Tiến độ triển khai giám sát BKLN của Việt Nam hiện nay

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực trạng về phương pháp nghiên cứu và các thiếu hụt về bằng chứng của các nghiên cứu kiểm soát bệnh tim mạch tại việt nam từ 2013 2017 (Trang 29 - 34)

Việt Nam đã có nhiều nỗ lực trong giám sát phòng chống các bệnh dịch truyền nhiễm, đồng thời quan tâm đầu tư cho lĩnh vực phòng chống bệnh không lây nhiễm. Các dự án giám sát phòng chống BKLN đã được đưa vào CTMTQG về y tế. Một số văn bản luật, chính sách liên quan đã được ban hành như Luật phòng chống tác hại thuốc lá, Chính sách quốc gia phòng chống tác hại do lạm dụng đồ uống có cồn đến năm 2020. Mặc dù vậy, Việt Nam vẫn đang phải đối mặt với gánh nặng bệnh tật kép, trong khi tỷ lệ mắc và tử vong do các bệnh truyền nhiễm đã giảm, các BKLN chủ yếu gồm bệnh tim mạch, ung thư, ĐTĐ và COPD đang gia tăng nhanh, chiếm tới 73% tổng số tử vong, 66% tổng gánh nặng bệnh tật. Các BKLN nói trên như một bệnh dịch là nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng quá tải tại các bệnh viện; gây thiệt hại, ảnh hưởng lớn đến phát triển kinh tế, xã hội của đất nước do bệnh phải điều trị suốt đời làm tăng chi phí y tế, giảm năng xuất lao động và sản phẩm xã hội, ảnh hưởng nặng nề tới sức khỏe cộng đồng. [46]

1.3.3.1. Mạng lưới giám sát

Hiện tại Việt Nam chưa có mạng lưới giám sát để đảm bảo thu thập số liệu một cách chuẩn hóa, thống nhất, toàn diện và mang tính hệ thống. Chưa thiết lập các điểm giám sát và đầu mối giám sát tại Trung ương, các khu vực và tại các tỉnh. Hiện tại các hoạt động thu thập thông tin chủ yếu dựa vào các dự án BKLN cho từng bệnh riêng lẻ, chưa có sự kết nối với nhau.

Trước đây, Chương trình phòng chống BKLN của Bộ Y tế đã bước đầu triển khai mạng lưới giám sát thông qua Dự án Thiết lập hệ thống giám sát quốc gia một số BKLN 2007-2010 (do Cục Quản lý khám chữa bệnh triển khai với sự tài trợ của Tổ chức Atlantic Philanthropy thông qua Viện Nghiên cứu Menzies, Úc). Trong phạm vi dự án này đã thành lập mạng lưới giám sát tại 8 tỉnh/thành phố: Hà Nội, Thái Nguyên, Hòa Bình, Thừa Thiên Huế, Bình

Định, TP.Hồ Chí Minh, Cần Thơ, Đăk Lăk. Tại mỗi tỉnh/thành phố có một nhóm cán bộ (nòng cốt là Sở Y tế) chịu trách nhiệm làm đầu mối triển khai các hoạt động liên quan đến dự án. Khi dự án kết thúc thì mạng lưới giám sát này cũng không còn tiếp tục được duy trì.

1.3.3.2. Giám sát yếu tố nguy cơ

Trong thời gian qua đã có một số điều tra, nghiên cứu cung cấp một số thông tin cơ bản về thực trạng một số BKLN và các yếu tố nguy cơ. Tuy nhiên các điều tra này thường riêng lẻ, không lồng ghép, do các chương trình dự án khác nhau thực hiện ở những thời điểm khác nhau. Một số điều tra nghiên cứu có phương pháp không thống nhất, chuẩn hóa theo phương pháp STEPwise của WHO. Một số điều tra quan trọng gồm:

- Điều tra các yếu tố nguy cơ BKLN tại 8 tỉnh/thành phố năm 2009-2010 theo phương pháp STEPwise (Dự án Thiết lập hệ thống giám sát quốc gia một số BKLN).

- Điều tra Thuốc lá toàn cầu ở người trưởng thành năm 2010 (Chương trình phòng chống tác hại thuốc lá).

- Điều tra dịch tễ học THA và các yếu tố nguy cơ tại Việt Nam năm 2003- 2008 (Viện Tim mạch).

