4.1.1. Đặc điểm chung của đối tượng nghiên cứu
Tuổi
Nghiên cứu của chúng tôi cho thấy bệnh nhân mắc bệnh nằm trong độ tuổi từ 21 đến 82, tuổi trung bình là 57,6±9,99, hay gặp nhất là từ 40-60 tuổi chiếm 53,8%, trong khi đó số bệnh nhân dưới 40 tuổi và trên 60 tuổi lần lượt là 4,1% và 42,1%.
Bảng 4.1. So sánh tuổi của đối tượng
Tác giả Đặc điểm Phan Thị Bích Hạnh[8] (n=248) Philippe Caillet [109] (n=191) İnsaf Altun[110 ] (n=87) Chúng tôi (n=292) Đồi tượng UT đường tiêu hóa có hóa trị UT ở BN lớn tuổi có hóa trị UT có hóa trị UT đường tiêu hóa có hóa trị Tuổi trung bình 56,9±11,3 54,3±14,8 58,8±12,6 57,6±9,99 Nhó m tuổi (%) <40 7,7 - - 4,1 40-60 48 - - 53,8 >60 44,3 - - 42,1
Khi so sánh các nghiên cứu trong và ngoài nước ghi nhận độ tuổi mắc ung thư đường tiêu hóa nói riêng và ung thư nói chung chủ yếu ở
nhóm tuổi trung niên. Vì vậy, những bệnh nhân ở độ tuổi trung niên và người cao tuổi mắc ung thư cần quan tâm đến tình trạng dinh dưỡng hơn do xuất hiện quá trình lão hóa, nhu cầu chuyển hóa bắt đầu chậm lại, suy giảm dần chức năng miễn dịch và phối hợp các bệnh mạn tính khác như đái tháo đường, tăng huyết áp, tăng lipid máu, tim mạch và mạch máu não.
Giới
Phần lớn đối tượng trong nghiên cứu của chúng tôi là nam giới chiếm 71,2%, nữ giới chiếm 28,8% thấp hơn nhiều so với nam giới. Kết quả nghiên cứu này phù hợp với nghiên cứu trong và ngoài nước, nam giới có tỷ lệ ung thư cao hơn so với nữ. Nghiên cứu của Cao Thị Huyền Trang năm 2018 với nam giới chiếm tỷ lệ 70,5% và nữ giới chiếm 29,5% [111] và theo Reza thì nam giới chiếm 68,5% [83]. Theo nghiên cứu của Globocan năm 2018, bệnh nhân mắc ung thư đường tiêu hóa cũng cho kết quả nam giới mắc ung thư cao hơn so với nữ [11]. Theo nghiên cứu chúng tôi ghi nhận được bệnh nhân ung thư đường tiêu hóa chủ yếu là ung thư đại trực tràng, thực quản và dạ dày. Những loại ung thư này thường gặp nhiều hơn ở nam giới vì vậy tỷ lệ bệnh nhân cao hơn ở nam giới là điều có thể giải thích được.
Trình độ học vấn và nghề nghiệp
Trình độ học vấn của đối tượng nghiên cứu của chúng tôi chủ yếu là dưới trung học phổ thông chiếm 68,2%, đứng thứ hai là bệnh nhân học đến trung học phổ thông chiếm 26,7%, còn bệnh nhân có trình độ học vấn sau đại học, đại học hoặc cao đẳng, trung cấp rất thấp chiếm tỷ lệ lần lượt là 3,4% và 1,7%. Sự phân bố về trình độ học vấn của chúng tôi có nét tương đồng so với nghiên cứu của Nguyễn Thị Thanh Hòa tỷ lệ trình độ học vấn
dưới trung học phổ thông là 61,7%. Tương tự với nghiên cứu của Dias thì bệnh nhân có trình độ học vấn dưới trung học là 77,6%. Kết quả này có thể do tuổi của bệnh nhân khá cao, khi Việt Nam mới được giải phóng, điều kiện học tập chưa tốt, phần lớn nam giới tham gia quân đội và nữ giới thì không được chú trọng học tập nên trình độ học vấn trung bình chỉ hoàn thành ở mức trung học cơ sở. Và với trình độ học vấn thấp, nghề nghiệp chủ yếu của bệnh nhân là nông dân (49,3%), tiếp theo lần lượt là bệnh nhân đã nghỉ hưu (23,3%), cán bộ viên chức (6,8%) [112],[113],[114]. Kết quả này phù hợp với cơ cấu dân số lao động của Việt Nam với đặc trưng là nước có nền kinh tế chủ yếu dựa vào nông nghiệp.
