Một số yếu tố ảnh hưởng đến tình trạng dinh dưỡng của bệnh nhân

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tình trạng dinh dưỡng và một số yếu tố liên quan của bệnh nhân ung thư đường tiêu hóa có hóa trị tại bệnh viện k năm 2018 (Trang 37 - 40)

nhân ung thư điều trị hóa chất

1.3.1. Yếu tố nhân khẩu học

Giới: nghiên cứu trong nước và thế giới ghi nhận có sự khác nhau về

giới tính của các loại ung thư đường tiêu hóa. Trong đó, nam giới được ghi nhận mắc nhiều hơn nữ. Theo nghiên cứu của Attar và cộng sự suy dinh dưỡng ở nam bị ung thư đường tiêu hóa có điều trị hóa chất nhiều hơn nữ tỷ lệ lần lượt là 67% và 33%. Cũng cùng kết quả nghiên cứu với Reza Eghdam Zamiri và cộng sự ghi nhận tỷ lệ nam giới bị suy dinh dưỡng nhiều hơn so với nữ giới [83],[84].

Điều kiện kinh tế: điều trị ung thư là vô cùng tốn kém về thời gian và

tiền bạc. Kinh tế có thể là yếu tố ảnh hưởng đến việc điều trị ung thư đặc biệt là những nước có nền kinh tế đang phát triển như Việt Nam.

1.3.2. Tình trạng bệnh

Loại ung thư mỗi loại ung thư khác nhau có thể ảnh hưởng khác

nhau đến tình trạng dinh dưỡng, 60% bệnh nhân ung thư đại trực tràng có tình trạng dinh dưỡng bình thường, trong khi khoảng một nửa bệnh nhân ung thư thực quản, tụy, và ung thư dạ dày bị suy dinh dưỡng [84].

Giai đoạn và thời gian điều trị: mỗi giai đoạn và thời gian điều trị

bệnh khác nhau có thể dẫn đến sự khác nhau về tình trạng dinh dưỡng. Một nghiên cứu cho thấy tình trạng dinh dưỡng khác nhau ở mỗi giai

đoạn bệnh, những bệnh nhân ở giai đoạn 1,2 thì ít nguy cơ suy dinh dưỡng hơn ở gian đoạn 3,4 [83].

Số lần truyền hóa chất: Bệnh nhân có số lần truyền hóa chất càng

tăng thì có khả năng ảnh hưởng đến dinh dưỡng do tác dụng phụ ngày một tích lủy của hóa chất. Theo nghiên cứu của Attar chỉ ra rằng có sự liên quan quan giữa hóa trị liệu thứ hai trở đi với tình trạng suy dinh dưỡng [84].

Các triệu chứng lâm sàng

-Buồn nôn và nôn: từ năm 1983, Griffin AM và cộng sự đã chỉ ra rằng buồn nôn là biến chứng nặng nề nhất chiếm 15-45% sau khi hóa trị. Buồn nôn có thể xảy ra khi các thuốc hóa trị liệu làm hỏng các tế bào tuyến đường tiêu hóa. Ngoài ra, một số yếu tố khác chẳng hạn như mùi vị thức ăn, sự vận động, lo lắng hoặc đau cũng có thể kích thích buồn nôn và nôn [43],[44]. Chúng gây ra những biến chứng như chán ăn, giảm hoạt động, mất cân bằng trao đổi chất, suy dinh dưỡng. Lâu dần nó sẽ ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống và việc tuân thủ điều trị của bệnh nhân [87].

-Tiêu chảy do hóa trị liệu là một vấn đề phổ biến, đặc biệt là ở những bệnh nhân ung thư tiến triển. Tỷ lệ tiêu chảy do hóa trị đã được báo cáo là cao đến 50-80% bệnh nhân được điều trị, đặc biệt với bolus 5-fluorouracil hoặc một số liệu pháp phối hợp irinotecan và fluoropyrimidines (IFL, XELIRI) có thể gây tiêu chảy nghiêm trọng và ảnh hưởng đến tính mạng tỷ lệ này có thể lên đến 30% [88].