- Điều tra quốc gia đái tháo đường và các yếu tố nguy cơ năm 2002 và năm 2012 (Bệnh viện Nội tiết Trung ương)

- Tổng điều tra về về thực trạng thừa cân béo phì ở người độ tuổi 25-64 tiến hành năm 2005 (Viện Dinh dưỡng)

- Điều tra về thực trạng phòng chống ung thư năm 2008 (Bệnh viện K).

1.3.3.3. Giám sát mắc bệnh và tử vong

Các số liệu mắc và tử vong do các BKLN hiện nay còn rất hạn chế, chủ yếu dựa vào báo cáo bệnh viện, ghi nhận ung thư và qua một số điều tra quy mô nhỏ tại cộng đồng. Vì vậy Việt nam còn thiếu các số liệu định kỳ về tình hình mắc và tử vong do các bệnh tim mạch, ĐTĐ, COPD…

Đối với hoạt động giám sát tại bệnh viện: Hệ thống báo cáo thống kê bệnh viện phân loại bệnh tật theo ICD 10 định kỳ cung cấp các thông tin về tình hình mắc, tử vong của một số BKLN tại các bệnh viện trong toàn quốc. Trên cơ sở báo cáo, hằng năm Niên giám thống kê y tế đã công bố số liệu tình hình mắc và tử vong trong bệnh viện.

Các trung tâm ghi nhận ung thư được thiết lập và triển khai tại 9 tỉnh/thành phố là Hà Nội, Thái Nguyên, Thừa Thiên Huế, Hải Phòng, TP.Hồ Chí Minh, Cần Thơ, Thanh Hóa, Đà Nẵng, Kiên Giang (Dự án phòng chống ung thư) định kỳ cung cấp các số liệu ước tính về mắc mới do một số loại ung thư, tuy nhiên quy mô bao phủ của ghi nhận còn nhỏ (khoảng 20%).

Hiện tại chưa giám sát tử vong tại cộng đồng do chưa triển khai thu thập thông qua thống kê tại trạm y tế xã và qua sổ chứng tử của xã. Mới chỉ có một số nghiên cứu quy mô nhỏ để ước tính gánh nặng và tử vong do một số BKLN. Chính vì vậy Việt Nam cò thiếu các số liệu một cách hệ thống về mô hình bệnh tật và tử vong do BKLN. [46]

1.3.3.4. Giám sát năng lực và đáp ứng của hệ thống y tế

Hiện tại mới chỉ thực hiện thống kê báo cáo kết quả thực hiện các hoạt động phòng chống BKLN theo quy định của các dự án BKLN thuộc CTMTQG về y tế.

Việt Nam chưa thiết lập hệ thống giám sát sát BKLN quốc gia, các hoạt động giám sát BKLN phần lớn là những hoạt động độc lập, được triển khai ở những quy mô khác nhau và chưa có sự điều phối chung.

Chưa có hệ thống cơ sở dữ liệu quản lý thông tin về BKLN và các yếu tố nguy cơ, còn thiếu các số liệu chuẩn hóa mang tính hệ thống để theo dõi quy mô và xu hướng của yếu tố nguy cơ và BKLN, phục vụ cho xây dựng chính sách và đánh giá hiệu quả can thiệp.

Hoạt động giám sát chủ yếu dựa vào hệ thống báo cáo bệnh viện và một số điều tra nghiên cứu ở các quy mô khác nhau. Hoạt động ghi nhận ung

thư có diện bao phủ chưa rộng. Chưa triển khai giám sát tử vong tại cộng đồng. Các điều tra nghiên cứu cộng đồng được tiến hành bởi các viện chuyên ngành, chưa có sự điều phối chung, và chưa áp dụng phương pháp thống nhất trong giám sát BKLN theo khuyến cáo của WHO.

Mạng lưới y tế dự phòng bao gồm Trung tâm y tế dự phòng tỉnh/thành phố và các viện khu vực có nhiều kinh nghiệm, nhân lực và năng lực giám sát nhưng chưa tham gia vào hoạt động giám sát BKLN. Giám sát BKLN chưa được tích hợp vào hệ thống giám sát sẵn có của hệ thống YTDP. [46]

Theo báo cáo thống kê tổng hợp thực trạng và dự báo xu hướng của một số bệnh không lây nhiễm và yếu tố nguy cơ áp theo 25 chỉ số toàn cầu và 9 mục tiêu tự nguyện đã triển khai tại Việt Nam:

Hút thuốc

• Theo điều tra GATS (Vinacosh) năm 2010, tỷ lệ nam ≥15 tuổi hút thuốc chiếm 47,4%.

