Thứ nhất, tình hình kinh tế, chính trị, xã hội trong từng thời kỳ
Sự biến động của nền kinh tế cũng là một trong những nhân tố quan trọng tác động
đến hiệu quả thu thuếTNDN đối với các doanh nghiệp ngoài quốc doanh. Nền kinh tế
phát triển tốt sẽ là động lực và điều kiện cho sự tồn tại và phát triển của các doanh nghiệp ngoài quốc doanh với sự đa dạng hóa các ngành nghề, lĩnh vực kinh doanh nhằm thỏa mãn nhu cầu cao của nền kinh tế. Hoạt động hiệu quả của các doanh nghiệp là nhân tố tích cực tác động làm tăng nguồn thu cho NSNN, làm giảm các hiện tượng trốn thuế, gian lận về thuế TNDN. Ngược lại, khi nền kinh tế rơi vào tình trạng suy thoái, sẽ tác động xấu đến hiệu quả sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp ngoài quốc doanh, thậm chí dẫn đến tình trạng phá sản do lạm phát, thiếu vốn sản xuất, thiếu thị trường tiêu thụ,... Khi đó, các doanh nghiệp phải tìm mọi cách để tồn tại và phát triển, bất chấp cả việc vi phạm pháp luật về thuế, từ đó tác động làm giảm nguồn thu từ thuế TNDN cho NSNN.
Thứ hai, hệ thống chính sách pháp luật nói chung và chính sách thuế nói riêng.
Hệ thống chính sách pháp luật nói chung và hệ thống chính sách thuếnói riêng là căn
cứ, là cơ sởđể cơ quan thuế và NNT thực hiện. Nếu như một hệ thống chính sách thuế không đồng bộ và thống nhất, nội dung của sắc thuế quá phức tạp, qui định không rõ ràng, thủ tục hành chính còn rườm rà sẽ gây khó khăn cho cả cơ quan thuế và NNT.
Trong điều kiện đó hiệu quả công tác quản lý thu thuế TNDN là thấp.
Thứ ba, năng lực của ngành thuế trong việc triển khai công tác quản lý thu thuế TNDN
trên địa bàn.
Đây là nhân tố có tính chất quyết định tới hiệu quả thu thuế TNDN trên địa bàn mà ngành thuế quản lý. Năng lực trong việc triển khai công tác thu thuế thể hiện ở cả chất
lượng đội ngũ công chức thuế thực hiện công tác quản lý thuế lẫn công tác triển khai thực hiện các giải pháp quản lý thu thuế.
Đội ngũ công chức thuế có trình độ chuyên môn cao, tận tâm với công việc sẽ góp phần không nhỏ trong việc phát hiện sớm các trường hợp trốn thuế, gian lận về thuế, nâng cao ý thức thực thi pháp luật về thuế cho các doanh nghiệp ngoài quốc doanh, từ đó giúp hạn chế thất thu thuế cho NSNN.
Thứ tư, trình độ và ý thức tuân thủ pháp luật về thuế nói chung và thuế TNDN nói riêng của các doanh nghiệp ngoài quốc doanh.
Trình độ và ý thức tuân thủ pháp luật về thuế của các doanh nghiệp còn yếu, tình trạng thanh toán dùng tiền mặt trong nền kinh tếcũng là nhân tố làm giảm hiệu quả thu thuế
TNDN ở khu vực kinh tế ngoài quốc doanh. Do đó, nâng cao ý thức tuân thủ pháp luật cùng với sự hiểu biết của các doanh nghiệp về những lợi ích xã hội mà doanh nghiệp nhận được thông qua nguồn thu từ thuế được phân phối lại vào nền kinh tế sẽ là nhân tố làm giảm tình trạng trốn thuế, gian lận về thuế và thất thu thuế cho NSNN.
Thứ năm, sự phối hợp của các cơ quan chức năng có liên quan.
Thông qua sự phối hợp giữa cơ quan thuế và các cơ quan khác có liên quan thì quá
trình xử lý nghiệp vụ sẽ tiếp nhận được nhiều thông tin có tính chất đầy đủhơn, toàn
diện hơn. Từ đó, quyết định quản lý chính xác hơn. Bên cạnh đó, cơ quan thuế và các
cơ quan có liên quan chia sẻ, trao đổi và học hỏi kinh nghiệm xử lý những vấn đề tương tự, giúp nhau các công việc hỗ trợ công việc là giảm chi phí trong công tác nghiệp vụ [8], [9],[26].