1.2.3.1. Các nhân tố chủ quan
- Quy mô vốn và uy tín của ngân hàng:
Quy mô của một ngân hàng là một nhân tố quan trọng quyết định cấu trúc danh mục cho vay của ngân hàng. Đặc biệt là vốn tự có, vốn tự có lớn là biểu hiện của một ngân hàng bền vững, nó quyết định mức cho vay tối đa trên một khách hàng. Vốn tự có lớn thì ngân hàng càng có điều kiện hoạt động cho vay nói chung và hoạt động cho vay doanh nghiệp nói riêng. Ngoài ra khách hàng cũng thường tìm đến những ngân hàng có uy tín với chất lượng dịch vụ, những tiện ích và sự an toàn mà những ngân hàng này mang lại.
- Chính sách tín dụng
Các yếu tố của chính sách tín dụng như : hạn mức tín dụng, lãi suất, kỳ hạn, mức phí, phương thức cho vay, tài sản đảm bảo, hướng giải quyết nợ khó đòi,... đều tác động trực tiếp đến việc thực hiện các hoạt động của ngân hàng. Với chính sách hợp lý, đúng đắn, linh hoạt, đa dạng... sẽ thu hút được nhiều khách hàng đến xin vay. Và ngược lại với chính sách tín dụng cứng nhắc, kém linh hoạt, không đáp ứng được nhu cầu của khách hàng sẽ hạn chế việc đi vay và giảm tính cạnh tranh trong hoạt động giữa các ngân hàng.
- Chất lượng thẩm định khách hàng
Thẩm định là giai đoạn khởi đầu và có ý nghĩa quan trọng trong đảm bảo an toàn vốn vay. Ngân hàng sẽ tiến hành thẩm định về tư cách pháp nhân hoặc thể nhân, đánh giá tình hình tài chính, giá trị tài sản đảm bảo của doanh nghiệp đi vay. Trên cơ sở thẩm định đầy đủ các yếu tố ngân hàng sẽ quyết định có cho vay hay không, nếu cho vay thì mức cho vay là bao nhiêu, điều này phụ thuộc vào vốn của ngân hàng có tại thời điểm vay và giá trị tài sản đảm bảo. Quá trình thẩm định phải chặt chẽ mới giúp ngân hàng đảm bảo an toàn cho khoản vay, tuy nhiên nếu nó quá nhiều thủ tục phức tạp, rườm rà sẽ
làm cho khách hàng đi vay mất quá nhiều thời gian và công sức và họ sẽ thấy nản lòng. Để hạn chế điều này việc thẩm định phải dựa trên các thủ tục cơ sở khoa học hợp lý và song song với nó thì việc thực hiện phải nghiêm chỉnh, nó là yếu tố quyết định chất lượng thẩm định và chất lượng khoản tín dụng.
- Chất lượng cản bộ tín dụng
Chất lượng cán bộ là một yếu tố vô cùng quan trọng trong hoạt động ngân hàng nói chung và trong lĩnh vực cho vay tiêu dùng nói riêng. Chất lượng cán bộ được thể hiện ở: trình độ nghiệp vụ chuyên môn, đạo đức nghề nghiệp, khả năng giao tiếp, nhạy bén, nắm bắt tâm lý khách hàng, ...Chất lượng cán bộ có cao thì mới đáp ứng được yêu cầu công việc, mới thực hiện được tốt việc thẩm định, giảm thiểu được rủi ro cho ngân hàng. Mặt khác, cán bộ tín dụng phải có đạo đức nghề nghiệp tốt nếu không sẽ đưa lại những tốn hại cho ngân hàng. Sự thân thiện và cởi mở của cán bộ tín dụng sẽ làm cho khách hàng hài lòng và tin tưởng hơn vào ngân hàng và từ đó dễ trở thành khách hàng quen thuộc của ngân hàng.
- Cơ sở vật chất kỹ thuật
Trong tiến trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đang diễn ra hết sức mạnh mẽ thì việc trang bị đầy đủ các công nghệ, thiết bị hiện đại phù hợp với nhu cầu xã hội, phục vụ kịp thời nhu cầu của khách hàng là yếu tố để giúp ngân hàng có thể nâng cao khả năng cạnh tranh, thu hút được nhiều khách hàng hơn. Với thiết bị hiện đại hoạt động của ngân hàng sẽ diễn ra suôn sẻ, khả năng nắm bắt diễn biến thị trường sẽ nhanh hơn, quy trình cho vay sẽ diễn ra một cách nhanh gọn, hiện đại giúp ngân hàng đưa ra được những chiến lược kinh doanh phù hợp với nhu cầu của khách hàng nói chung và khách hàng vay tiêu dùng nói riêng.
1.2.3.2. Các nhân tố khách quan
và hoạt động cho vay tiêu dùng nói riêng bao gồm: môi trường kinh tế- chính trị, môi trường văn hóa- xã hội; mội trường luật pháp.
- Môi trường kinh tế- chính trị
Môi trường kinh tế là yếu tố có tính chất tổng thể tác động tới hoạt động kinh doanh của ngân hàng. Vì vậy, sự ổn định hay bất ổn đinh, sự tăng trưởng nhanh hay chậm của nền kinh tế sẽ tác động mạnh mẽ tới hoạt động ngân hàng, đặc biệt là hoạt động cho vay noi chung và cho vay tiêu dùng nói riêng. Khi nền kinh tế ở thời kỳ hung thịnh, tốc độ tăng trưởng cao và ổn định, mức sống của người dân được nâng cao, nhu cầu tiêu dùng sẽ cao hơn, hoạt động cho vay tiêu dùng có cơ hội phát triển. Ngược lại, khi nền hinh tế rơi vào tình trạng suy thoái, mất ổn định, có nhiều biến động không lường thì nhu cầu tiêu dùng theo đó cũng giảm theo, hoạt động cho vay tiêu dùng khó phát triển.