• Chỉ tiêu của Chiến lược thuốc lá đến năm 2020 giảm còn 39%, như vậy kỳ vọng nếu can thiệp hiệu quả mỗi năm trung bình giảm 0,7%.

• Mục tiêu toàn cầu của WHO đến năm 2025 giảm 30% số người hút thuốc so với hiện tại.

Sử dụng rượu bia ở mức có hại

• Theo Điều tra STEPS năm 2010: 25,1% số nam giới trưởng thành có ít nhất 1 lần sử dụng rượu, bia ở mức có hại trong tuần qua (60g rượu nguyên chất). • Mục tiêu toàn cầu của WHO đến 2025: giảm 10% tỷ lê sử dụng rượu, bia ở mức có hại so với hiện tại.

Tiêu thụ muối trung bình /người/ngày

• VN không có số liệu đại diện. Điều tra quy mô nhỏ của Viện Dinh dưỡng năm 2013: trung bình 1 người tiêu thụ 15g muối/ngày, cao gấp 3 lần so với khuyến cáo của WHO.

• Theo Điều tra STEPS năm 2010, khoảng 30% người trưởng thành thiếu hoạt động thể lực kể cả ở nông thôn. Trong xu thế đô thị hóa và tăng sử dụng các phương tiện giao thông cơ giới hiện nay, nếu không can thiệp thì chắc chắn tỷ lệ người thiếu hoạt động thể lực sẽ tăng cao.

• Mục tiêu toàn cầu của WHO đến 2025: giảm 10% số người thiếu hoạt động thể lực so với hiện tại.

Thừa cân-béo phì (BMI≥25)

• Theo điều tra dinh dưỡng và điều tra STEPS: tỷ lệ thừa cân béo phì năm 2000 là 3,5%; năm 2005 là 6,6%; năm 2010 là 10,9%. Trung bình giai đoạn 2000-2010 tăng 0,7%/năm. Ước tính nếu tăng tương tự như giai đoạn trước, đến năm 2025 tỷ lệ người trưởng thành bị thừa cân béo phì là 21%.

• Mục tiêu toàn cầu của WHO: khống chế béo phì, không để gia tăng.  Tiền đái tháo đường

• Theo Điều tra của Bệnh viện Nội tiết: tỷ lệ tiền đái tháo đường năm 2002 là 7,7%; năm 2012 là 12,8%. Trung bình giai đoạn 2002-2012: mỗi năm tăng 0,5%, ước tính nếu tăng tương tự như giai đoạn trước, đến 2025 tỷ lệ tiền đái tháo đường là 19%.

Đái tháo đường

• Theo Điều tra của Bệnh viện Nội tiết: tỷ lệ đái tháo đường năm 2002 là 2,7%; năm 2012 là 5,4%. Trung bình giai đoạn 2002-2012: mỗi năm tăng 0,27%; ước tính nếu tăng tương tự như giai đoạn trước, đến năm 2025 là 9%. • Mục tiêu toàn cầu WHO đến năm 2025: khống chế sự gia tăng bệnh ĐTĐ.  Tăng huyết áp

• Theo Điều tra của Viện Tim mạch: Tỷ lệ THA năm 2002 là 16,9%; năm 2008 là 25,1%. Trung bình giai đoạn 2002-2008 mỗi năm tăng 1,3%; ước tính nếu tăng tương tự như giai đoạn trước, đến năm 2025 tỷ lệ người THA sẽ trên 35%.

• Mục tiêu toàn cầu của WHO đến 2025: giảm 25% số người tăng huyết áp so với hiện tại.

Tử vong sớm (trước 70 tuổi) do các bệnh tim mạch, ung thư, ĐTĐ và COPD

• Theo báo cáo của WHO 2012: tỷ lệ tử vong trước 70 tuổi do các bệnh tim mạch, ung thư, ĐTĐ và COPD ở Việt Nam chiếm 40,7% tổng số tử vong do 4 bệnh này ở mọi độ tuổi.

• Mục tiêu toàn cầu của WHO đến 2025 giảm 25% số tử vong trước 70 tuổi so với hiện tại.[46]

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực trạng về phương pháp nghiên cứu và các thiếu hụt về bằng chứng của các nghiên cứu kiểm soát bệnh tim mạch tại việt nam từ 2013 2017 (Trang 29 - 34)