CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG TỚI CÔNG TÁC XỬ LÝNỢ XẤU

Một phần của tài liệu 1428 xử lý nợ xấu tại NH nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh tỉnh lạng sơn luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 31)

XẤU

CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI 1.3.1. Nhân tố khách quan

Môi trường pháp lý và môi trường kinh tế là nhân tố khách quan quan trọng

trong việc và xử lý nợ xấu của các NHTM. Hầu hết chính phủ các nước đều nhận

ra tác động tiêu cực mà các khoản nợ xấu có thể gây ra đối với hệ thống NHTM.

Do đó, chính phủ đã thực hiện các biện pháp như ban hành các văn bản, luật hay

các quy định về việc phòng ngừa và xử lý nợ xấu. Tạo ra một môi trường pháp lý

rõ ràng, minh bạch thuận lợi và đủ mạnh để giải quyết nợ xấu. Chẳng hạn như phải có các luật về thế chấp, tịch thu tài sản, luật phá sản ngân hàng, xây dựng các

chính sách thích hợp, thay đổi suy nghĩ “giới hạn ngân sách mềm” bằng “giới hạn

ngân sách cứng” đối với những doanh nghiệp có vấn đề.

Ở các nước phát triển, nhà nước đã ban hành luật để xử lý thu hồi nợ xấu vì đây là vấn đề quan trọng của đất nước. Cơ chế pháp lý có hiệu quả là cần phải có các biện pháp thích hợp để xử lý nợ, tránh tình trạng thủ tục rườm rà kéo dài qua nhiều nấc.

Bên cạnh đó, môi trường kinh tế lành mạnh, minh bạch với sự phát triển đầy đủ của các thị trường tiền tệ, thị trường vốn, thị trường chứng khoán, thị trường bất động sản cũng là nhân tố quan trọng ảnh hưởng đến hoạt động phòng ngừa và xử lý nợ xấu tại các NHTM.

đủ mạnh, cụ thể ở đây là quy mô vốn chủ sở hữu. Thực tế trong số các biện pháp xử lý nợ xấu thì việc trích lập và sử dụng quỹ dự phòng rủi ro vẫn chiếm tỷ trọng đáng kể. Tuy nhiên, không phải NHTM nào cũng có thể trích đủ DPRR theo quy định của pháp luật vì số thực trích DPRR tín dụng đuợc tính vào chi phí và ảnh huởng trực tiếp đến khả năng sinh lời của ngân hàng. Vì vậy, nâng cao năng lực tài chính, tăng quy mô vốn chủ sở hữu là điều kiện quan trọng giúp cho NHTM chủ động hơn trong công tác quản lý nợ xấu của mình. Các ngân hàng với tiềm lực tài chính mạnh cũng sẽ vững vàng hơn khi gặp phải khoản tổn thất lớn do nợ xấu gây ra.

Thứ hai là tổ chức công tác quản lý nợ xấu

Quản lý nợ xấu là một quá trình, tập hợp nhiều hoạt động khác nhau, liên quan chặt chẽ với nhau. Vì vậy, việc phân cấp là cần thiết để kết hợp đuợc các hoạt động trong một tổng thể, kế thừa, hỗ trợ cho nhau sẽ có tác động đáng kể đến quản lý nợ xấu. Công tác quản lý nợ xấu đuợc thực hiện chặt chẽ, khoa học sẽ phát huy năng lực của từng cá nhân, liên kết đuợc các cá nhân trong toàn ngân hàng, loại bỏ đuợc những rủi ro đạo đức nghề nghiệp, khai thác tối đa mọi nguồn lực phục vụ cho công tác quản trị.

