăn trong thanh toán các khoản nợ đến hạn cho Ngân hàng.

2.2.3. Thực trạng xử lý nợ xấu

Ngân hàng Nông nghiệp & Phát triển Nông thôn Việt Nam, chi nhánh tỉnh Lạng Sơn những năm qua đã chủ động, tích cực triển khai, quyết liệt, mạnh mẽ, bằng nhiều biện pháp để xử lý nợ xấu cùng với các biện pháp tăng cường kiểm soát chất lượng tín dụng nhằm góp phần tháo gỡ khó khăn cho

sản xuất kinh doanh, thúc đẩy đầu tu, thuơng mại, tiêu dùng và phát triển thị truờng thuộc phạm vi quản lý nhà nuớc ở địa phuơng.

Agribank chi nhánh Lạng Sơn thuờng xuyên và tích cực tiến hành rà soát, đánh giá lại thực trạng TSĐB, tình trạng pháp lý hồ sơ TSĐB, giá thị truờng, khả năng thanh khoản của từng TSĐB các khoản vay, bổ sung, hoàn thiện hồ sơ vay vốn để có biện pháp xử lý các món nợ xấu trong năm tiếp theo.

Với sự quan tâm và sự vào cuộc đồng bộ, quyết liệt của cả hệ thống chính trị về vấn đề nợ xấu hiện nay; nhằm tạo ra hành lang pháp lý giúp Agribank chi nhánh Lạng Sơn xử lý vấn đề nợ xấu một cách hiệu quả.

Năm 2014 là năm các ngân hàng thực hiện Thông tu số 02/2013/TT- NHNN của NHNN VN có hiệu lực thi hành từ ngày 01/06/2014 qui định về phân loại tài sản có, mức trích, phuơng pháp lập dự phòng rủi ro để xử lí rủi ro trong hoạt động của TCTD, chi nhánh ngân hàng nuớc ngoài; theo đó, phạm vi, phuơng pháp xác định, phân loại nợ, trích lập DPRR... đuợc mở rộng thêm cho nên mặc dù các ngân hàng đã rất nỗ lực trong việc xử lí nợ xấu, đua tỷ lệ nợ xấu giảm so với tổng du nợ, nhung về số tuyệt đối giảm không đáng kể và vẫn ở mức tuơng đối cao. Tuy nhiên, nhìn tổng thể, việc xử lí nợ xấu của các ngân hàng trong năm 2014 đã đạt đuợc kết quả tích cực. Các biện pháp xử lý nợ xấu nhằm làm trong sạch chất luợng tín dụng nhu: Bán các khoản nợ xấu cho VAMC; kiểm soát gia tăng nợ xấu; nâng cao chất luợng tín dụng cơ cấu lại các khoản nợ, đồng thời tích cực xử lý, thanh lý TSĐB. để thu hồi vốn vay đuợc các ngân hàng thực hiện đồng bộ. Bên cạnh đó, nền kinh tế cả nuớc và trên địa bàn tỉnh đã có buớc chuyển biến, khởi sắc, nhiều DN, hộ dân vay vốn và tiếp tục vay vốn để đầu tu phát triển SX- KD. Nhờ đó, tại thời điểm cuối năm 2014, du nợ tăng 12,54% so năm 2013, nhung nợ xấu đã có chiều huớng giảm (Giảm 13 tỷ đồng và giảm 0,47% so năm 2013). Điều này phản ánh kết quả điều hành chính sách tiền tệ của NHNNVN, sự chỉ đạo của

NHNN Lạng Sơn đối với các TCTD, đồng thời cũng phản ánh những cố gắng của hệ thống NHTM trong việc nâng cao chất lượng tín dụng toàn địa bàn.

Năm 2014 cũng là năm khối NHTM nhà nước có tỷ lệ nợ xấu tăng cao, chiếm 91,4% tổng nợ xấu toàn địa bàn, riêng Agribank chi nhánh Lạng Sơn số nợ xấu là 83 tỷ đồng, chiếm 2,54% tổng dư nợ. Sau thời gian thực hiện nghị quyết của Chính phủ về tháo gỡ khó khăn cho hoạt động sản xuất kinh doanh, hỗ trợ thị trường; các ngân hàng thực hiện phân loại nợ theo Thông tư 02/2014/TT-NHNN; các khoản nợ cơ cấu lại không được giữ nguyên nhóm nợ; các khoản nợ trước đây được cơ cấu lại nợ nhưng khách hàng không trả vốn vay đúng hạn... sẽ phải xếp vào nhóm nợ cao hơn. Do đó, trong năm 2014 các NHTM nhà nước có tỷ lệ nợ xấu cao (tập trung tại một số dự án lớn: Nhà máy Xi măng Đồng Bành; Nhà máy Xi măng Lạng Sơn; Thủy điện...).

Mặc dù đã thực hiện giao khoán đến các bộ phận, cán bộ tín dụng, thường xuyên đôn đốc, chỉ đạo các chi nhánh loại III, PGD trực thuộc, tuy nhiên đa số nợ đã XLRR thuộc diện phá sản, giải thể, trốn, chết, mất tích, không có mặt ở địa phương nên tỷ lệ thu đạt thấp so với kế hoạch.

Chi nhánh đã thực hiện nghiêm túc chủ trương, chính sách của Chính phủ, chính quyền địa phương, Ngân hàng Nhà nước về chính sách tiền tệ năm 2014, góp phần ổn định kinh tế - xã hội, thúc đẩy tăng trưởng dư nợ bền vững; Triển khai kịp thời chỉ đạo của NHNN, Agribank về chính sách tiền tệ: thực hiện tốt qui định về lãi suất cho vay, chủ động phối hợp cùng khách hàng tìm các giải pháp tháo gỡ khó khăn như: Cơ cấu nợ, giảm lãi suất tiền vay, cho vay bổ sung vốn đối với khách hàng có phương án, dự án sản xuất kinh doanh khả thi, có khả năng trả nợ, phù hợp với kế hoạch SXKD của khách hàng.

Song song với việc tăng trưởng tín dụng năm 2014 Agibank chi nhánh Lạng Sơn cũng đã đặc biệt quan tâm tới chất lượng trong hoạt động tín dụng, thường xuyên tập huấn chế độ nghiệp vụ đến các chi nhánh loại III, PGD; tiến

hành kiểm tra theo các chuyên đề; thành lập Ban chỉ đạo xứ lý nợ xấu, nợ tiềm ẩn rủi ro để phân tích đánh giá các khoản nợ xấu nợ tiềm ẩn rủi do đang tồn tại. Qua đó công tác tín dụng đã từng buớc đuợc nâng cao, tỷ lệ nợ xấu tại các chi nhánh đã giảm rõ rệt.

Agribank chi nhánh Lạng Sơn tiến hành đánh giá lại chất luợng và khả năng thu hồi các khoản nợ để có biện pháp xử lý nợ xấu, cụ thể:

- Thực hiện trích lập dự phòng rủi ro 182 món, số tiền trích 32,6 tỷ đồng. - Thực hiện cơ cấu lại thời hạn trả nợ 174 món, với số tiền là 38,1 tỷ đồng. - Xử lí nợ xấu 82 món với tổng số tiền là 47 tỷ đồng; trong đó:

Một phần của tài liệu 1428 xử lý nợ xấu tại NH nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh tỉnh lạng sơn luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 68)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(105 trang)
w