Các nhân tố khách quan

Một phần của tài liệu 0669 huy động tiền gửi dân cư tại NH nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh huyện văn giang hưng yên II (Trang 36 - 37)

Môi trường kinh tế - xã hội

Khi nền kinh tế bị khủng hoảng, suy thoái, sản xuất kinh doanh trở nên khó khăn hơn, thu nhập của người dân bị giảm sút khiến nguồn tiết kiệm của người dân giảm xuống, HĐV từ dân cư tại ngân hàng sẽ giảm. Ngược lại, khi nền kinh tế phát triển sẽ thúc đẩy mọi hoạt động, sản xuất kinh doanh, giúp người dân gia tăng thu nhập, từ đó cũng làm tăng nguồn tiết kiệm của người dân, ngân hàng sẽ dễ dàng HĐV với khối lượng lớn hơn và tính ổn định cũng cao hơn, tạo nguồn vốn cho các HĐKD của ngân hàng, từ đó làm tăng vốn tự có của NH.

Cơ chế chính sách của Nhà Nước

Hoạt động của ngân hàng phụ thuộc rất lớn vào các quy định của Nhà nước và hoạt động huy động tiền gửi dân cư cũng không phải là ngoại lệ. Vì hoạt động ngân hàng chịu sự rủi ro rất lớn và tác động trực tiếp đến toàn bộ nền kinh tế nên hoạt động HĐV của ngân hàng phải tuân thủ nhiều quy định pháp luật như: như Luật doanh nghiệp, Luật NHNN, Luật các tổ chức tín dụng, .. .Theo quy định của NHNN, các NHTM phải đảm bảo hệ số an toàn vốn (CAR) tối thiểu là 9%,hay quy định về tỷ lệ vốn huy động được dùng để cấp tín dụng, mức DTBB đối với nguồn vốn huy động được.

Hoạt động HĐV từ dân cư cũng chịu sự tác động của CSTT: CSTT với mục đích tăng trưởng nền kinh tế sẽ giúp người dân gia tăng thu nhập, từ đó gia tăng các khoản tiền nhần rỗi gửi vào NH để gia tăng nguồn thu. CSTT cũng gián tiếp làm thay đổi mức lãi suất HĐV, từ đó ảnh hưởng đến lượng vốn huy động của các NHTM. Khi NHNN thay đổi tỷ lệ dự trữ bắt buộc sẽ gián tiếp nới lỏng hoặc thắt chặt khả năng “tạo tiền” của các NHTM, từ đó

ảnh hưởng đến lãi suất HĐV từ dân cư và ngược lại. Hoạt động cung ứng tiền ra lưu thông của NHNN với mong muốn giảm lạm phát dẫn đến các NHTM buộc phải HĐV từ dân cư, làm lãi suất HĐV dân cư tăng lên.

Thu nhập, tập quán và thói quen tiêu dùng của dân cư

Thu nhập của người dân quyết định đến khối lượng cũng như chất lượng của nguồn HĐV của các NHTM. Người dân có thu nhập cao thì khả năng họ để dành nguồn tiền tiết kiệm càng lớn, tiền gửi vào ngân hàng sẽ tăng lên và ngược lại.

Hoạt động của ngân hàng dựa trên sự tin tưởng giữa KH và ngân hàng. Do vậy, nếu ngân hàng không có được sự tin tưởng từ người dân thì ngân hàng không thể tồn tại và phát triển được.

Thói quen tiêu dùng của người dân ảnh hưởng rất lớn đến công tác HĐV của các ngân hàng.Nếu người dân có thói quen tiêu dùng hơn là tiết kiệm thì nguồn vốn nhàn rỗi trong dân cư sẽ thấp, từ đó làm hoạt động HĐV của ngân hàng sẽ gặp khó khăn hơn và ngược lại nếu người dân luôn có xu hướng tiết kiệm nhiều hơn là để chi tiêu thì nguồn vốn nhàn rỗi trong dân cư sẽ tăng, làm nguồn HĐV từ dân cư của NH cũng dễ huy động hơn.

Ngoài ra, tập quán cất trữ tiền mặt của người dân cũng ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động HĐV của ngân hàng. Ví dụ như nếu người dân có thói quen cất trữ tài sản dưới dạng vàng hay bất động sản thì nguồn tiền nhãn rỗi sẽ được sử dụng để mua vàng hay bất động sản, từ đó khiến nguồn tiền huy động của các ngân hàng sẽ hạn chế. Thói quen sử dụng tiền mặt để giao dịch cũng ảnh hưởng lớn đến khả năng tạo tiền của ngân hàng, từ đó ảnh hưởng đến mọi hoạt động của ngân hàng.

Một phần của tài liệu 0669 huy động tiền gửi dân cư tại NH nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh huyện văn giang hưng yên II (Trang 36 - 37)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(120 trang)
w