Thứ ba là hệ thống thu thập và xử lý thông tin

Trong quá trình quản lý nợ xấu, ngân hàng phải tiến hành thu thập các thông tin cần thiết cho việc phân tích, đánh giá khách hàng, dự án và tiến hành các thông tin một cách hợp lý, khoa học theo các nội dung của quy trình quản lý. Nhung để có những kết quả tính toán chính xác về hiệu quả dự án, phương án thì cán bộ quản lý rủi ro tín dụng phải có luợng thông tin đầy đủ, chính xác về dự án, phương án trên nhiều mặt, nhiều góc độ khác nhau.

Thông tin phải thu thập từ nhiều nguồn khác nhau như: từ khách hàng của ngân hàng thông qua hồ sơ tín dụng; từ trung tâm thông tin tín dụng của NHNN; từ các nguồn thông tin tài chính, phi tài chính khác, căn cứ vào các

dự án, phương án vay vốn cùng loại đã và đang thực hiện. Khi thu thập được thông tin đòi hỏi các NHTM phải xử lý, sàng lọc và lựa chọn những thông tin chính xác, có giá trị có thể đưa vào hệ thống quản lý thông tin nhằm tạo điều kiện tốt nhất để phục vụ hoạt động quản lý nợ xấu.

Thứ tư là sự phát triển công nghệ ngân hàng

Trong hoạt động kinh doanh của các chủ thể trong nền kinh tế, ngân hàng luôn là những người đi đầu trong việc ứng dụng các tiến bộ trong công nghệ để nâng cao hiệu quả hoạt động. Sự phát triển của công nghệ ngân hàng tác động đến hệ thống thông tin và kế toán trong ngân hàng, sẽ dẫn đến thay đổi các thủ tục kiểm soát và góp phần phòng ngừa và xử lý nợ xấu.

Thứ năm là nguồn nhân lực thực hiện công tác phòng ngừa và xử lý nợ xấu

Sự phát triển của ngân hàng luôn gắn liền với đội ngũ nhân viên, họ là nhân tố quan trọng nhất trong môi trường quản lý cũng như đóng vai trò là chủ thể trực tiếp thực hiện mọi thủ tục trong hoạt động kinh doanh ngân hàng. Các NHTM hoạt động có hiệu quả cao bao giờ cũng quan tâm đến việc tuyển dụng cán bộ tín dụng có năng lực, trình độ và tâm huyết. Do vậy, việc tuyển chọn và xây dựng đội ngũ cán bộ nhân lực nhanh nhạy, có phẩm chất tốt, đáp ứng đòi hỏi của thị trường, phát hiện kịp thời các vướng mắc trong quá trình cho vay là vô cùng quan trọng.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 1

Ngày nay, khi nền kinh tế ngày càng phát triển cùng với quá trình toàn cầu hóa không ngừng diễn ra và việc gia nhập WTO, thì vai trò của Ngân hàng ngày càng trở nên quan trọng, những hoạt động của Ngân hàng ngày càng tác động mạnh mẽ đến đời sống xã hội và chiếm một vị trí quan trọng trong nền Kinh tế. Tuy nhiên, đây cũng là hoạt động rất dễ xảy ra rủi ro nên nợ xấu là điều khó tránh khỏi, cho nên việc nhân định về nợ xấu và có những giải pháp xử lý nợ xấu có hiệu quả là điều vô cùng quan trọng và có ý nghĩa đối với tất cả các Ngân hàng. Chính vì vậy phần cơ sở lý luận đuợc trình bày tại Chuơng 1 đã nêu khái quát về tình hình hoạt động kinh doanh cũng lý luận về nợ xấu , xử lý nợ xấu tại NHTM; đồng thời nêu lên ý nghĩa của việc xử lý khoản nợ xấu đó và đua ra các dấu hiệu nhận biết về nợ xấu cũng nhu kinh nghiệm xử lý nợ xấu của và bài học kinh nghiệm tại Việt nam. Và đây cũng chính là cơ sở nền tảng cho việc đánh giá thực trạng nợ xấu tại Ngân hàng Nông nghiệp & Phát triển Nông thôn Việt Nam, chi nhánh tỉnh Lạng Sơn từ năm 2014 đến năm 2017, đuợc trình bày cụ thể ở Chuơng 2 của luận văn này.