-Táo bón: là sự chuyển động chậm của phân qua ruột do phân khô, cứng dẫn đến đau và khó chịu cho bệnh nhân. Táo bón ở những bệnh nhân hóa trị xảy ra do sử dụng các chất gây cản trở vận động ruột, gây độc đối

với hệ thần kinh nội tại của đường tiêu hóa. Người ta biết rằng các yếu tố liên quan như tuổi cao, sự vận động của cơ thể và giảm hoạt động thể chất, chế độ ăn ít chất xơ và sự thay đổi tâm lý (trầm cảm, lo lắng) có thể làm tăng sự xuất hiện của táo bón. Ngoài ra, còn ghi nhận thấy rằng chất chống ung thư của nhóm vinca alkaloid vincristine and vinblastine có nhiều khả năng gây táo bón [89]. Tỷ lệ bệnh nhân có triệu chứng táo bón chiếm 31,9% trong nghiên cứu của Sánchez năm 2013[7].

-Khô miệng: bao gồm sự ngắt đoạn hoặc làm giảm tiết dịch tiết nước bọt. Dưới điều kiện bình thường, 0,3 đến 0,5 ml nước bọt được sản sinh mỗi phút; khô miệng xảy ra khi dòng nước bọt ít hơn 0.1 mL/phút. Khoảng 40% bệnh nhân đang hóa trị liệu bị khô miệng, triệu chứng thường ngắn, kéo dài trong vòng từ hai đến tám tuần sau khi điều trị. Các biểu hiện bao gồm khô miệng, nứt môi, cảm giác bỏng rát trong miệng và teo ở bề mặt lưng của lưỡi. Nguyên nhân do một số chất chống ung thư gây ra khô miệng do cạnh tranh với thụ thể của chất dẫn truyền thần kinh acetylcholine, do đó ức chế sự truyền xung động thần kinh gây giảm tiết nước bọt [89].

-Viêm niêm mạc miệng: Khoảng 40% bệnh nhân trải qua hóa trị phát triển viêm niêm mạc ở mức độ khác nhau. Các yếu tố nguy cơ cho sự phát triển của viêm niêm mạc miệng bao gồm: vệ sinh răng miệng kém, tình trạng dinh dưỡng, hút thuốc, uống rượu, tuổi (bệnh nhân trẻ tuổi có nguy cơ nhiều hơn) [89].

-Khó nuốt: là khó khăn hoặc thậm chí là không thể nuốt thức ăn bình thường bao gồm nghẹt thở hoặc ho sau bữa ăn, cảm giác nghẹt thở, cảm giác bất thường về thức ăn ở phía sau cổ họng. Không có dữ liệu cụ thể về sự phổ biến của khó nuốt ở bệnh nhân trải qua hóa trị. Nghiên cứu Mertl- Rötzer M nhận thấy rằng nuốt khó và nuốt đau xảy ra sau hóa trị có liên quan đến triệu chứng khô miệng, nhiệt miệng, viêm lưỡi…và nặng hơn ở

những bệnh nhân lớn tuổi ung thư đầu cổ có kết hợp phẫu thuật, xạ trị, hóa trị [90].

-Chán ăn là biến chứng thường gặp nhất ở bệnh nhân bị ung thư bao gồm tình trạng giảm sự thèm ăn, ăn không ngon miệng và cảm giác no sớm. Chán ăn chiếm 24% ở bệnh nhân ung thư, tỷ lệ này là 80% ở giai đoạn ung thư tiến triển và có thể ảnh hưởng đến khoảng 66% bệnh nhân đang hóa trị. Chán ăn tiến triển nhanh và khó có khả năng phục hồi nên cần can thiệp sớm vào tình trạng dinh dưỡng của bệnh nhân bởi triệu chứng này không chỉ gây sụt cân mà có thể dẫn đến suy dinh dưỡng [89].

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tình trạng dinh dưỡng và một số yếu tố liên quan của bệnh nhân ung thư đường tiêu hóa có hóa trị tại bệnh viện k năm 2018 (Trang 37 - 40)