Khi nhắc đến tác động của môi trường kinh tế thì cũng cần đề cập tới ảnh hưởng của các chính sách kinh tế vĩ mô của Nhà nước. Nhìn tổng thể, nếu các chính sách kinh tế hợp lý như khuyến khích đầu tư trong nước, thu hút vốn đầu tư nước ngoài, đẩy mạnh hội nhập kinh tế quốc tế,. sẽ góp phần giảm thất nghiệp, tăng thu cho người lao đồng,. đồng thời làm thay đổi tâm lý, thói quán tiêu dùng và quan nhiệm về vay tiêu dùng của người dân. Bên canh đó, các chính sách thuế thu nhập, ưu đãi với các hộ nghèo vay vốn,. sẽ dần rút ngắn khoản cách giàu- nghèo, tạo điều kiện nâng cao mặt bằng dân trí. Những yếu tố này trước mắt cũng như lâu dài sẽ đều ảnh hưởng đến cầu tiêu dùng.
Môi trường chính trị tác động không nhỏ đến hoạt động cho vay tiêu dùng. Nếu một quốc gia có môi trường chính trị lành mạnh, ổn định thì sẽ là tiền
đề tốt để phát triển kinh tế, người tiêu dùng lạc quan về viễn cảnh tốt đẹp trong
ổn định, đối mặt với nhiều nguy cơ đảo chính, lật đổ,... thì sẽ tác động xấu tới nền kinh tế nói chung và hoạt động cho vay tiêu dùng nói riêng.
- Môi trường văn hóa- xã hội
Các nhân tố này thể hiện ở phong tục tập quán, thói quen, bản sắc dân tộc, tâm lý, lối sống, trình độ dân trí,. Các nhân tố này sẽ quyết định nhu cầu tiêu dùng của cá nhân và hộ gia đình, cách thức thỏa mãn nhu cầu và thói quen tài trợ cho nhu cầu đó. Nếu một cộng đồng có thói quen hưởng thu, luôn muốn thỏa mãn các nhu cầu và muốn nâng cao chất lượng cuộc sống thì họ sẽ chú ý tới việc mua sắm hơn là tích lũy và do đó hoạt động cho vay tiêu dùng có điều kiện để phát triển thuận lợi hơn. Mặt khác, nếu công đồng có tính siêng năng, chăm chỉ, lao động cần cù thì họ sẽ chú trọng vào việc tiết kiệm hơn là hưởng thụ. Vì vậy, hoạt động cho vay tiêu dùng sẽ khó có cơ hội phát triển nhiều ở môi trường như vậy. Người Việt Nam thường có thói quen tiết kiệm đến khi tích lũy đủ tiền mới mua sắm, tiêu dùng.Họ thường không nghĩ tới việc vay nợ để mua sắm công với tâm lý ngại tiếp xúc với ngân hàng, sợ các thủ tục hành chính rườm rà. Tuy nhiên, trong bối cảnh hội nhập kinh tế hiện nay, thói quen cũng như tâm lý của người dân đang dần dần thay đổi theo hướng có lợi cho việc cho vay tiêu dùng phát triển, đặc biệt là những người trẻ tuổi, có thu nhập ổn định.
- Môi trường pháp lý
Hoạt động tín dụng nói chung và hoạt động cho vay tiêu dùng nói riêng đều phải tuân theo các quy định của Nhà nước, Luật Dân sự, Luật các TCTD và các quy định khác của pháp luật. Vì thế, môi trường pháp lý sẽ đem đến cho ngân hàng một loạt cơ hội mới và không ít thách thức như việc dỡ bỏ các hạn chế về hoạt động tín dụng sẽ cho phép các ngân hàng nước ngoài có thể tung sản phẩm dịch vụ bằng nội tệ với chi phí rẻ hơn rất nhiều, từ đó sẽ đặt các ngân hàng trong nước vào tình thế cạnh tranh gay gắt hơn. Không những
thế, những quy định pháp luật không rõ ràng, không đồng bộ, kịp thời sẽ tạo rẽ nhiều kẽ hở gây khó khăn cho các ngân hàng trong hoạt động tín dụng cũng như các doanh nghiệp trong hoạt động của mình. Do đó, nó gián tiếp góp phần làm giảm thu nhập của dân cư, tác động xấu tới quy mô và hoạt động cho vay tiêu dùng.
Ngoài ra, các chủ trương, chính sách của Nhà nước cũng có tác động đáng kể tới hoạt động cho vay tiêu dùng. Các chính sách của Nhà nước như khuyến khích đầu tư trong nước, thu hút đầu tư nước ngoài, đẩy mạnh hội nhập kinh tế quốc tế,... nếu thực hiện hiệu quả sẽ thúc đẩy nền kinh tế phát triển, thất nghiệp giảm, mức sống của người dân được cải thiện,... đồng thời làm thay đổi thói quen tiêu dùng và quan niệm về vay tiêu dùng của người dân. Mặt khác, các chính sách như giảm thuế thu nhập, chính sách ưu đãi với các hộ nghèo vay vốn, các chương trình xóa đói giảm nghèo,. sẽ rút ngắn khoảng cách giàu- nghèo, tạo điều kiện nâng cao mặt bằng dân trí. Đây rõ ràng là tiền đề thuận lợi để hoạt động cho vay tiêu dùng phát triển.