CHƯƠNG 2

THỰC TRẠNG VỀ XỬ LÝ NỢ XẤU TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP & PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT NAM

CHI NHÁNH TỈNH LẠNG SƠN

2.1. TỔNG QUAN VỀ NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP & PHÁT TRIỂN

NÔNG THÔN VIỆT NAM CHI NHÁNH TỈNH LẠNG SƠN 2.1.1. Lịch sử hình thành và mô hình tổ chức

2.1.1.1. Lịch sử hình thành

- Năm 1988, Ngân hàng Phát triển Nông nghiệp Việt Nam được thành lập theo Nghị định số 53/HĐBT ngày 26/3/1988 của Hội đồng Bộ

trưởng (nay

là Chính phủ) về viêc thành lập các ngân hàng chuyên doanh, trong đó có

Ngân hàng Phát triển Nông nghiệp Việt Nam hoạt động trong lĩnh vực nông

nghiệp, nông thôn.

- Năm 1990, Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng (nay là Thủ tướng Chính phủ) ký Quyết định số 400/CT thành lập Ngân hàng Nông nghiệp Việt Nam thay

thế Ngân hàng Phát triển Nông nghiệp Việt Nam. Ngân hàng Nông

nghiệp là

Ngân hàng thương mại đa năng, hoạt động chủ yếu trên lĩnh vực nông nghiệp,

nông thôn, là một pháp nhân, hạch toán kinh tế độc lập, tự chủ, tự chịu trách

nước làm chủ sở hữu 100% vốn điều lệ. Tháng 11/2011 được Chính phủ phê duyệt cấp bổ sung 8.445,47 tỷ đồng nâng tổng số vốn điều lệ của Agribank lên 29.605 tỷ đồng, tiếp tục là Ngân hàng thương mại có vốn điều lệ lớn nhất Việt Nam.

- Tính đến cuối năm 2017, tổng tài sản của Agribank đã đạt trên 01 triệu tỷ đồng; là Ngân hàng đứng đầu trong hệ thống Ngân hàng thương mại Việt Nam theo Bảng xếp hạng VNR 500;

Lạng Sơn là tỉnh biên giới, nằm ở phía Đông Bắc của Việt Nam; có diện tích tự nhiên 8.327,6 km2, dân số khoảng 780.000 người, số đơn vị hành chính gồm: thành phố Lạng Sơn và 10 huyện với 226 xã, phường, thị trấn. Khoảng cách từ huyện lị xa nhất đến trung tâm tỉnh là trên 80 km. Nằm trên trục đường Quốc lộ 1A, cách Hà Nội 154 km, Lạng Sơn là điểm đầu của Việt nam trong tuyến hành lang kinh tế Nam Ninh (Trung Quốc) - Lạng Sơn - Hà Nội - Hải Phòng; có 02 cửa khẩu quốc tế, 02 cửa khẩu quốc gia và 07 điểm chợ biên giới rất thuận tiện cho giao thương buôn bán hàng hóa và xuất nhập khẩu qua biên giới Việt - Trung.

Phát huy thế mạnh của tỉnh, trong những năm qua, đặc biệt là giai đoạn 2010 - 2015, thực hiện nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XI, Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XV, Đảng bộ, chính quyền và nhân dân các dân tộc trong tỉnh đã đoàn kết, nỗ lực phấn đấu, tập trung khai thác những mặt thuận lợi, tiềm năng, lợi thế của một tỉnh biên giới, huy động tối đa các nguồn lực cho đầu tư phát triển và đã đạt được những thành tựu nhất định:Tốc độc tăng trưởng tổng sản phẩm trên địa bàn bình quân hằng năm giai đoạn 2010 - 2015 đạt 8,65%, trong đó ngành nông, lâm nghiệp tăng 3,62%; công nghiệp, xây dựng tăng 9,86%; dịch vụ tăng 10,76%... Cơ cấu chuyển dịch đúng hướng, nông, lâm nghiệp chiếm 26,12%, công nghiệp, xây dựng chiếm 19,51%; dịch vụ chiếm 54,37%. Thu nhập bình quân đầu người năm 2015 đạt 34,76 triệu

đồng (gấp 2,1 lần so với năm 2010), tương đương 1.620 USD.

