Để hoạch định được chính sách cho vay trong điều kiện kinh tế có nhiều biến động, môi trường cạnh tranh ngày càng gay gắt thì đòi hỏi các ngân hàng cần phân tích và đánh giá nhiều nhân tố khác nhau như chính sách dự trữ, đầu tư, huy động vốn của ngân hàng. Các yếu tố cơ bản nhất bao gồm: đặc điểm, quy mô chất lượng và tính ổn định của các nguồn vốn ngân hàng, các đặc tính về khả năng thanh khoản của các loại cho vay và đầu tư khác nhau, các mục tiêu của ngân hàng và mục tiêu của chính sách cho vay, khả
năng về kinh nghiệm và năng lực của cán bộ cho vay, nhu cầu tín dụng trên thị trường mà ngân hàng phục vụ, ảnh hưởng ủa các chính sách kinh tế, điều kiện kinh tế,...
Chính sách tín dụng của ngân hàng phải được cụ thể hóa dưới dạng quy định của ngân hàng về nội dung quy trình cho vay. Các chính sách tín dụng của ngân hàng không được cứng nhắc mà phải thực sự linh hoạt phù hợp với sự thay đổi của môi trường kinh doanh và thường xuyên có sự điều chỉnh linh hoạt. Chi nhánh cần đưa ra chính sách lãi suất linh hoạt đối với từng đối tượng khách hàng cụ thể:
- Đối với chương trình lãi suất cho vay ưu đãi: Khách hàng phải chịu trả một khoản phí trả nợ nhất định trong trường hợp trả nợ trước hạn.
- Đối với khoản vay lãi suất thông thường: Khách hàng chịu mức lãi suất cố định trong một khoảng thời gian và không tốn phí trả nợ trước hạn.
- Đối với các Khách hàng sử dụng các dịch vụ các như thanh toán lương, gửi tiền tiết kiệm... tại ngân hàng khi có nhu cầu vay vốn: giảm lãi suất ở mức phù hợp dựa trên những hiệu quả mà Khách hàng mang lại.