Nơi ở và tình trạng kinh tế
Theo kết quả nghiên cứu thì bệnh nhân đến từ vùng nông thôn chiếm 76,7% còn lại là ở thành phố, thị trấn, thị xã là 23,3%. Phù hợp với kết quả nghiên cứu chủ yếu là nam giới và bệnh nhân đa số ở vùng nông thôn, mà nông thôn thì người dân làm nông nghiệp là chủ yếu và trong đó nông nghiệp ở nước ta tương đối lạc hậu so với thế giới nên thu nhập từ nghề nông tương đối thấp, vì vậy có đến 18,8% bệnh nhân có tình trạng kinh tế khó khăn thuộc diện hộ nghèo.
4.1.2. Đặc điểm lâm sàng
Đường nuôi dưỡng
Toàn bộ bệnh nhân ung thư đường tiêu hóa đang truyền hóa chất trong nghiên cứu được nuôi dưỡng bằng đường tiêu hóa, trong đó chủ yếu ăn uống bằng đường miệng (86,6%), còn lại ăn qua sonde hoặc kết hợp cả hai đường ăn qua sonde và qua miệng (13,4%), so với nghiên cứu của Dương Thị Phượng bệnh nhân ăn uống qua miệng là 94,1% và ăn qua
sonde là 2,5% và tĩnh mạch là 3,4% [113] thì nghiên cứu của chúng tôi bệnh nhân ăn qua sonde nhiều hơn nhưng không có trường hợp nào nuôi ăn qua đường tĩnh mạch. Bên cạnh đó, nghiên cứu của chúng tôi ghi nhận được bệnh nhân ung thư thực quản có điều trị hóa chất gần một nửa bệnh nhân có nuôi ăn qua sonde dạ dày và chiếm nhiều nhất trong các trường hợp nuôi ăn qua sonde. Ta biết rằng, bệnh nhân ung thư thực quản ảnh hưởng rất lớn đến tình trang ăn uống do thực quản có chức năng vận chuyển thức ăn từ họng xuống dạ dày, các triệu chứng của ung thư thực quản như nuốt nghẹn, nuốt vướng, không nuốt được ảnh hưởng trực tiếp đến việc giảm lượng thức ăn đến dạ dày, lâu dần không cung cấp đủ chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể gây giảm cân, suy dinh dưỡng. Vì vậy, các trường hợp bệnh nhân được chẩn đoán ung thư thực quản, cần đánh giá tình trạng dinh dưỡng của bệnh nhân để can thiệp sớm như đặt sonde dạ dày nuôi ăn, hỗ trợ dinh dưỡng tĩnh mạch nhằm cung cấp đầy đủ năng lượng cho cơ thể hoạt động.
Đặc điểm bệnh tật
Bảng 4.2. So sánh đặc điểm loại ung thư Nghiên cứu
Loại ung thư
Phan Thị Bích Hạnh [8] (n=248) Attar [84] (n=313) Chúng tôi (n=292) Thực quản - 6% 26,4% Dạ dày - 11% 27,4% Dạ dày-thực quản 37,1% - - Đại -trực tràng 51,6% 58% 41,4% Gan, mật 10% Tụy 15%
Gan, mật, tụy 6,8% - 3,2%
Theo Hiệp hội Ung thư Hoa Kỳ, 25 trên 90% bệnh nhân bị ung thư đường tiêu hóa, đặc biệt là đại tràng và trực tràng chiếm tỷ lệ cao nhất [114]. Kết quả này tương tự với nghiên cứu trên bệnh nhân ung thư đường tiêu hóa của chúng tôi, tỷ lệ bệnh nhân ung thư đại trực tràng chiếm cao nhất. Tuy nhiên khi so với nghiên cứu của Attar đối với các ung thư dạ dày - thực quản trong nghiên cứu của chúng tôi và Phan Thị Bích Hạnh chiếm tỷ lệ cao hơn, trong khi tỷ lệ bệnh nhân ung thư tụy lại thấp hơn. Ung thư tụy có tỷ lệ mắc và tỷ lệ tử vong cao được báo cáo ở các nước phát triển và dân số cao tuổi, phù hợp với đặc điểm của Việt Nam là nước đang phát triển và dân số trẻ nên tỷ lệ thấp hơn, nhưng cũng có thể do diễn tiến của bệnh có triệu chứng không đặc hiệu nên bệnh nhân được chẩn đoán ung thư tụy thường đến trong giai đoạn muộn, các phương pháp điều trị đều không đáp ứng, chủ yếu là chăm sóc giảm nhẹ; còn lại những bệnh nhân được điều trị hóa chất chủ yếu là hóa trị tạm bợ nên ghi nhận được tỷ lệ bệnh nhân trong nghiên cứu thấp hơn so với nghiên cứu của Attar tại Pháp.