Tuy nhiên, khó khăn của Lạng Sơn hiện tại đó là: dân tộc thiểu số chiếm số đông (80%), điểm xuất phát của nền kinh tế thấp, qui mô kinh tế còn nhỏ, kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội còn yếu kém; kinh tế phát triển chưa đồng đều giữa các vùng, sản xuất hàng hóa chậm phát triển, năng lực sản xuất, năng xuất lao động thấp, mặt bằng dân trí hạn chế, chất lượng nguồn nhân lực chưa đáp ứng được nhu cầu phát triển; thu nhập bình quân dân cư tuy đã có bước cải thiện đáng kể, nhưng còn thấp so với mặt bằng chung của cả nước, nhất là ở nông thôn, tỷ lệ hộ nghèo vẫn còn ở mức cao; công tác lãnh đạo quản lí còn một số mặt bất cập đã ảnh hưởng tới kết quả triển khai thực hiện các mục tiêu phát triển kinh tế xã hội do Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XV nhiệm kì 2010 - 2015 đã đề ra.

Mục tiêu phát triển kinh tế của tỉnh giai đoạn 2016 - 2020 là: “Phấn đấu phát

triển kinh tế với tốc độ nhanh và bền vững; đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế

theo hướng hiện đại; phát triển hệ thống kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội đồng bộ;

nâng cao chất lượng nguồn nhân lực; bảo đảm an sinh xã hội; bảo vệ môi trường

sinh thái; giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa các dân tộc; tăng cường quốc phòng, an ninh; giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội, chủ quyền biên

giới quốc gia; xây dựng Lạng Sơn phát triển toàn diện, bền vững”

(Văn kiện Đại hội Đảng bộ tỉnh Lạng Sơn lần thứ XVI nhiệm kì 2015 - 2020).

Năm 1992 Tổng giám đốc NHNo & PTNT Việt Nam ký quyết định thành lập NHNo & PTNT Chi nhánh tỉnh Lạng Sơn. Cùng với việc thành lập

NHNo&PTNT Việt Nam có địa chỉ tại số 3 đường Lý Thái Tổ, phường Đông Kinh, thành phố Lạng Sơn, tỉnh Lạng Sơn, chi nhánh có 14 đơn vị trực thuộc là các chi nhánh loại II, chi nhánh loại III và các phòng giao dịch.

So với các NHTM khác trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn, NHNo&PTNT chi nhánh tỉnh Lạng Sơn là một NHTM lớn nhất về tổ chức màng lưới, đội ngũ cán bộ, số lượng khách hàng và doanh s ố hoạt động. Tính đến 31/12/2016, NHNo&PTNT chi nhánh tỉnh Lạng Sơn có mạng lưới rộng khắp trên toàn tỉnh với 12 chi nhánh loại II và 02 phòng giao dịch trực thuộc NHNo&PTNT tỉnh, có 03 phòng giao d ịch trực thuộc các chi nhánh loại II, trụ sở đặt tại các trung tâm thành phố, thị xã, thị trấn, thị tứ trải rộng khắp địa bàn toàn tỉnh nhằm rút ngắn khoảng cách không gian giữa ngân hàng với khách hàng; Tổng số cán bộ hợp đồng không xác định thời hạn thời điểm 31/12/2016 là 369 người.

2.1.1.2. Mô hình tổ chức

Mô hình tổ chức của Chi nhánh loại II hoạt động theo mô hình chức năng nghiệp vụ và cắt khúc theo địa giới hành chính (sơ đồ 2.1)

Chức năng của các bộ phận: * Ban giám đốc

- Giám đốc: Phụ trách chung và chịu trách nhiệm trước NHNo&PTNT Việt

Nam, trước pháp luật trong tổ chức, quản lý, điều hành và quyết định

hoạt động

kinh doanh của của đơn vị theo đúng quy định của Agribank.

- Phó giám đốc: Được Giám đốc giao nhiệm vụ phụ trách một hoặc một số

các nghiệp vụ chuyên môn cụ thể. Khi Giám đốc đi vắng sẽ được Giám

đốc ủy

quyền bằng văn bản thay mặt Giám đốc điều hành đơn vị phù hợp quy định

chiến lược đối với khách hàng doanh nghiệp, phân loại khách hàng doanh nghiệp và đề xuất chính sách phát triển khách hàng nhằm mở rộng tín dụng và áp dụng nâng cao hiệu cấp tín dụng.

- Thực hiện cấp tín dụng đối với khách hàng doanh nghiệp.

- Tiếp thị, phát triển sản phẩm dịch vụ và cung cấp các tiện ích ngân hàng với khách hàng doanh nghiệp trên địa bàn.

- Thực hiện phân loại nợ, xử lý nợ đối với khách hàng doanh nghiệp. - Triển khai quy chế, quy trinh, hướng dẫn nghiệp vụ cấp tín dụng đối

với khách hàng doanh nghiệp trong chi nhánh.

- Quản lý rủi ro trong lĩnh vực tín dụng khách hàng doanh nghiệp.

- Kiểm tra giám sát việc tổ chức việc thực hiện các quy chế, quy trình cấp tin

dụng đối với khách hàng doanh nghiệp trong phạm vi quản lý chi nhánh.

- Thực hiện công tác quản trị nội bộ và quản lý lao động theo phân cấp, ủy quyền.

- Quản lý hồ sơ tài liệu và các văn bản quản lý nội bộ có liên quan theo quy định của Agribank.

- Chấp hành các chế độ thống kê, báo cáo chuyên đề theo quy định. - Thực hiện các nhiệm vụ khác do Giám đốc chi nhánh giao.

2. Phòng khách hàng hộ sản xuất và cá nhân:

- Đầu mối tham mưu đề xuất Giám đốc chi nhánh xây dựng mục tiêu, chiến lược đối với khách hàng hộ sản xuất và cá nhân, phân loại khách hàng,

đề xuất chính sách phát triển khách hàng nhằm mở rộng tín dụng và

nâng cao

hiệu quả cấp tín dụng.

- Thực hiện cấp tín dụng đối với khách hàng hộ sản xuất và cá nhân. - Tiếp thị phát triển sản phẩm dịch vụ và cung cấp các tiện ích ngân

hàng đối khách hàng hộ sản xuất và cá nhân trên địa bàn. với khách hàng hộ sản xuất và cá nhân trong chi nhánh.

- Quản lý rủi ro trong lĩnh vực tín dụng khách hàng hộ sản xuất và cá nhân.

- Kiểm tra giám sát việc tổ chức việc thực hiện các quy chế, quy trình cấp tin dụng đối với khách hàng hộ sản xuất và cá nhân trong phạm vi quản

lý chi nhánh.

- Thực hiện công tác quản trị nội bộ và quản lý lao động theo phân cấp, ủy quyền

- Quản lý hồ sơ tài liệu và các văn bản quản lý nội bộ có liên quan theo quy định của Agribank

- Chấp hành các chế độ thống kê, báo cáo chuyên đề theo quy định. Giám Đốc CN

Các Phó Giám đốc phụ trách chuyên đề

nghiệ p hàng hộ sản xuất và cá Phòng Kế Phòng

Một phần của tài liệu 1428 xử lý nợ xấu tại NH nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh tỉnh lạng sơn luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 31)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(105 trang)
w