Nghiên cứu của chúng tôi bệnh tập trung chủ yếu là ở giai đoạn III là 46,6%, thấp nhất gặp ở giai đoạn I là 1,7%, khi so sánh với nghiên cứu của Dias thì bệnh cũng tập trung nhiều ở giai đoạn III (39,2%) và thấp nhất cũng ở giai đoạn I chiếm 1,4% [114]. Kết quả cho thấy rằng bệnh nhân ung thư đường tiêu hóa phát hiện ở giai đoạn sớm rất ít, bệnh nhân đến điều trị chủ yếu ở giai đoạn muộn. Ở các nước phát triển, việc tuyên truyền giáo dục sức khỏe được tiến hành rộng rãi nên bệnh nhân thường được khám và phát
hiện bệnh ở những giai đoạn sớm hơn. Ngược lại, ở các nước đang phát triển bao gồm cả Việt Nam vẫn còn nhiều bệnh nhân được phát hiện bệnh ở giai đoạn muộn. Vì vậy, cần tuyên truyền giáo dục nâng cao nhận thức, hình thành thói quen tầm soát bệnh để chẩn đoán, phát hiện ở giai đoạn sớm, nâng cao khả năng điều trị và chất lượng sống của bệnh nhân.
Bệnh nhân được điều trị chủ yếu bằng phương pháp phẫu thuật kết hợp với hóa trị (65,8%), chỉ điều trị bằng hóa chất thường gặp ở những bệnh nhân ở giai đoạn cuối khi các phương pháp khác điều trị hạn chế chiếm 12%. Nghiên cứu của Ahn tại Hàn Quốc thì bệnh nhân được điều trị chủ yếu bằng hóa trị kết hợp phẫu thuật (66,9%), chỉ điều trị bằng hóa chất chiếm 13,1%. Và thời gian phát hiện bệnh đến nay tương đối ngắn dưới 3 tháng (48,3%), cho thấy bệnh nhân quan tâm đến bệnh, tiến hành điều trị sớm và 15,4% bệnh nhân từ lúc phát hiện bệnh đến nay trên 6 tháng. Bên cạch đó, hầu hết bệnh nhân được phỏng vấn đang trong những chu kỳ đầu của hóa trị, gần 50% bệnh nhân hóa trị được ≤2 chu kỳ, trong khi đó nghiên cứu của Ali Dehkordi khác với nghiên cứu của chúng tôi, bệnh nhân hóa trị được 3-5 chu kỳ chiếm nhiều nhất (41,5%)[115],[116].
4.1.3. Chất lượng cuộc sống
Chất lượng cuộc sống của bệnh nhân ung thư đường tiêu hóa có hóa trị tương đối cao, điểm sức khỏe tổng quát có điểm trung bình tương đối thấp là 45,5±12,8, trong đó điểm chức năng về nhận thức cao nhất là 93,9±14,1 và về điểm trung bình triệu chứng cao nhất là mất ngủ 32,1±38,0, điểm tài chính là 29,6±34,7, còn lại các triệu chứng khác như chán ăn, buồn nôn, nôn,mệt mỏi, đau, khó thở, táo bón, tiêu chảy thường có điểm thấp.
Theo nghiên cứu của Nguyễn Thị Thu Hà tại một số bệnh viện Ung bướu của Việt Nam trên 376 người bệnh ghi nhận được kết quả điểm sức khỏe tổng quát đạt 58,6 điểm, chức năng thể chất 85,8 điểm, nhận thức là 78,6 điểm, chức năng hoạt động 71,7 điểm, cảm xúc 70,6 điểm và xã hội 67,1 điểm [117]. Khi so sánh với nghiên cứu của Đặng Thị Bích Ngọc tại khoa Ung bướu - Chăm sóc giảm nhẹ của bệnh viện ĐHYHN ghi nhận thấy rằng điểm sức khỏe tổng quát cao hơn nhiều so với nghiên cứu của chúng tôi là 72,2 điểm, điểm chức năng nhận thức đạt 95 điểm, chức năng xã hội là 84,7 điểm và trong khi điểm về khó khăn tài chính lại tương tương tự nghiên cứu của chúng tôi đạt 29,2 điểm, và điểm sức khỏe tổng quát của số một nghiên cứu khác như của Nguyễn Thị Thanh Phương đạt 53,5 điểm và Vũ Văn Vũ tại bệnh viện Ung bướu TP.HCM đạt 53,7 điểm[118],[119],[120]. Khi so sánh với nghiên cứu của Vergara chúng tôi thấy rằng có sự khác nhau về điểm số giữa các thang điểm sức khỏe tổng quát (68,73 ± 19,05) và vấn đề tài chính (73,20 ± 32,50) [121] và nghiên cứu của Uster ghi nhận thấy điểm trung bình sức khỏe tổng quát là 66,7 điểm cao hơn nghiên cứu của chúng tôi nhưng điểm cảm xúc và điểm nhận thức lại thấp hơn là 83,3 điểm [122]. Theo nghiên cứu trong nước và thế giới, những bệnh nhân ung thư thường có điểm chất lượng cuộc sống thấp hơn so với dân số nói chung. Ta biết rằng, chất lượng cuộc sống nói chung hay của bệnh nhân